Danh sách các khách sạn của tập đoàn Accor SA Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing cho thị trường người nước ngoài sống ở việt nam của công ty du lịch trâu việt nam (buffalo tours) , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 65)

STT Khách sạn Địa điểm

1 Sofitel Dalat Palace Đà Lạt

2 Sofitel Legend Metropole Hà Nội

3 Sofitel Plaza Hà Nội

4 Sofitel Plaza Saigon Hồ Chí Minh

5 MGallery La Veranda Phú Quốc

6 Novotel Hạ Long

7 Novotel Nha Trang

8 Novotel Hồ Chí Minh

9 Mercure Dalat Du Parc Đà Lạt

10 Mercure Hanoi La Gare Hà Nội

11 Mercure Hue Gerbera Huế

12 La Residence Huế

13 Hanoi Horizon Hà Nội

14 Le Belhamy Hội An

(Nguồn: Bộ phận Marketing) Khách du lịch

Như đã nêu ở trên, đối tượng khách của cơng ty là khách expat nói tiếng Anh. Được chia thành hai nhóm như sau:

Nhóm khách lưu trú dài hạn (từ 3 năm trở lên), đối với nhóm này thì đa số là những người đã có gia đình. Những khách này thường có những đặc tính như:

Đa số đều rất am hiểu về Việt Nam và các nước lân cận. Một phần khơng nhỏ trong nhóm này kết hơn với người Việt.

44

Thời gian du lịch của họ tương đối ngắn (dưới 1 tuần), họ thường về nước khi có kỳ nghỉ dài (thường là kết hợp với kỳ nghỉ hè hoặc nghỉ giáng sinh)

Loại hình du lịch: nghỉ dưỡng

Theo quan sát, nhóm này thường có nhu cầu chi trả nhiều cho dịch vụ lưu trú ở những nơi họ đến. Họ thường chọn những khu nghỉ dưỡng cao cấp, phù hợp với gia đình.

Nhóm khách lưu trú ngắn hạn (dưới 3 năm), đa số họ là những người trẻ năng động, thích khám phá. Họ có các đặc tính như:

Đối với Việt Nam và những nước lân cận họ rất mong muốn khám phá, tìm hiểu. Thời gian du lịch của nhóm này rất đa dạng. Họ có thể có những chuyến khám phá ngắn ngày, tuy nhiên họ cũng sắp xếp để có du lịch dài ngày tới những khu vực lân cận.

Loại hình du lịch: khám phá

Thực tế cho thấy, nhóm khách này thường khơng muốn chi trả nhiều cho nơi lưu trú. Họ quan tâm nhiều đến lịch trình chuyến đi. Có thể sẽ có sự kết hợp với bạn bè, người thân khi những người này du lịch đến Việt Nam và khu vực lân cận.

c. Dư luận của các nhóm lợi ích

BT là một trong những công ty du lịch quan tâm đến Du lịch trách nhiệm (Responsible Travel)

BT hiểu rằng du lịch có thể mang lại những tác động tích cực và tiêu cực đến các điểm du lịch mà công ty đưa khách tới. Cơng ty cũng hiểu rằng đó là trách nhiệm của cơng ty, như một nhà điều hành tour du lịch địa phương, hạn chế tối đa tác động tiêu cực và cố gắng làm mọi việc theo chiều hướng tốt hơn cho người dân địa phương và du khách ghé thăm.

45

Buffalo Tours tài trợ hàng năm cho mục đích nhân đạo, như chương trình dinh dưỡng cho trại trẻ mồ cơi Bình Lục và cơ quan đại diện Operation Smile, chương trình cắm trại hè từ thiện “Blue Dragon”, hỗ trợ cho các nạn nhân bão lũ. Thêm vào đó, cơng ty cịn có một chương trình “người khuân vác được tài trợ” trên tuyến đường leo Fansipan để thu thập rác hai bên đường đi, giữ cho khu vực này gọn gàng và giao dịch người dân địa phương cũng như khách du lịch về tầm quan trọng của việc bỏ rác đúng chỗ.

Hàng năm, công ty tổ chức một chuyến đi của các bác sĩ tình nguyện (Medical Trek) đến một khu vực xa xôi của Việt Nam để tiến hành kiểm tra y tế cơ bản về những người thường không được tiếp cận chăm sóc sức khỏe. Các nhân viên tình nguyện của Buffalo tours sẽ phối hợp và hỗ trợ tuyên truyền đến người dân. Thường những chương trình này được thực hiện sâu trong bản làng, đòi hỏi các y bác sĩ phải đi bộ vào sâu bên trong và ăn nghỉ trong làng. Mặc dù cơng việc khó khăn nhưng mọi người đều thấy thú vị và bổ ích vì nhiều gia đình được chăm sóc sức khỏe.

