Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 , luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 92)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV CHI NHÁNH SGD2

3.5. Các giải pháp hỗ trợ

3.5.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm sốt là hoạt động vơ cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh cơ chế thị trường, một mặt nó giúp sửa chữa các sai sót kịp thời, mặt khác nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ cơng nhân viên. Vì thế, phải coi trọng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt nhằm phát hiện ngăn ngừa kịp thời những sai sót trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, thể lệ chế độ, từ đó đưa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đi vào đúng luật, nề nếp.

Phải tăng cường số cuộc kiểm tra trong năm, nội dung kiểm tra phải toàn diện từ quyết toán niên độ năm, kiểm tra hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng, kiểm tra xử lý rủi ro, kiểm tra nợ quá hạn, đảm bảo an tồn kho quỹ, kiểm tra cơng tác kế tốn, thu chi tài chính.... Phải xây dựng và thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch kiểm tra theo định kỳ và đột xuất đối với hoạt động huy động vốn. Đồng thời phải kiên quyết chỉ đạo phúc tra, chỉnh sửa lại các sai sót ngay sau khi kiểm tra. Tổ chức tốt công tác tiếp dân và giải quyết kịp thời, tại chỗ mọi đơn thư khiếu nại của công dân, không để đơn thư vượt cấp. Đồng thời tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra, đặc biệt là vấn đề chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kinh nghiệm và ý thức trách nhiệm trong công tác kiểm tra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Qua thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh SGD2, tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện huy động vốn như phát triển hình thức huy động vốn, cơ cấu lại nguồn vốn, các chính sách về lãi suất, chính sách marketing, chính sách đầu tư cơng nghệ ngân hàng... Đồng thời cịn có một số chính sách hỗ trợ như: đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ ngân hàng, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng, tăng cường cơng tác kiểm tra kiểm sốt…

Các chính sách đưa ra cần phải thực hiện đồng bộ ngay từ thời điểm này để Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh SGD2 xác lập cho mình một vị thế nhất định trong tương lai.

Bên cạnh các giải pháp, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 để góp phần làm cho việc huy động vốn được thực hiện một cách hiệu quả, đạt được những mục tiêu đề ra.

KẾT LUẬN

NHTM là kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế. NHTM là cầu nối giữa người có nhu cầu sử dụng vốn và người có vốn tạm thời nhàn rỗi. Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ quan trọng của NHTM, nó quyết định quy mô và cơ cấu tài sản sinh lời của Ngân hàng. Vì vậy, Ngân hàng phải ln coi trọng công tác huy động vốn.

Việt Nam đă chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào tháng 11/2008. Như vậy, Việt Nam sẽ dần hội nhập đầy đủ vào thị trường thương mại thế giới và chịu sự tác động của các nền kinh tế khác, đặc biệt là các nền kinh tế của các nước công nghiệp phát triển với những thuận lợi và thách thức khơng nhỏ. Khi cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với các thành viên WTO được thực hiện thì các tập đồn Ngân hàng – tài chính quốc tế sẽ vào Việt Nam ngày một nhiều và lợi thế hiện nay của các định chế tài chính trong nước sẽ bị giảm. Việc tăng cường huy động vốn sẽ giúp các NHTM nói chung, BIDV CN SGD2 nói riêng có được nguồn vốn dồi dào cho hoạt động của mình, từ đó có thể đứng vững trong cạnh tranh.

Thực hiện đề tài “Hoàn thiện huy động vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở Giao Dịch 2”, tác giả dựa vào lý luận cơ bản về huy động vốn của các NHTM để áp dụng vào phân tích thực trạng huy động vốn tại BIDV CN SGD2 từ năm 2007 đến năm 2011, đánh giá hiệu quả huy động vốn của BIDV CN SGD2 thông qua các chỉ tiêu như: quy mô nguồn vốn huy động, cơ cấu nguồn vốn huy động chi phí huy động vốn.., các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

Một số hạn chế của luận văn: phạm vi nội dung nghiên cứu được giới hạn trong hoạt động huy động vốn tại một chi nhánh của một ngân hàng, nên chưa có đủ điều kiện để tổng quát khả năng cạnh tranh trong hoạt động huy động vốn của NHTM Việt Nam so với NHTM nước ngồi.

Tóm lại, qua phân tích thực trạng huy động vốn tại BIDV CN SGD2 tác giả đưa ra các giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện huy động vốn nhằm đạt được hiệu quả trong kinh doanh của BIDV CN SGD2 trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.TPHCM

[2] PGS.TS Trần Huy Hoàng (2008), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Lao động-xã hội.TPHCM

[3] GS.TS Dương Thị Bình Minh (2001), Giáo trình Lý thuyết tài chính-tiền tệ, Nhà xuất bản Giáo dục. TP.HCM

[4] PGS.TS Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính Doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê.TPHCM

[5] GS.TS Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân-Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê.TPHCM

[6] Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Sở Giao Dịch 2 (2007,2008,2009,2010,2011), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm

2007, 2008,2009,2010,2011.TPHCM

[7] Thủ tướng chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP-kiềm hãm lạm

phát.TPHCM Các website [8] http://www.sbv.gov.vn [9] http://www.bidv.com.vn [10] http://www.vneconomy.vn [11] http://www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện huy động vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 , luận văn thạc sĩ (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)