Chức năng của tài chính

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam (Trang 25 - 26)

NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG

12.1.1.2. Chức năng của tài chính

Tài chính có hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và giám đốc bằng đồng tiền: + Chức năng phân phối: là chức năng trọng yếu của tài chính

Đối tượng phân phối là giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân.

Mục đích phân phối là hình thành các quỹ tiền tệ và sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho quá trình tái sản xuất cá biệt và tái sản xuất xã hội.

Hình thức phân phối bao gồm phân phối lần đầu và phân phối lại.

Kết quả của phân phối lần đầu hình thành các quỹ tiền tệ như: quỹ bù đắp tư liệu sản xuất (khấu hao tài sản cố định, mua nguyên vật liệu), làm nghĩa vụ với nhà nước (thuế, bảo hiểm xã hội,…), thu nhập thuần tuý (tiền lương, lợi nhuận).

Phân phối lại: hình thức chủ yếu là thuế các loại, các khoản chi của ngân sách, các quỹ bảo hiểm,…nhằm phục vụ q trình tái sản xuất xã hội, thực hiện cơng bằng xã hội.

+ Chức năng giám đốc: giám đốc của tài chính kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền các hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ sở của chức năng giám đốc là sự thống nhất giữa sự vận động của các quỹ tiền tệ với quá trình hoạt động kinh tế - xã hội. Thông qua sự vận động của quỹ tiền tệ, người ta có thể biết được tình hình hoạt động đó để có giải pháp điều chỉnh.

Mục đích bảo đảm cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và đúng hướng, sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn lực của xã hội.

Phạm vi ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất.

Phân phối và giám đốc là các chức năng cơ bản của tài chính, là biểu hiện của hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, thơng qua đó các chủ thể vận dụng để sử dụng tài chính như cơng cụ quan trọng phục vụ mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w