Phân phối theo lao động (là nguyên tắc phân phối cơ bản CNXH).

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG XIII: LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT

13.2.3.1. Phân phối theo lao động (là nguyên tắc phân phối cơ bản CNXH).

* Phân phối theo lao động Là nguyên tắc phân phối thu nhập cho người lao động dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà mỗi người đã đóng góp cho xã hội.Thực chất của nguyên tắc phân phối theo lao động là phân phối theo hiệu quả mà lao động sống đã cống hiến.

* Nguyên tắc phân phối theo lao động yêu cầu:

+ Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì trả cơng ngang nhau, và lao động khác nhau thì trả cơng khác nhau.

+ Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể phải trả cơng khác nhau, hoặc lao động khác nhau có thể phải trả cơng bằng nhau. Ví dụ, cùng một trình độ lao động (là kỹ sư), nhưng người lao động trong điều kiện độc hại phải được trả công nhiều hơn (ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe nhiều hơn…)

* Phân phối theo lao động thực hiện theo nguyên tắc: Người lao động khơng được nhận tồn bộ những gì họ đã cống hiến cho xã hội, mà họ chỉ nhận được phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi đã khấu trừ đi các khoản cần thiết sau:

+ Khoản để bù đắp những tư liệu sản xuất đã hao phí; + Khoản để mở rộng sản xuất;

+ Khoản để lập quỹ dự trữ hoặc quỹ bảo hiểm, đề phòng những tai nạn, những biến cố do các hiện tượng tự nhiên gây ra…;

+ Khoản để bù đắp những chi phí quản lý chung (quản lý hành chính, an ninh quốc phong…);

+ Khoản để lập các quỹ phúc lợi chung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chung như trường học, bệnh viện, nhà trẻ, nhà dưỡng lão…

Phần còn lại sẽ được phân phối theo tỷ lệ với lao động của người lao động đã cống hiến. * Phân phối theo lao động là một yếu tố khách quan dưới chủ nghĩa xã hội, bởi vì:

+ Do các thành phần kinh tế nhà nước và tập thể dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, do đó là tất cả mọi người đều có quyền và nghĩa vụ lao động như nhau. Vậy phải lấy lao động làm căn cứ để phân phối.

+ Cịn có sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động, dẫn tới việc mỗi người có sự cống hiến khác nhau, do đó phải căn cứ vào lao động đã cống hiến cho xã hội của mỗi người để phân phối.

+ Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, chưa đến mức đủ để phân phối theo nhu cầu, do đó phải thực hiện phân phối theo lao động.

+ Lao động chưa trở thành một nhu cầu của cuộc sống, nó cịn là phương tiện để kiếm sống, là nghĩa vụ và quyền lợi. Hơn nữa vẫn còn những tư tưởng coi khinh lao động, ngại lao động chân tay, chây lười thích làm ít hưởng nhiều... Phải phân phối theo lao đơng để khuyến khích người chăm, người giỏi, giáo dục kẻ lười, kẻ xấu, gắn sự hưởng thụ của mỗi người với sự cống hiến của họ.

* Thực hiện đúng phân phối theo lao động sẽ có tác dụng:

+ Thúc đẩy mọi người nâng cao tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, xây dựng tinh thần và thái độ lao động đúng đắn, khắc phục những tàn dư tư tưởng cũ, củng cố kỷ luật lao động.

+ Thúc đẩy mọi người nâng cao trình độ nghề nghiệp, trình độ văn hóa, ổn định lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lao động xã hội.

+ Tác động mạnh đến đời sống vật chất và văn hóa của người lao động , vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động vừa tạo mọi điều kiện cho người lao động phát triển toàn diện.

* Phân phối theo lao động bên cạnh mặt tích cực cịn có những hạn chế:

Mỗi một người lao động thường có thể lực, trí lực, điều kiện và hồn cảnh gia đình khác nhau do vậy mà kết quả lao động khác nhau vậy nên phân phối theo lao động có thể chưa hồn tồn bình đẳng Đồng thời trong xã hội, ngồi những người đang có việc làm trên cơ sở lao động đã cống hiến, cịn có những người già u, tàn tật, trẻ em không thể và chưa thể tham gia lao động, nếu chỉ phân phối theo lao động thì rõ ràng họ sẽ khơng đựơc chăm sóc và ni dưỡng.

Chính vì vậy, bên cạnh hình thức phân phối theo lao động, cần bổ sung hình thức phân phối khác.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w