Đặc điểm hệ thống định giá trong kế tốn và các hình thức hợp nhất kinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kế toán giá trị hợp lý trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 42)

7 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

8. Kết cấu của luận văn

2.1. Đặc điểm hệ thống định giá trong kế tốn và các hình thức hợp nhất kinh

2.1.1. Đặc điểm nổi bật của hệ thống định giá trong kế tốn Việt Nam

Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nói về sự hình thành và phát triển của hệ thống định giá Việt Nam. Ở luận văn này tác giả sẽ khái quát những nét nổi bật đáng chú ý của hệ thống định giá Việt Nam nhằm khẳng định vấn đề định giá trong kế toán Việt Nam đang cải thiện không ngừng để phù hợp với mục tiêu hội nhập kế toán quốc tế. Và chỉ ra những điểm còn khác biệt so với định giá Quốc Tế.

Giai đoạn trước 1986:

Nền kinh tế lúc này đang còn theo cơ chế tập trung bao cấp nên hệ thống kế tốn mang đặc điểm rõ ràng chính xác. Loại giá được sử dụng lúc này được gọi là giá thức tế.. Thực ra bản chất của nó chính là giá gốc.

Giai đoạn 1986 – 1995:

Nền kinh tế chuyển sang cơ chế mới về quản lý kinh tế, Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh mà chỉ kiểm sốt bằng luật pháp. Bộ tài chính đã ban hành hệ thống tài khoản, chế độ báo cáo kế tốn, sổ sách, chứng từ kế tốn thơng qua các quyết định như: Quyết định số 212-TC/CĐKT ngày 15/12/1989, 224- TC/CĐKT ngày 18/04/1990, 598-TC/CĐKT ngày 8/12/1990. Trong giai đoạn này, giá gốc đã trở thành gần như loại giá chủ yếu được sử dụng trong kế toán Việt Nam, ngoại trừ các trường hợp đánh giá lại tài sản theo quyết định của Nhà nước.

Với sự phát triển nền kinh tế kế toán Việt Nam lại được cải cách và lần này đã có xu hướng tiếp cận với kế tốn thế giới thơng qua quyết định 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài Chính và việc giá trị thuần có thể thực hiện được đã được sử dụng để lập dự phịng giảm giá hàng tồn kho, chứng khốn, phải thu khó địi, thể hiện qua thơng tư 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001.

Tuy nhiên giá đoạn này chỉ là sơ khai của việc tiếp cận với kế tốn thế giới nói chung và định giá nói riêng. Vẫn cịn nhiều vấn đề chưa được đề cập tới : tài sản cố định vơ hình, tài sản cố định th tài chính, đầu tư tài chính, chênh lệch tỉ giá …

Giai đoạn 2001 đến 2013:

Đây là giai đoạn phát triển có nhiều thay đổi trong hệ thống kế tốn, thể hiện qua việc đã ban hành các chuẩn mực kế toán (bắt đầu từ năm 2001) và Luật kế toán (năm 2003). Vấn đề về định giá, những nội dung cơ bản được quy định bao gồm4:

 Giá gốc được coi là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam.

Theo Luật kế toán năm 2003: “Giá trị tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng…”

Chuẩn mực chung - được coi như khuôn mẫu xây dựng và hồn thiện chuẩn mực, chế độ kế tốn Việt Nam – đã coi giá gốc là một trong bảy nguyên tắc cơ bản và yêu cầu “ Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”

 Một số loại giá khác được thừa nhận chính thức

4 Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh nghiệp

Bên cạnh giá gốc, trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam rải rác đưa ra quy định về một số loại giá khác: giá trị thuần có thể thực hiện, hiện giá, giá trị hợp lý.

