Doanh thu công ty Unilever Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH quốc tế unilever việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36)

Ngoài các hoạt động kinh doanh, cơng ty Unilever cũng tích cực đóng góp vào các hoạt động của xã hội với cam kết hỗ trợ hơn 70 tỷ đồng mỗi năm để thực hiện những chương trình phát triển xã hội, cộng đồng. Thông qua quỹ Unilever Việt Nam công ty Unilever Việt Nam đã giúp cải thiện cuộc sống của hàng triệu gia đình Việt Nam, đặc biệt những người có hồn cảnh khó khăn ở những vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy, Unilever Việt Nam ln được đánh giá cao trong hoạt động kết nối với cộng đồng. 318.0 418.0 505 612 738 0.0 100.0 200.0 300.0 400.0 500.0 600.0 700.0 800.0 2008 2009 2010 2011 2012

2.1.2. Giới thiệu khái quát về ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam Unilever Việt Nam

Ngành hàng thực phẩm là một trong 3 ngành hàng chính của Unilever Việt Nam và là ngành hàng trẻ tuổi nhất của công ty. Trong những năm vừa qua ngành hàng thực phẩm có mức tăng trưởng khá tôt, vào khoản 16% năm.

Ngành hàng thực phẩm hiện bao gồm nhiều nhãn hiệu thực phẩm được yêu thích trên tồn thế giới như Knorr, Hellmann’s, Lipton, Wall’s…

Doanh số ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam từ năm 2008 đến 2012 có mức tăng trưởng trung bình là 16% từ 34,3 triệu Euro lên 50,9 triệu Euro, riêng năm 2012 ngành hàng có mức tăng trưởng âm 3% do sản phẩm mới của Lipton tung ra không thành công và sản lượng bán trong dịp Tết 2012 suy giảm mạnh. Tuy nhiên, ngành hàng thực phẩm là một trong ba ngành hàng chính yếu của cơng ty, mặc dù có mức tăng trưởng khơng cao bằng các ngành cịn lại do cịn non trẻ nhưng ln được đánh giá là ngành có tiềm năng phát triển to lớn tại Việt Nam.

(Nguồn: Phòng kinh doanh Unilever Việt Nam)

Hình 2.2: Doanh thu ngành hàng thực phẩm (Triệu Euro) 2.1.2.1. Các nhãn hiệu của ngành hàng thực phẩm

Tại Việt Nam, ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam hiện đang có bốn nhãn hiệu chính là Knorr, Lipton, Hellmann’s và Wall’s.

34.3 39.4 45.3 52.7 50.9 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 2008 2009 2010 2011 2012

Knorr là nhãn hiệu số 1 của ngành hàng thực phẩm Unilever Việt. Câu chuyện về sự ra đời của Knorr bắt đầu từ năm 1838 khi Carl Heinrich Knorr tiên phong trong việc thử nghiệm sấy khô gia vị và rau củ với mục đích giữ nguyên hương vị và giá trị dinh dưỡng của chúng. Ngày nay, Knorr đã phát triển và trở thành một thương hiệu quốc tế được nhiều người ưa thích, với một loạt các dịng sản phẩm về gia vị, nước sốt và súp. Các sản phẩm của Knorr đang giúp hàng triệu đầu bếp và những người trong ngành dịch vụ thực phẩm phục vụ các bữa ăn ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

Lipton là một trong những nhãn hiệu đồ uống giải khát lớn nhất thế giới và đã làm nên một cú hích lớn trên thị trường nước giải khát toàn cầu. Nhãn hiệu này bao gồm một loạt các đồ uống làm từ trà như trà lá, trà hãm, trà uống liền và các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác. Bên cạnh việc khuyến khích người tiêu dùng uống và sống lành mạnh hơn, Lipton cịn là nhãn hiệu thân thiện với mơi trường.

Kem Wall’s là loại kem nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên đã có thời gian khơng thành cơng tại Việt Nam trong khoản năm 2005 và rời bỏ thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đến năm 2008, kem Wall’s đã trở lại Việt Nam với sự đầu từ mạnh mẽ hơn, có mức tăng trưởng trung bình 10% và đạt doanh số 5,4 triệu Euro vào năm 2012.

Hellmann’s thuộc nhóm hàng kinh doanh đồ chấm lớn nhất thế giới. Hellmann’s cũng là thương hiệu mayonnaise số 1 thế giới. Hellmann’s ra đời gần 100 năm trước khi Richard Hellmann, một người Đức mới chuyển tới Mỹ lúc đó, bắt đầu bán mayonnaise được làm từ cơng thức của riêng vợ ông. Ngày nay, các sản phẩm thuộc Hellmann’s cịn vượt ra ngồi sản phẩm mayonnaise, từ sốt cà chua và mù tạt, cho đến sốt trộn salát. Các sản phẩm của Hellmann’s rất tiện lợi và dễ sử dụng, và được làm từ những nguyên liệu tốt cho sức khỏe với mong muốn mang đến người tiêu dùng những món ăn ngon miệng nhất.

