Kết quả CCFOT công ty Unilever Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH quốc tế unilever việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 57)

Đơn vị tính: % Ngành hàng 2009 2010 2011 2012 Bột giặt 90,2 93,4 93,2 95,9 Nước xã vải 89,0 84,1 91,1 95,5 Chăm sóc gia đình 90,9 89,0 92,3 95,7 Làm sạch da 83,5 83,9 87,1 90,9 Chăm sóc tóc 89,7 88,5 87,9 92,2

Chăm sóc răng miệng 94,4 91,4 93,4 96,6 Khử mùi cơ thể 93,4 89,6 85,3 87,4 Chăm sóc cá nhân 89,7 85,7 89,3 92,3 Hạt nêm 94,3 87,1 93,7 92,4 Trà 92,3 91,5 90,7 94,2 Kem 98,0 91,8 96,3 93,3 Ngành hàng thực phẩm 94,3 91,0 93,4 93,0 Tồn cơng ty 90,7 88,4 92,0 95,4

(Nguồn: Phòng kế hoạch Unilever Việt Nam)

Từ năm 2009 đến hết năm 2012, CCFOT của tồn cơng ty được cải thiện đáng kể, tăng 4,7%. Đây là kết quả của các dự án cải thiện CCFOT của công ty diễn ra trong năm 2011 và 2012. Tuy nhiên, trong năm 2012 ngành hàng thực phẩm có CCFOT thấp hơn mức trung bình của tồn cơng ty, đồng thời CCFOT của ngành hàng thực phẩm năm 2012 giảm so với năm 2011 0,4% trong khi các ngành hàng khác đều có sự cải thiện đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy tình hình dịch vụ khách hàng của ngành hàng thực phẩm đang có chiều hướng xấu đi, điều này càng được thể hiện rõ hơn khi di sâu vào việc phân tích nguyên nhân rớt CCFOT.

Unilever Việt Nam đưa ra bảng phân tích nguyên nhân tổn thất CCFOT tập trung vào 5 nguyên nhân chính là:

Rớt CCFOT do hết hạn mức tín dụng của các nhà phân phối và các khách hàng. (Các khách hàng của cơng ty thường có thời hạn thanh tốn là khoản 1 tuần sau khi nhận hàng, mỗi khách hàng có một hạn mức tín dụng nhất định, khi vượt hạn mức đó thì cơng ty khơng giao hàng nữa và dẫn đến rớt đơn đặt hàng)

Rớt CCFOT do các lỗi liên quan đến quản lý đơn đặt hàng như: bộ phận quản lý đơn đặt hàng gõ nhầm số lượng, nhầm mã hàng, hay khách hàng đặt nhầm số lượng và mã hàng…

Rớt CCFOT do bộ phận quản lý kho và vận tải. Rớt CCFOT do các lý do bất khả kháng.

Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân chiếm tỷ trọng nhiều nhất là thiếu hàng, thường chiếm hơn 50% tổng nguyên nhân và việc thiếu hàng này xảy ra vì nhu cầu tăng đột biến và lượng tồn kho an tồn khơng đáp ứng được nhu cầu tăng cao.

Cụ thể, trong năm 2012 thì việc rớt CCFOT do thiếu hàng của tồn cơng ty chiếm khoản 65,9% tổng nguyên nhân, riêng ngành hàng thực phẩm thì nguyên nhân thiếu hàng lại chiếm đến 75,3%, cao hơn mức trung bình của cơng ty 9,4% và cao nhất trong các ngành hàng (nguồn: phòng kế hoạch Unilever Việt Nam). Điều này cho thấy việc xác định tồn kho an toàn của ngành hàng thực phẩm vẫn còn kém hiệu quả, mức tồn kho an tồn khơng thể đáp ứng được nhu cầu tăng đột biến. Do đó, việc xác định lại mức tồn kho an toàn là hết sức cần thiết đối với ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam.

Ngồi ra CCFOT cịn được đo trên từng loại hàng khác nhau và kết quả cho thấy mức CCFOT không đồng nhất giữa các mặt hàng, có nhiều mặt hàng có mức CCFOT cao đặc biệt là các loại hàng sản xuất trong nước, trong khi đó các loại hàng nhập khẩu thường có CCFOT thấp hơn. Nguyên nhân là thời gian cung ứng của hàng sản xuất trong nước thường ngắn hơn so với hàng nhập khẩu, thời gian cung ứng hàng sản xuất trong nước trung bình là 2 tuần, trong khi các loại hàng nhập khẩu có thời gian cung ứng từ 9 đến 13 tuần. Thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3: Thời gian cung ứng và mức dịch vụ khách hàng CCFOT năm 2012 của ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam

