Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể và xã hộ

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam (Trang 37 - 38)

CHƯƠNG XIII: LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT

13.1.2.2. Mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế: cá nhân, tập thể và xã hộ

Giữa lợi ích kinh tế cá nhân, tâp thể và xã hội vừa thống nhất, vừa có mặt mâu thuẫn với nhau (đặc biệt trong thời kỳ quá độ).

* Mặt thống nhất biểu hiện ở chỗ: ba loại lợi ích kinh tế đó cùng đồng thời tồn tại trong một hệ thống kinh tế của xã hội, trong đó lợi ích kinh tế cá nhân là cơ sở để thực hiện lợi ích kinh tế tập thể và xã hội. Đồng thời, lợi ích kinh tế tập thể và xã hội tạo điều kiện thực hiện tốt hơn lợi ích kinh tế cá nhân. Dân giàu thì nước mới mạnh, mà ngược lại nước có mạnh thì dân mới càng giàu.

(Khi Nhà nước thu được đúng và đủ thuế, tức lợi ích kinh tế của Nhà nước, của xã hội được đảm bảo, từ đó Nhà nước mới có điều kiện đầu tư xây dựng những cơ sở hạ tầng kinh tế như đường xá, cầu cống, hệ thống thủy lợi… Điều đó sẽ tạo điều kiện để các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của từng cá nhân, đơn vị, cơ sở được nâng cao hơn, có nghĩa là lợi ích kinh tế của họ được thực hiện tốt hơn.)

* Mặt mâu thuẫn giữa 3 lợi ích kinh tế thể hiện ở sự tách biệt nhất định giữa chúng, do đó nếu dành quá nhiều cho lợi ích này thì bộ phận lợi ích khác sẽ bị vi phạm. Nhìn chung, mỗi chủ thể thường có xu hướng chỉ theo đuổi lợi ích kinh tế cá nhân, làm cho lợi ích kinh tế cá nhân

nhiều khi đi ngược lại với lợi ích kinh tế tập thể và xã hội. Đôi khi vấn đề cũng diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Ví dụ: trong trường hợp nhà nước quy định mức thuế quá cao.

Lưu ý: Để phát huy tối đa tính tích cực của người lao động khơng chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế của họ mà cịn phải phát huy vai trị của các lợi ích khác như lợi ích chính trị, lợi ích tinh thần. Người lao động giỏi, xuất sắc bên cạnh khen thưởng bằng vật chất cịn có thể được khen thưởng bằng tinh thần. Có như vậy, mới khai thác được thế mạnh khơng chỉ của lợi ích kinh tế, mà cả thế mạnh của các lợi ích khác, và thế mạnh tương hỗ giữa các lợi ích đó trong mỗi con người.

Tóm lại, lợi ích kinh tế, mà trước hết là lợi ích kinh tế cá nhân phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào cá hoạt động kinh tế xã hội, nó là động lực kinh tế mạnh mẽ nhất thúc đẩy các chủ thể tham gia tích cực vào các hoạt động đó. Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hóa chúng mà xem nhẹ vai trị của lợi ích tập thể, lợi ích xã hội: khơng thể qúa nhấn mạnh lợi ích vật chất mà coi nhẹ lợi ích chính trị, tư tưởng, vì các lợi ích đó cùng tồn tại trong một hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Mọi lợi ích kinh tế được thực hiện thơng qua quan hệ phân phối.

Một phần của tài liệu Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w