2.1.2.2. Chuỗi cung ứng của ngành hàng thực phẩm Mạng lưới cung ứng: Mạng lưới cung ứng:

Các sản phẩm của ngành hàng thực phẩm bao gồm các loại được sản xuất trong nước tại nhà máy Củ Chi và các sản phẩm được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài là Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia và Trung Quốc (hình 2.3). Trong đó các sản phẩm sản xuất tại Củ Chi chiếm 2/3 tổng doanh thu của ngành hàng. (Nguồn: phòng kế hoạch Unilever Việt Nam).

(Nguồn: Phịng kế hoạch Unilever Việt Nam)

Hình 2.3: Mạng lưới cung ứng ngành hàng thực phẩm của công ty Unilever Việt Nam

Hệ thống phân phối

Hiện tại, ngành hàng thực phẩm có hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, với ba trung tâm phân phối lớn là trung tâm VSIP nằm tại Bình Dương phụ trách tồn bộ khu vực miền Nam và một phần miền Trung, trung tâm phân phối Đà Nẵng phụ trách phần lớn khu vực miền Trung và trung tâm phân phối Bắc Ninh phụ trách tồn bộ khu vực miền Bắc (hình 2.4). Trong đó trung tâm VSIP có quy mơ lớn nhất và giữ vai trị là kho mẹ, có nhiệm vụ giữ tồn kho và phân phối cho hai trung tâm còn lại khi cần thiết. Đồng thời các sản phẩm nhập khẩu của ngành hàng thực phẩm ban đầu đều được nhập về trung tâm VSIP để xử lý về bao bì, dán nhãn phụ… trước khi đưa ra thị trường hoặc giao cho hai trung tâm còn lại.

(Nguồn: Phòng kế hoạch Unilever Việt Nam)

Hình 2.4: Mạng lưới phân phối trong nước ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam

Kênh bán hàng

Ngành hàng thực phẩm có hai kênh bán hàng chính là kênh bán hàng truyền thống chuyên bán cho các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê và các cửa hàng tạp hóa nhỏ thông qua các đại lý phân phối độc quyền và kênh bán hàng hiện đại là qua hệ thống các siêu thị như Metro, Lotte Mart, và Saigon Coop... Trong đó kênh bán hàng thơng qua các đại lý độc quyền hay cịn gọi là các nhà phân phối chiếm tỷ trọng khoản 70% doanh số của toàn ngành hàng. Tuy nhiên, với xu thế hiện nay thì kênh siêu thị ngày càng trở nên quan trọng khi người dân bắt đầu quen với việc mua hàng tiêu dùng từ siêu thị hơn, nhất là khi siêu thị có khơng gian sạch sẽ, thoải mái, có nhiều mặt hàng để lựa chọn, giá cả rõ ràng. Tổng kho miền Nam (Bình Dương) Nhà phân phối miền Nam Siêu thị miền Nam

Trung tâm phân phối miền Bắc

(Bắc Ninh)

Nhà phân phối miền Bắc

Siêu thị miền Bắc

Trung tâm phân phối miền Trung

(Đà Nẵng)

Nhà phân phối miền Trung Siêu thị miền

2.2. Phân tích hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

2.2.1. Tổ chức quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam

Hiện nay có 2 bộ phận chính yếu tham gia trực tiếp vào việc quản lý tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm tại Unilever Việt Nam:

Bộ phận kế hoạch cung ứng:

Có vai trị đảm bảo có đủ hàng để cung cấp cho thị trường dựa trên mức dự báo bán hàng đồng thời phải đảm bảo mức tồn kho là hợp lý nhất. Để thực hiện vai trị nói trên, phịng kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ sau:

Quyết định mức tồn kho cần nắm giữ cho các sản phẩm

Lên kế hoạch sản xuất và theo dõi kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất của bộ phận sản xuất. Việc phối hợp thơng tin chính xác và kịp thời giữa các phịng ban có liên quan là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho tính khả thi của kế hoạch sản xuất đã lập.

Lên kế hoạch nhập hàng và theo dõi tiến độ giao hàng của nhà cung cấp

Dựa trên nhu cầu bán hàng và tình hình bán hàng thực tế của các vùng để điều phối và phân bổ hàng cho các kho một cách hợp lý.