STT Mã hàng Thời gian cung ứng (tuần) Nguồn cung cấp 2012 (%) CCFOT STT Mã hàng Thời gian cung ứng (tuần) Nguồn cung cấp CCFOT 2012 (%) 1 64021199 13,0 Inđô 92,6 24 64003618 10,0 Thailand 92,0 2 64021197 13,0 Inđô 92,9 25 64021195 10,0 Thailand 94,5 3 64004109 13,0 Inđô 92,1 26 64021188 10,0 Thailand 93,6 4 64021192 12,0 Malaysia 93,7 27 64021194 10,0 Thailand 94,4 5 20286485 12,0 Malaysia 93,8 28 64022629 11,0 Trung Quốc 96,1 6 20089792 12,0 Malaysia 94,8 29 21046826 2,0 Trong nước 93,1 7 20304606 12,0 Malaysia 92,9 30 21046822 2,0 Trong nước 93,0 8 20303742 12,0 Malaysia 94,5 31 21046824 2,0 Trong nước 95,9 9 21004375 12,0 Malaysia 94,6 32 64024996 2,0 Trong nước 95,3 10 64021190 12,0 Malaysia 92,8 33 20246545 2,0 Trong nước 96,7 11 20304595 12,0 Malaysia 93,4 34 21046827 2,0 Trong nước 95,0 12 20303913 12,0 Malaysia 92,0 35 21046820 2,0 Trong nước 95,2 13 64028958 9,0 Philipines 93,9 36 64004074 2,0 Trong nước 96,7 14 64028957 9,0 Philipines 92,5 37 64024997 2,0 Trong nước 96,4 15 20217318 10,0 Thailand 92,6 38 21006078 2,0 Trong nước 95,6 16 64021218 10,0 Thailand 93,1 39 64028954 2,0 Trong nước 95,6 17 20217321 10,0 Thailand 93,0 40 21006084 2,0 Trong nước 96,8 18 21010275 10,0 Thailand 92,0 41 64028874 2,0 Trong nước 96,8 19 20110173 10,0 Thailand 93,9 42 21006081 2,0 Trong nước 95,1 20 21014102 10,0 Thailand 93,1 43 21006075 2,0 Trong nước 96,3 21 21014101 10,0 Thailand 92,6 44 21006087 2,0 Trong nước 95,8 22 21014100 10,0 Thailand 93,2 45 20240650 2,0 Trong nước 96,3 23 64031121 10,0 Thailand 92,7

(Nguồn: Phịng kế hoạch Unilever Việt Nam)

2.2.5.3. Lãng phí trong quản trị tồn kho

Lãng phí trong doanh nghiệp là vấn đề rất đáng được quan tâm và cần phải giảm thiểu. Lãng phí xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau và một phần lớn trong số đó xuất hiện trong hoạt động quản trị tồn kho.

Unilever sử dụng tổng giá trị hủy hàng để đánh giá mức lãng phí của các ngành hàng trong việc quản lý tồn kho. Giá trị này được gọi là SLOB (Slow moving and obsolete). SLOB bao gồm các loại thành phẩm, ngun vật liệu và bao bì khơng cịn sử dụng được nữa và cần được đem đi tiêu hủy. Các nguyên nhân dẫn đến việc khơng cịn sử dụng được nữa của thành phẩm thường là:

Hàng bị hết 50% hạn sử dụng Hàng bị hư hỏng trong kho

Hàng hết vòng đời sản phẩm nhưng vẫn còn tồn kho cần phải tiêu hủy (thường xuất hiện khi công ty tung ra sản phẩm thay thế, lúc này sản phẩm cũ khơng cịn bán được nữa)

Trong các ngun nhân nói trên thì ngun nhân hết hạn sử dụng và hàng hết vịng đời sản phẩm chiếm hơn 90% SLOB của cơng ty, 2 nguyên nhân này liên quan trực tiếp đến việc quản trị tồn kho vì khi lượng tồn kho cao dẫn đến hết hạn sử dụng hoặc hàng bị tồn đọng lại nhiều sau khi tung ra sản phẩm thay thế. Đối với ngành hàng thực phẩm, nguyên nhân chính đến từ hàng bị hết hạn sử dụng. Các loại sản phẩm của ngành hàng thực phẩm thường có hạn sử dụng ngắn hơn các ngành hàng khác rất nhiều, ví dụ các loại xốt mayonnaise nhập khẩu từ Malaysia chỉ có hạn sử dụng 9 tháng, các loại hạt nêm sản xuất trong nước chỉ có hạn sử dụng 12 tháng, trong khi đó, hạn sử dụng trung bình của các ngành hàng bột giặt, dầu gội và nước xả vải là 3 năm.

SLOB được so sánh với tổng doanh thu của từng ngành hàng để đánh giá hiệu quả quản lý lãng phí của ngành hàng đó. Qua số liệu năm 2012 ta thấy ngành hàng thực phẩm là ngành hàng có tỷ lệ SLOB trên doanh thu là 0,65% cao nhất công ty, trong khi đó tồn cơng ty chỉ ở mức 0,26%.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH quốc tế unilever việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 57)