Chuẩn mực kế tốn số 21 – Trình bày báo cáo tài chính- giải thích: “ ngồi các chính sách kế tốn cụ thể được sử dụng trong báo cáo tài chính, điều quan trọng là người sử dụng phải nhận thức được cơ sở đánh giá được sử dụng (như nguyên giá, giá hiện hành, giá trị thuần có thể thực hiện, giá trị hợp lý hoặc giá trị hiện tại) …

 Chế độ kế toán doanh nghiệp ra đời ( Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 ) và chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ( Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 )

Giai đoạn hiện nay (2014):5

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ dự thảo dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, với nhiều điểm đổi mới mang tính đột phá, hướng đến mục tiêu tiệm cận chuẩn mực kế tốn quốc tế - minh bạch thơng tin, chấp nhận và thừa nhận các chuẩn mực kế toán quốc tế, cũng như chứng chỉ hành nghề kế toán và kiểm toán của các nước trong khu vực và thế giới…

Giải trình của Bộ Tài chính đã chỉ ra những đổi mới căn bản trong dự thảo Luật Kế tốn sửa đổi, bổ sung, trong đó có quy định hạch tốn theo giá trị hợp lý, dự thảo Luật quy định cho phép áp dụng hạch toán theo giá trị hợp lý đối với một số loại tài sản có thể xác định được giá trị hợp lý, nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo và để đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.

Qua đó, khắc phục hạn chế của Luật Kế toán hiện hành là quy định hạch toán theo giá gốc, điều này khơng phản ánh được tình hình biến động tài sản và nợ phải trả tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Theo chuẩn mực kế tốn quốc tế và thơng lệ phổ biến trên toàn thế giới việc hạch toán được thực hiện theo giá trị hợp lý (giá thị trường tại thời điểm đánh giá).

Đây cũng là mốc quan trọng đánh dấu việc vận dụng giá trị hợp lý ngày càng phổ biến trong kế toán Việt Nam.

2.1.2. Đặc điểm các hình thức thực hiện hợp nhất kinh doanh ở Việt Nam

Hợp nhất kinh doanh có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, theo hướng dẫn tại Thơng tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/3/2006 có các trường hợp xảy ra như sau:

- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến việc mua tài sản thuần, bao gồm cả lợi thế thương mại (nếu có) của một doanh nghiệp khác mà không phải là việc mua cổ phần ở doanh nghiệp đó. Hợp nhất kinh doanh theo hình thức này khơng dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con. Cụ thể bao gồm:

Trường hợp 1: Mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác và chỉ còn doanh nghiệp bên mua tồn tại.

Trường hợp 2: Mua tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác sau đó hai doanh nghiệp kết hợp thành một doanh nghiệp mới.

Trường hợp 3: Mua một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác để cùng hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.

Trường hợp 4: Gánh chịu các khoản nợ của một doanh nghiệp khác

Hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con sau khi hợp nhất kinh doanh, bên mua sẽ lập báo cáo tài chính tại ngày mua. Theo đó ghi nhận tài sản đã mua, nợ phải trả có thể xác định được, các khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu theo giá trị hợp lý trên báo cáo tài chính riêng của mình.

- Hợp nhất kinh doanh có thể sẽ dẫn đến quan hệ cơng ty mẹ – cơng ty con, trong đó bên mua sẽ là công ty mẹ mua cổ phần của bên bị mua – công ty con. Cổ phần nắm giữ này có quyền biểu quyết từ hơn 50% đến 100%. Trường hợp này, bên mua sẽ áp dụng VAS 11 để lập báo cáo tài chính hợp nhất, đồng thời sẽ trình bày phần sở hữu trong cơng ty con trên báo cáo tài chính riêng của mình như là khoản đầu tư vào công ty con theo quy định tại VAS 25.

- Hợp nhất kinh doanh liên quan đến hai hoặc nhiều doanh nghiệp tương hỗ và các hợp đồng đơn lẻ không nằm trong của phạm vi chuẩn mực hợp nhất kinh doanh. Hợp nhất kinh doanh đạt được qua nhiều giai đoạn trước khi được coi là hợp nhất kinh doanh, có thể được coi là khoản đầu tư vào công ty liên kết và được hạch toán theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 07 "Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết" hoặc được coi là khoản đầu tư khác và được hạch toán kế toán theo phương pháp giá gốc.

Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu sâu vào trường hợp hợp nhất kinh doanh hình thành nên cơng ty mẹ - công ty con theo chuẩn mực VAS 11 và các chuẩn mực có liên quan.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH kế toán giá trị hợp lý trong giao dịch hợp nhất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)