Thơng báo lượng hàng đang có cho các bộ phận có liên quan

Hoạt động của bộ phận này có tác động mạnh đến trị giá tồn kho thành phẩm. Việc đôn đốc, theo dõi tốt tiến độ giao hàng từ nhà máy và nhà cung cấp sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng tồn kho, công tác này hiện đang được thực hiện rất tốt tại phòng Kế hoạch. Tuy nhiên, về vai trò xác định mức tồn kho tối ưu phòng kế hoạch vẫn chưa được thực hiện tốt, cách xác lập mức tồn kho hiện nay chỉ dựa vào kinh nghiệm và thường xác lập khoản 5 tuần bán hàng cho hầu hết các mặt hàng. Chính điểm này làm cho lượng hàng tồn kho của ngành hàng thực phẩm chưa hợp lý, có 66% sản phẩm có độ tin cậy về cung ứng tốt và ít biến động về nhu cầu khơng cần giữ tồn kho đến 5 tuần, trong khi 34% sản phẩm cịn lại rất hay có nhu cầu đột biến thì mức tồn kho 5 tuần khơng đủ để đáp ứng tồn bộ nhu cầu và hay bị tình trạng hết hàng và

có mức dịch vụ khách hàng CCFOT dưới 93% thấp hơn mức trung bình của tồn ngành hàng.

Bộ phận phân phối:

Gồm 2 bộ phận chính là bộ phận quản lý đơn hàng và bộ phận quản lý kho. Trong đó bộ phận quản lý kho có vai trị liên quan trực tiếp đến việc quản lý tồn kho của công ty và của ngành hàng thực phẩm, bộ phận này có nhiệm vụ sau:

Theo dõi tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, vật tư, cơng cụ dụng cụ, máy móc thiết bị, tài sản cố định, hàng hoá theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm.

Bảo quản chất lượng của của hàng hóa trong kho. Giao hàng đến khách hàng theo các đơn đặt hàng. Quản lý hoạt động vận tải và giao hàng.

Thực hiện luân chuyển hàng giữa các kho theo yêu cầu của phòng kế hoạch cung ứng.

Cùng với bộ phận kế toán kiểm kê kho định kỳ (theo tháng hoặc theo quý). Đề xuất việc đầu tư nâng cấp và hoàn thiện hoạt động của hệ thống kho bãi. Bộ phận quản lý kho của Unilever Việt Nam đóng vai trị vơ cùng quan trọng trong quản lý tồn kho, việc sản phẩm trong kho có được lưu trữ đúng chất lượng và đủ số lượng hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào năng lực của bộ phận này. Hiện nay, theo đanh giá chung, hoạt động của bộ phận này vẫn còn nhiều hạn chế trong các khâu xuất nhập hàng, kiểm kê tồn kho và kiểm sốt hạn sử dụng. Vì vậy, hoạt động của bộ phận quản lý kho cần được hoàn thiện để từ đó nâng cao hiệu quả quản trị tồn kho.

2.2.2. Tình hình phân loại ABC thành phẩm và phân bổ các nguồn lực trong quản trị tồn kho

Kỹ thuật ABC là một trong những kỹ thuật cơ bản và vô cùng hiệu quả trong hoạt động quản trị tồn kho. Hiện nay, ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam đã áp dụng kỹ thuật này, tuy nhiên theo ý kiến chuyên gia (phụ lục 5) thì việc áp dụng cần phải triệt để hơn và phải có những điều chỉnh để phù hợp hơn với ngành hàng thực

phẩm, nhất là về đặc điểm hạn sử dụng ngắn. Các vấn đề còn hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật ABC là:

- Thứ nhất, phân loại ABC hiện nay chỉ dựa trên doanh số bán hàng của thành phẩm. Điều này là phù hợp với các ngành hàng khác, tuy nhiên, đối với thực phẩm thì phân loại ABC chỉ dựa vào doanh số là chưa phù hợp vì chưa xét đến tính chất hạn sử dụng ngắn của thực phẩm. Theo kỹ thuật ABC, mức độ ưu tiên phân bổ nguồn lực cho việc quản lý phải theo trình tự loại A, loại B và cuối cùng là loại C. Với cách phân loại này sẽ có nhiều trường hợp sản phẩm X thuộc loại B hoặc C nhưng sản phẩm này có hạn sử dụng rất ngắn và thường xuyên bị hết hạn, như vậy X đã vơ tình bị loại khỏi danh sách các sản phẩm cần được tập trung quản lý và rủi ro hết hạn sử dụng của X lại càng trở nên cao hơn. Hiện nay ngành hàng thực phẩm của Unilever Việt Nam có 27% số sản phẩm có hạn sử dụng từ 9 tháng trở xuống. Các sản phẩm này chiếm 71% lượng hàng bị hết hạn sử dụng của toàn ngành thực phẩm Unilever Việt Nam (Nguồn:

phòng kế hoạch Unilever Việt Nam).

