Đánh giá chung về thực trạng hoạt động quản trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)

Tỉnh Long An

2.3.1 Về nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực

Ưu điểm

Về công tác hoạch định NNL, BHXH tỉnh Long An ln có kế hoạch NNL đáp ứng nhu cầu thực tế, bên cạnh đó đội ngũ CBCC ngày càng được trẻ hố.

Về cơng tác tuyển dụng, quy trình tuyển dụng tương đối khoa học và phù hợp, ngày càng chặt chẽ, kỹ lưỡng, và từng bước đi vào nề nếp, thông tin tuyển dụng được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thơng tin đại chúng, Hình thức thi tuyển thể hiện tính dân chủ, minh bạch.

Nhược điểm

Công tác hoạch định NNL chưa thực sự bài bản, chưa mang tính chủ động, chỉ mang tính ngắn hạn, chưa dự báo được nhu cầu NNL phục vụ dài hạn mà chỉ đáp ứng nhu cầu trước mắt về số lượng do các phòng ban đang bị thiếu hụt.

BHXH tỉnh Long An chưa có sự quan tâm đúng đắn đến cơng tác phân tích cơng việc.Việc phân tích cơng việc chưa được thực hiện đúng phương pháp và đầy đủ các quy định về tiêu chuẩn cơng việc. Chưa có các bảng mơ tả nội dung công việc cho từng chức danh cụ thể.

Do quy trình tuyển dụng hàng năm do BHXH Việt Nam tổ chức nên thời gian thông báo kết quả tuyển dụng quá lâu, khơng đảm bảo được tính bổ sung kịp thời cho sự thiếu hụt nhân sự. Hình thức tuyển dụng lao động hợp đồng tạm thời và hình

thức tuyển dụng đặc cách cịn nhiều bất cập. Đối với hình thức tuyển dụng lao động hợp đồng, khi được tuyển dụng tạm thời, BHXH tỉnh Long An vẫn phải tốn chi phí đào tạo, nhưng khi tham gia kỳ thi tuyển viên chức mà CBCC khơng đạt u cầu thì sẽ bị chấm dứt HĐLĐ, từ đó phải tốn chi phí huấn luyện đào tạo lại từ đầu cho những CBCC vừa đậu vào ngành, gây lãng phí nguồn tài chính của nhà nước.

2.3.2 Về nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ưu điểm

Công tác hướng dẫn hội nhập khá tốt, làm cho nhân viên mới dễ dàng thích ứng với mơi trường làm việc khi nhận việc. Đội ngũ công chức trẻ, công chức nữ luôn được ưu tiên thông qua các chính sách hỗ trợ đặc biệt nhằm thúc đẩy họ có động lực phát huy khả năng sáng tạo, cống hiến sức trẻ vì sự nghiệp chung của ngành BHXH.

BHXH tỉnh Long An đã có những cố gắng tích cực triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm theo kế hoạch đã được xây dựng nhằm chuẩn hoá đội ngũ CBCC theo đúng chức danh tiêu chuẩn, ngạch bậc đáp ứng yêu cầu công tác.

Nhược điểm

BHXH tỉnh Long An chưa thành lập được bộ phận đào tạo nghiệp vụ cho CBCC mới sau khi được tuyển dụng một cách bài bản, giúp họ nhanh chóng tiếp cận và thực hiện công việc một cách hiệu quả.

BHXH tỉnh Long An chưa tổ chức được các lớp đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho nhân viên, chưa chuẩn bị kỹ nguồn lực kế cận cho các chức vụ lãnh đạo của BHXH tỉnh Long An.

Việc theo dõi và đánh giá kết quả trước và sau đào tạo chưa được triển khai thực hiện để có giải pháp hiệu quả hơn cho việc cải tiến quy trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lương. Chưa quan tâm nhiều công tác phát triển nhân viên qua việc khuyến khích nhân viên tự đào tạo bằng các chính sách hỗ trợ kinh phí và thời gian.

2.3.3 Về nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực

Việc đánh giá kết quả thực hiện công việc là dễ dàng, không mất nhiều thời gian và tiết kiệm chi phí.

BHXH tỉnh Long An đã tạo được bầu khơng khí và mơi trường thuận lợi để nhân viên an tâm làm việc

Đã thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương và phúc lợi theo đúng quy định của pháp luật, các chương trình phúc lợi thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo đến nhân viên.

Điều kiện làm việc, cụ thể là cơ sở vật chất, máy móc trang thiết bị phục vụ cho công việc tương đối tốt, tạo điều kiện hồn thành cơng việc nhanh chóng và hiệu quả.

Nhược điểm

Trong việc đánh giá nhân viên, BHXH tỉnh Long An đã thực hiện đánh giá định kỳ hàng năm, tuy nhiên các tiêu chí đánh giá nhân viên mang tính định tính, chưa được định lượng, kết quả đánh giá cịn mang tính chủ quan, chủ yếu dựa vào sự nhận xét của người đánh giá, chưa mang tính cơng bằng và thuyết phục giữa các nhân viên.

Chính sách về tiền lương cịn mang tính cào bằng, chưa tương xứng với kết quả công việc, chênh lệch lương so với khu vực tư dễ làm nảy sinh những hành vi tiêu cực hoặc nguy cơ “chảy máu chất xám” đối với NNL chất lượng cao trong tương lai.

Về công tác thăng tiến, BHXH tỉnh Long An chưa xây dựng được quy trình, các tiêu chí thăng tiến rõ ràng, cơng bằng cho nhân viên, từ đó giúp nhân viên biết được phải làm gì để được xem xét đề cử, bổ nhiệm trong tương lai.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 của luận văn đã trình bày khái quát được tổng quan về tình hình hoạt động của cơng tác QTNNL tại BHXH tỉnh Long An cũng như quá trình hình thành, vai trị, chức năng, quyền hạn và cơ cấu bộ máy tổ chức của BHXH tỉnh Long An.

Qua đó phân tích, đánh giá và đưa ra nhận định về thực trạng công tác QT NNL tại BHXH tỉnh Long An. Những phân tích, đánh giá đưa ra nhằm xác định những ưu điểm cần được phát huy và quan trọng hơn là vạch ra được những mặt cịn hạn chế để có biện pháp khắc phục, sửa đổi. Theo đó, nội dung tập trung đi sâu vào các chức năng chính của cơng tác QTNNL bao gồm: thu hút, đào tạo, phát triển và duy trì NNL tại đơn vị.

Đây chính là cơ sở khoa học giúp tác giả xây dựng và đề xuất các giải pháp cũng như kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác QTNNL cho BHXH tỉnh Long An trong chương 3 tiếp theo.

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LONG AN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại bảo hiểm xã hội tỉnh long an , luận văn thạc sĩ (Trang 59 - 63)