Chính sách nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành y tế tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 64)

2.2 Đánh giá thực trạng tổ chức và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ

2.2.1.6 Chính sách nhân sự

Kết quả khảo sát được trình bày ở phụ lục 7 – Tổng hợp số liệu về chính sách nhân sư.

Với tình hình chung của cả nước là thiếu bác sĩ, tỉnh Long An lại càng trầm trọng hơn do vị trí địa lý giáp ranh với Thành phố Hồ Chí Minh (các bác sĩ mới ra trường khơng về tỉnh cơng tác vì xin vào làm việc ở các bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều bác sĩ có trình độ cũng xin chuyển cơng tác ra khỏi tỉnh). Bên cạnh đó, hiện nay Đảng và Nhà nước đang kêu gọi xã hội hóa lĩnh vực y tế, nhiều cơ sở y tế tư nhân với quy mô lớn ra đời đã thu hút nhiều bác sĩ giỏi từ lĩnh vực công sang do chênh lệch thu nhập khá lớn giữa hai lĩnh vực. Theo báo cáo của Phòng Tổ chức cán bộ - Sở Y tế tỉnh Long An, tính đến cuối năm 2010 tồn Ngành Y tế thiếu 365 bác sĩ so với quy định tại Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Bộ Y Tế- Bộ Nội Vụ hướng dẫn định mức biên

chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước (đính kèm thuyết minh chi tiết tại phụ lục 8).

Tình hình thiếu nhân sự đã ảnh hưởng rất lớn chính sách nhân sự của ngành. Mặc dù vậy, khi tuyển dụng các đơn vị vẫn quan tâm xem xét kỹ về đạo đức và trình độ chun mơn của người xin việc. Nghề nghiệp thuộc lĩnh vực y tế là một nghề nghiệp đặc thù đòi hỏi khơng chỉ có trình độ chun mơn nghiệp vụ mà cịn phải có đạo đức tốt, biết thương người bệnh mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhờ có chính sách tuyển dụng, nhà quản lý bước đầu sàn lọc và tuyển dụng được những nhân viên phù hợp, biết được năng lực họ, từ đó cơng việc phân cơng nhiệm vụ, quy hoạch đào tạo được dễ dàng, thuận tiện.

Sau khi tuyển dụng, các đơn vị có những chính sách, biện pháp để phát triển đội ngũ nhân viên trung thực và có trình độ chun mơn thơng qua nhiều hình thức:

- Cử tham gia các lớp đào tạo chuyên môn nâng cao (ngắn hạn và dài hạn) tại các Viện, Trường, Trung tâm Đào tạo, các Bệnh viện tuyến trên…

- Phối hợp với tuyến trên thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên môn ngắn hạn, chuyển giao các kỹ thuật mới theo Quyết định số 1816/QĐ- BYT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh”.

- Thực hiện tuyên truyền, vận động học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Phối hợp với Cơng đồn, Đồn Thanh niên phát động các phong trào thi đua theo lời dạy của Bác Hồ “lương y như từ mẫu”.

- Nêu gương người tốt, điển hình để mọi người học tập…

Song song với công tác đào tạo về chuyên môn và đạo đức, hầu hết các đơn vị trong ngành có xây dựng quy chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng và nó được truyền đạt đến tất cả các cán bộ viên chức trong đơn vị biết để thực hiện.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ để sẵn sàng thay thế các vị trí quan trọng của đơn vị khi cần thiết của các đơn vị trong ngành còn hạn chế.

Kết quả khảo sát chỉ có 48,28% đơn vị (28/58 đơn vị) là có các nhân viên sẵn sàng để thay thế các vị trí quan trọng khi cần thiết. Đặc biệt, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh nhân sự hiện nay đa số đã gần đến tuổi hưu nhưng nhiều năm liền không thu nhận được nhân sự mới để đào tạo dự nguồn.

Ngoài ra, qua quá trình khảo sát cho thấy việc giao chi tiêu đào tạo cán bộ y tế hàng năm hiện nay là chưa phù hợp với nhu cầu thực tế (thừa điều dưỡng, dược sĩ trung học…, thiếu bác sĩ, y sĩ y học dự phòng, dược sĩ đại học…). Chính điều này đã gây lãng phí rất lớn, nhiều người học điều dưỡng, dược sĩ trung học khơng thể tìm được việc làm với chuyên môn phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành y tế tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 62 - 64)