Ngồi ra cơng ty còn tài trợ cho các hộ dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong các chương trình xây nhà tình thương.

2.4.2.2 Mơi trường vĩ mô

a. Môi trường nhân khẩu

Trong những năm qua, thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện ảnh hưởng đến lượng expat trên toàn thế giới. Châu Á ngày càng là điểm đến được ưa chuộng hàng đầu vì những cơ hội tài chính và cả kinh nghiệm sống mà nơi này mang lại. Đây đã và đang là lựa chọn phổ biến của expat trên thế giới vì mơi trường sống ở đây được cải thiện nhanh chóng và liên tục. Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực này cũng đã góp phần thu hút lượng expat đến đây tăng nhanh. Đặc biệt phải kể đến là Singapore, được xếp hạng cao về chất lượng cuộc sống, cơ hội nghề nghiệp, cũng như là cơ hội tài chính cho người nước ngồi sống ở nước này.

46

Việt Nam được xếp hạng thứ 10 trong bảng đánh giá về triển vọng kinh tế của người nước ngoài sống và làm việc ở đây (Singapore: 1, Thái Lan: 3, Hồng Kông: 4, Trung Quốc: 5). Gần một nửa expat ở Việt Nam đồng ý rằng họ kiếm được nhiều tiền hơn khi di chuyển đến Việt Nam; 2/3 những người khi chuyển đến Việt Nam cho rằng tình hình tài chính của họ và gia đình được cái thiện đáng kể. Hơn một nửa người nước ngoài ở nước ta đồng ý rằng Việt Nam chúng ta đã và đang cải thiện điều kiện sống cho người nước ngoài ở đây.

Về môi trường sống, Việt Nam được xếp ở vị trí 27. Những người nước ngoài chuyển ra khỏi Việt Nam cho rằng họ đã mong đợi chất lượng cuộc sống của họ ở Việt Nam sẽ được cải thiện (con số này chiếm 1/3), những người này cũng cho rằng việc sống ở nước ta như là một thử thách với họ. Expat ở Việt Nam cịn đánh giá là họ đã khơng nhận được sự giúp đỡ của chính phủ trong thời gian họ sống ở Việt Nam. Điều kiện sống ở Việt Nam cũng thấp hơn rất nhiều so với nước của họ.

Hơn 3/4 số người nước ngoài ở Việt Nam cho rằng họ gặp rất nhiều khó khăn với ngơn ngữ địa phương, họ mô tả rằng họ đã phải rất nổ lực để tìm hiểu và sử dụng ngơn ngữ của chúng ta. Gần 2/3 đánh giá rằng người Việt của chúng ta thân thiện. Tuy nhiên, một số lớn expat (gần 53%) cho biết rằng họ có nhiều bạn bè nước ngồi hơn là người địa phương.

b. Môi trường kinh tế

Nhu cầu du lịch phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế tại hầu hết các thị trường. Khi nền kinh tế phát triển, mức thu nhập thường sẽ tăng lên. Ở bất cứ nơi nào các thị trường du lịch và lữ hành được nghiên cứu, các biến số kinh tế trong các quốc gia hoặc khu vực mà khách du lịch tiềm năng sống là quan trọng nhất tạo ra các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng nhu cầu phát sinh.

Theo số lượng nghiên cứu của UN WTO từ năm 1975 đên 2005, sự phát triển của khách du lịch quốc tế tăng vượt trội hơn đáng kể so với tốc độ tăng trưởng kinh tế (được đo bằng đo

47

kinh tế thế giới vượt quá 4%, sự tăng trưởng của lượng du lịch có xu hướng cao hơn con số này. Khi tăng trưởng GDP giảm xuống dưới 2%, tăng trưởng du lịch có xu hướng thấp hơn. Sự phục hồi kinh tế đã giúp lượng khách du lịch tăng mạnh trở lại. Từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2012, lượng khách du lịch quốc tế tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011. Sự tăng trưởng này là một kết quả rất tích cực trong bối cảnh tình hình kinh tế tồn cầu. Có hai xu hướng:

Các nền kinh tế mới lấy lại thế dẫn đầu

Các nền kinh tế mới đã lấy lại được vị trí dẫn đầu (tăng 5%) so với nền kinh tế của các nước tiên tiến (tăng 4%).

