Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kế toán giá trị hợp lý trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)

7 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

8. Kết cấu của luận văn

1.4. Kế toán theo giá trị hợp lý trong giao dịch hợp nhất kinh doanh trên cơ sở

1.4.1.2. Phân bổ giá phí hợp nhất kinh doanh

Việc ước tính giá phí chuyển giao trong hợp nhất kinh doanh được xác định theo giá trị hợp lý của nó, được tính bằng tổng của các giá trị tại ngày mua theo giá trị hợp lý của các tài sản chuyển giao bởi người mua, các khoản nợ phát sinh do công ty mua lại cho chủ sở hữu trước đây của bên bán và vốn chủ sở hữu lợi ích do cơng ty mua lại. [IFRS 3.37]. Nếu Giá phí chuyển giao sẽ được trả vào một ngày sau được ghi nhận theo giá trị hợp lý sẽ phải được chiết khấu về giá trị hiện tại của nó tại ngày mua nếu tác động của chiết khấu là trọng yếu.

Giá phí chuyển giao chỉ bao gồm số tiền mà bên mua trả bên bán (hoặc chủ sở hữu trước đây của nó) để có được sự kiểm sốt của doanh nghiệp. Các khoản khác phải trả được xác định và hạch toán cho phù hợp với các IFRS có liên quan. Ví dụ về các đối tượng được hạch tốn riêng từ sự hợp nhất kinh doanh có thể bao gồm: việc giải quyết một mối quan hệ tồn tại từ trước giữa bên mua và bên bán (có nghĩa

là ngồi hợp đồng mua bán, hoặc các vụ kiện), bồi thường cho cựu chủ sở hữu của bên bán cho các dịch vụ trong tương lai, hoặc hoàn trả của bên bán hoặc chủ sở hữu của mình để thanh tốn chi phí mua lại liên quan đến việc mua. [IFRS 3 paras 51- 52].

Điều chỉnh giá phí hợp nhất kinh doanh phụ thuộc vào các sự kiện tương lai hoặc các điều kiện tiềm tàng cũng cần được xem xét ghi nhận bằng giá trị hợp lý tại ngày mua. Bên mua sẽ ghi nhận riêng rẽ các tài sản, nợ phải trả có thể xác định được và nợ tiềm tàng này của bên bị mua vào ngày mua chỉ khi chúng thoả mãn các tiêu chuẩn sau tại ngày mua: [IFRS 3, 2008]

 Nếu là tài sản cố định hữu hình, thì phải chắc chắn đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho bên mua và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách đáng tin cậy.[IAS 16]

 Nếu là nợ phải trả có thể xác định được (khơng phải nợ tiềm tàng ), thì phải chắc chắn rằng doanh nghiệp phải chi trả từ các nguồn lực của mình để thanh tốn nghĩa vụ hiện tại và giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách đáng tin cậy. [IAS 37]

 Nếu là tài sản cố định vơ hình và nợ tiềm tàng thì giá trị hợp lý của nó có thể xác định được một cách đáng tin cậy. [IAS 38,33-37]

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kế toán giá trị hợp lý trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên thành phố hồ chí minh (Trang 27 - 28)