KHI GIẢI TỐN ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH
2.1.1 Quan niệm của thuyết hành
Sai lầm của học sinh là một hiện tượng tiêu cực, có hại cho việc lĩnh hội kiến thức và do đó cần tránh và nếu gặp thì cần khắc phục. Trong dạy học, có người cịn đề nghị khơng viết lời sai lên bảng vì sợ rằng điều này sẽ củng cố thêm sai lầm trong tiềm thức của học sinh.
Đối với nguyên nhân của sai lầm, thuyết hành vi lại có quan niệm
phân đơi:
Thứ nhất, sai lầm là do học sinh mơ hồ, không nắm vững kiến thức đã học, do thiếu hụt kiến thức, do vô ý, không cẩn trọng, ... Một cách cụ thể hơn, thuyết hành vi cho rằng học sinh sai lầm do không nắm vững các khái niệm, định lý, khơng nghiên cứu kỹ đầu bài, tính tốn nhầm lẫn, vẽ hình sai và khơng nắm vững kiến thức về logic toán, ...
Thứ hai, về sai lầm của học sinh cũng có thể là do giáo viên trình bày khơng chính xác, dạy q nhanh hay giải thích khơng rõ ràng, ...
Về biện pháp phòng tránh sai lầm của học sinh, thuyết hành vi đưa
ra phương pháp dạy học mà thường được gọi là “sư phạm từng bước nhỏ”. Theo đó, mục tiêu dạy học một kiến thức được phân nhỏ thành các mục tiêu bộ phận, các mục tiêu bộ phận đến lượt nó lại được phân thành các mục tiêu con, ... để làm sao cho học sinh có thể lĩnh hội kiến thức cần giảng dạy bằng con đường quy nạp, đi từ đơn giản đến phức tạp mà không phạm sai lầm nào. Với cách dạy học này, người giáo viên tìm mọi cách có thể để tránh sai lầm.
Cách thức sửa chữa sai lầm của học sinh, thuyết hành vi cho rằng,
nếu lỡ sai lầm xuất hiện thì cách giải quyết thông thường là dạy lại, ôn luyện lại hay cung cấp các kiến thức bổ trợ cho đến khi học sinh có được
lời giải đúng như mong đợi. Mặt khác, để khắc phục sai lầm của học sinh trong các suy luận, cần sớm đưa vào chương trình nội dung logic tốn và dạy thật kỹ nó.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng dù các biện pháp sửa chữa sai lầm nêu trên đã được thực hiện, thì sau một thời gian nào đó, người ta ghi nhận có khơng ít học sinh lại phạm phải sai lầm như cũ. Nói cách khác, sai lầm vẫn dai dẳng tồn tại ở học sinh. Đây là một trong các minh chứng cho thất bại của thuyết hành vi trong việc nghiên cứu những ứng xử phức tạp của con người.
Cụ thể hơn nữa là ở Pháp, sau nhiều thập niên nhấn mạnh đặc biệt trên vai trò của dạy học các yếu tố logic, các chương trình tốn trung học phổ thơng sau năm 1990 đều ghi rõ: “Cấm mọi trình bày về logic tốn”. Trong khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người Pháp rất quan tâm đến khó khăn và sai lầm của học sinh trong dạy học suy luận và chứng minh. Nhưng, thay vì gia tăng dạy học các yếu tố logic họ lại bỏ nó đi. Nói cách khác, thể chế dạy học Pháp đang cố gắng thoát khỏi những hạn chế của quan điểm sư phạm dựa trên thuyết hành vi ngay từ sự lựa chọn và tổ chức các nội dung toán học cần giảng dạy.