Xét về yếu tố vùng, sự tăng trưởng diễn ra mạnh hơn ở khu vực châu Á; khu Thái Bình Dương; Châu Phi; tiếp theo là Mỹ và Châu Âu. Trung Đông tiếp tục cũng thể hiện được dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế; đặc biệt là sự thể hiện đầy hứa hẹn của Ai Cập

o Châu Âu (tăng 3%), là kết quả tăng trưởng kỷ lục của năm 2011 mặc dù đang

diễn ra biến động kinh tế lớn trong khu vực Châu Âu. Kết quả trong bình ở Trung và Đông Âu là 9%, Tây Âu là 3% nhưng Nam Âu và Địa Trung Hải là 1%. Bắc Âu cũng tăng 0,2%.

o Cả Đông Nam Á và Nam Á tăng 8%, dẫn đầu khu vực Châu Á; khu vực Thái

Bình Dương tăng 7% và tiếp theo đó là Đơng Bắc Á cũng tăng 7%, việc này phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản đối với thị trường trong và ngoài nước. Sự tăng trưởng rõ ràng nhất là khu vực Châu Đại Dương (tăng 5%) - so với 1% của cả năm 2011.

o Tại Châu Mỹ, nền kinh tế cũng đã dần phục hồi với tỷ lệ tăng trưởng 4%; trong đó miền Trung tăng 7%, Nam Mỹ tăng 6%; mức tăng trưởng của vùng biển Caribbea cũng là 5%. Lượng khách du lịch quốc tế ở Bắc Mỹ tăng 3%.

48

o Tại Châu Phi, tỷ lệ tăng trưởng là 6%, sự phục hồi của Tunisia được phản ánh

rõ ràng nhất trong các kết quả của Bắc Phi (10%); vùng lân cận của Sahara cũng đã tiếp tục cho thấy kết quả rất tích cực, củng cố tốc độ tăng trưởng.

c. Yếu tố môi trường tự nhiên

Các yếu tố khí hậu, thảm thực vật, động vật hoang dã và địa chất đóng vai trị rất lớn trong việc thu hút khách du lịch. Ngành công nghiệp du lịch cũng được đánh giá tốt về phương diện bảo vệ mơi trường tự nhiên mà nó đã sử dụng, điển hình là cung cấp các phương tiện về kinh tế để thực hiện điều đó. Ví dụ, Ở Mỹ và Châu Âu, du lịch đã thúc đẩy phục hồi và bảo tồn các di tích lịch sử; Du lịch đã khuyến khích việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở những nơi như Châu Phi bằng cách thiết lập các vườn quốc gia và khu bảo tồn.

Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là chúng ta có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách khơng giới hạn. Mơi trường có thể sẽ bị thiệt hại nếu bị lạm dụng, và nếu vượt qua giới hạn cho phép thì hệ sinh thái sẽ bị mất tính bền vững của nó và “bị hư hỏng hoặc bị phá hủy trong một thời gian dài, nếu khơng nói là mãi mãi”. Do hầu hết các nước ở giai đoạn đầu tiên trong công cuộc phát triển du lịch hầu như không kiểm sốt được hoặc khơng có kế hoạch khai thác mơi trường một cách thích hợp, điều này đã dẫn đến những hủy hoại khơng đáng có.

Những tác động tiêu cực của du lịch đối với mơi trường có thể phân tích theo những cách khác nhau. Một trong số đánh giá dựa vào các yếu tố của hệ sinh thái của địa phương. Ví dụ, du lịch có thể ảnh hưởng đến thảm thực vật, vứt rác bừa bãi gây ra những thay đổi trong chất dinh dưỡng đất, con người và giao thơng xe cộ có ảnh hưởng đến môi trường sống địa phương. Ngồi ra cịn có ảnh hưởng về sự đa dạng của loài, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu tuổi. Du lịch cũng có thể ảnh hưởng đến khơng khí và chất lượng nguồn nước. Ơ nhiễm khơng khí có thể được quy cho sự tắc nghẽn của các xe du lịch trong khu nghỉ mát.

49

Đây là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến du lịch. Muốn du lịch phát triển thì sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh quốc gia là cực kỳ quan trọng. Điều này tạo niềm tin về một chuyến đi an toàn cho du khách. Một nền chính trị hịa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch, hay nói cách khác là nó khơng “ủng hộ” sự phát triển của ngành du lịch; gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý lo sợ cho du khách.

