Quan niệm của thuyết kiến tạo

Một phần của tài liệu Luận văn 1 (Trang 88 - 90)

KHI GIẢI TỐN ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH

2.1.2 Quan niệm của thuyết kiến tạo

Sai lầm của học sinh không chỉ đơn giản do thiếu hiểu biết, mơ hồ hay ngẫu nhiên sinh ra mà là hậu quả của một kiến thức trước đây đã từng có ích và đem lại thành cơng, nhưng bây giờ tỏ ra sai hoặc đơn giản là khơng cịn thích hợp nữa.

Như vậy, sai lầm là sự thể hiện của một kiến thức (tự phát hay đã có từ trước) của học sinh, kiến thức mà cần phá hủy hay làm mất sự ổn định để thay thế nó bằng kiến thức thích ứng hơn.

Nguyên nhân của sai lầm, theo quan niệm của thuyết kiến tạo về sai

lầm, ta có thể đúc kết rằng nguyên nhân sai lầm của học sinh là do kiến thức và kinh nghiệm đã có của họ khơng cịn phù hợp với kiến thức mới (nghĩa là chưa thích nghi với sơ đồ kiến thức mới), nhưng họ đã khơng hoặc chưa đồng hóa và điều ứng kịp thời để tạo sự cần bằng mới.

Về biện pháp phòng tránh sai lầm của học sinh, thuyết kiến tạo

khơng có chủ ý phịng tránh sai lầm mà ngược lại có một cái nhìn tích cực về nó. Thuyết kiến tạo cho rằng sai lầm thật sự đóng một vai trị quan trọng và cần thiết cho học tập, nhất là khi nó là hậu quả của những chướng ngại hình thành từ kiến thức cũ. Do đó, vấn đề khơng phải là phịng tránh sai lầm, mà là chủ động tổ chức cho học sinh gặp sai lầm và sửa chữa nó. Như G. Bachelard nhấn mạnh: “cần phải tổ chức dạy học thông qua việc phá hủy một cách có hệ thống các sai lầm” (dẫn theo Lê Văn Tiến 2006).

Cách thức sửa chữa sai lầm của học sinh, trái ngược hoàn toàn với

thuyết hành vi, trước một sai lầm của học sinh, thuyết kiến tạo lại đặc biệt nhấn mạnh vào việc tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

- Những quy trình (hay dạng thức) hành động nào, những quan niệm nào được học sinh vận dụng đã góp phần tạo ra sai lầm này?

- Những giả thuyết nào có thể đặt ra về nguồn gốc của những quy trình hay quan niệm đó?

Trong khi thuyết hành vi sửa chữa sai lầm của học sinh bằng cách nhấn mạnh đến vai trò chủ đạo của giáo viên (dạy lại, tăng cường luyện tập củng cố, ...), thì thuyết kiến tạo chủ trương sửa chữa sai lầm bằng cách đặt học sinh vào những tình huống học tập mới gắn liền với sai lầm đó. Tình huống nhắm tới tạo ra ở học sinh những xung đột nhận thức, cho phép họ tự nhận ra không chỉ sai lầm mà chủ yếu là nhận ra rằng các quy trình hay quan niệm mà họ đã vận dụng sẽ dẫn tới những kết quả mâu thuẫn hay nghịch lý. Các tình huống cũng phải tạo thuận lợi cho họ tự phá hủy hay

điều chỉnh quy trình, quan niệm cũ của mình để xây dựng kiến thức mới thích ứng hơn.

Như vậy, thuyết kiến tạo đặc biệt nhấn mạnh trên vai trò chủ động của chủ thể (người học) trong việc sửa chữa sai lầm. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm nền tảng của thuyết kiến tạo: “Tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức (học sinh, sinh viên) chứ không phải được tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài” [28, tr 22], “Nhận thức là q trình thích nghi chủ động với mơi trường nhằm tạo nên các sơ đồ nhận thức của chính chủ thể chứ khơng khám phá một thế giới tồn tại độc lập bên ngoài chủ thể” [28, tr 23].

Như vậy, qua phân tích quan điểm của các lý thuyết học tập về vấn đề phát hiện và sửa chữa sai lầm của học sinh, chúng ta nhận thấy rằng mỗi quan điểm đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Về cơ sở lý luận cũng như trong thực tế, theo chúng tơi khơng có một phương pháp dạy học độc tôn trong giờ dạy nhất định. Mỗi lớp học dù được tổ chức theo tiêu chí, phương án nào và có tối ưu đến đâu thì q trình nhận thức, con đường lĩnh hội tri thức của từng cá nhân trong lớp đó vẫn có sự khác biệt, vẫn có những sai lầm nhất định. Do đó phải tổ chức, tiến hành các hoạt động dạy học khác nhau nhằm đạt được hiệu quả phát huy tính tích cực nhận thức, sự chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh là bài tốn mà luận văn cố gắng tìm lời giải (phương án thực hiện) hay nhất.

Chính vì thế, các biện pháp sư phạm được đề xuất sau đây nhằm hạn chế và sửa chữa sai lầm của học sinh khi giải toán đều dựa trên tư tưởng chủ đạo là kết hợp cân đối, hài hòa của các yếu tố, các thành phần của các phương pháp dạy học.

Một phần của tài liệu Luận văn 1 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w