- Thứ hai, sau khi thực hiện phân loại các sản phẩm theo ABC thì việc thực hiện công tác quản lý hàng phải dựa trên phân loại ABC. Cụ thể, đối với loại hàng A thì cần kiểm sốt chặt chẽ nhất, vì hàng A có số lượng khoảng 20% nhưng chiếm đến 80% doanh số và ảnh hưởng chính đến các mục tiêu của ngành hàng. Như vậy khi tập trung vào loại hàng A sẽ giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian nhưng vừa có khả năng đạt hiệu quả cao và có thể hồn thành hầu hết các KPI của ngành hàng. Thế nhưng các phòng ban tại ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam sau khi phân loại ABC vẫn chưa thực sự quản lý các sản phẩm theo ABC, thời gian và nguồn lực vẫn phân bố dàn trải, chính vì vậy, luôn trong trạng thái bị quá tải và kết quả đạt được không cao. Cụ thể mức dịch vụ khách hàng CCFOT năm 2012 ngành hàng chỉ đạt mức 93% so với mục tiêu đề ra là 95%; số ngày tồn kho của ngành hàng thực phẩm là 71,9 ngày trong khi tồn cơng ty chỉ có 50,5 ngày. (Nguồn: phòng kế hoạch Unilever Việt Nam).

- Và cuối cùng, việc xác định ABC tại Unilever Việt Nam vẫn đang được thực hiện rất thủ công, các kế hoạch viên thường lấy số liệu từ hệ thống SAP và tính tốn để phân loại tay, việc làm này rất mất thời gian. Hơn thế nữa, ln có sản phẩm mới được tạo ra và mức bán hàng của các sản phẩm cũ liên tục biến động, sẽ có những sản phẩm là loại A ở thời điểm này, nhưng sau một vài tháng có thể thành loại B hoặc C. Như vậy, việc thiết lập tự động phân loại ABC bằng phần mềm thích hợp là rất cần thiết, vừa giảm công việc cho nhân viên vừa đảm bảo các sản phẩm luôn được cập nhật kịp thời.

2.2.3. Tình hình xác lập và kiểm sốt mức tồn kho 2.2.3.1. Xác định điểm đặt hàng ROP

Hiện nay, việc xác định điểm đặt hàng tại ngành hàng thực phẩm Unilever Việt Nam đã được thực hiện tốt nhờ vào sự hỗ trợ của phần mềm quản lý doanh nghiệp SAP. Phần mềm này có thể dựa vào các số liệu như: dự báo, tình hình bán hàng thực tế, mức tồn kho đang có, thời gian cung ứng để từ đó đề xuất các đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất tương đối chính xác. Dựa trên kế hoạch do SAP đề nghị, các kế hoạch viên sẽ tiến hành cân đối lại thời điểm đặt hàng và số lượng cho hợp lý hơn dựa trên thơng tin về tình hình kinh tế, thời tiết, và các phản hồi từ phịng bán hàng. Ví dụ, khi có dự báo thời tiết sẽ rất xấu tại khu vực miền Trung trong vịng 2 tuần sắp tới, điều đó có nghĩa là việc chuyển hàng trong giai đoạn đó cho miền Trung sẽ rất khó khăn, như vậy kế hoạch viên có thể quyết định tăng lượng hàng dự trữ cho miền Trung ngay từ bây giờ bằng cách tăng lượng sản xuất cho miền Trung và chuyển nhiều hàng hơn, như vậy sẽ giảm thiểu rủi ro hết hàng trong giai đoạn thời tiết xấu.

2.2.3.2. Xác định quy mô đặt hàng

Theo ý kiến của các chuyên gia (phụ lục 5) thì áp dụng mơ hình đặt hàng theo thời gian cố định là phù hợp nhất đối với ngành hàng thực phẩm, đây cũng chính là mơ hình đang được áp dụng tại ngành hàng thực phẩm. Quy mô đặt hàng được xác định theo đơn hàng tối thiểu MOQ. Cụ thể, đơn hàng tối thiểu MOQ được xác định bằng lượng đặt hàng kinh tế cơ bản - EOQ kết hợp với nhiều yếu tố khác như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hoạt động quản trị tồn kho thành phẩm ngành hàng thực phẩm của công ty TNHH quốc tế unilever việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 36)