Những quy định về luật du lịch sẽ ảnh hưởng và chi phối trực tiếp đến sự phát triển du lịch của quốc gia. Ví dụ, gần đây chính phủ Nhật đã chính thức bãi bỏ yêu cầu thị thực đối với người dân mang quốc tịch Thái Lan và Malaysia đã làm cho lượng khách từ hai quốc gia này vào Nhật tăng mạnh. Quy định về kỳ nghỉ của học sinh và người lao động là một tác động rất lớn đối với cầu du lịch. Ở Việt Nam, chúng ta có hai kỳ nghỉ dài (nghỉ hè và nghỉ tết), đây là thời gian được lựa chọn đi du lịch của rất nhiều gia đình vì vậy doanh thu của các công ty du lịch thường rất cao trong giai đoạn này.

e. Môi trường công nghệ

Khơng có nghi ngờ rằng cơng nghệ đóng một vai trị quan trọng trong du lịch. Cơng nghệ có một lợi thế tuyệt vời, nó cho phép chúng ta sử dụng ít lao động hơn, dẫn tới giá thành cho sản phẩm sẽ giảm. Bên cạnh đó, cơng nghệ cịn góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Hầu hết chúng ta hiện nay đều sử dụng dịch vụ đặt phòng khách sạn và vé máy bay trực tuyến, hoặc là qua điện thoại hay là các thiết bị công nghệ khác. Tiến bộ công nghệ đã trao cho khách du lịch quyền để họ tự đưa ra quyết định mua sản phẩm du lịch nhưng đồng thời họ cũng bị quấy nhiễu với các cuộc điều tra trực tuyến hoặc những cuộc gọi điện thoại.

Điện thoại di động đã trở thành một phần quan trọng của cuộc sống. Khơng phủ nhận rằng nó giúp cuộc sống chúng ta được cải thiện hơn, nó giúp cho chuyến đi du lịch của bạn trở

50

nên dễ dàng hơn vì nó giúp chúng ta kéo ngắn khoảng cách với gia đình trong những chuyến đi. Công nghệ cũng làm cho du lịch bằng hàng khơng được an tồn và phong phú hơn.

Dù chúng ta có thích hay khơng thì cơng nghệ cũng đã chạm tới gần như mọi khía cạnh của ngành công nghiệp du lịch. Nếu chúng ta có đủ thơng minh để sử dụng những lợi ích của cơng nghệ như là một sự thuận tiện, tránh những cạm bẫy công nghệ, thiếu tiếp xúc với con người… thì cơng nghệ sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và chi phí. Nhưng nếu ngành cơng nghiệp du lịch quên tầm quan trọng của yếu tố con người thì đó sẽ là một sai lầm lớn.

f. Mơi trường văn hóa

Du lịch và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ nhau. Cả hai tác động đến sự phát triển của nhau. Văn hóa hiện nay được sử dụng ngày càng nhiều trong việc quảng bá điểm đến du lịch nhằm tăng tính cạnh tranh và sự hấp dẫn. Nhiều địa điểm đang tích cực phát triển tài sản văn hóa vật thể và phi vật thể của họ như phương tiện phát triển lợi thế cạnh tranh trong một thị trường du lịch với sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gây gắt; đây cũng được xem là sự khác biệt địa phương trong bối cảnh tồn cầu.

Tìm kiếm, khám phá điều mới lạ, mở rộng sự hiểu biết của bản thân là một trong những động cơ đi du lịch của con người. Vì vậy mà du lịch hình thành sự gắn kết chặt chẽ với văn hóa, bởi giữa các vùng miền, giữa các khu vực thì văn hóa khơng giống nhau. Trong quá trình phát triển, hoạt động du lịch được coi là một hiện tượng xã hội và bản thân nó sản sinh ra những đặc thù văn hóa trong hành vi ứng xử của con người tham gia vào hoạt động du lịch. Sự gắn kết giữa văn hóa và du lịch ln có hai chiều (tích cực và tiêu cực).

Giá trị văn hóa: bản thân nó tồn tại, phát triển trong lòng xã hội kể từ khi nó hình thành, được quy định bởi các yếu tố như vị trí địa lý, nhân chủng, quá trình đấu tranh giữa con người với tự nhiên, giữa các tộc người với nhau vì lẽ sinh tồn, sự giao lưu giữa các luồng tư tưởng, sự giao thoa giữa các nền văn hóa… bởi vậy mỗi khu vực trên thế giới có đặc điểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing cho thị trường người nước ngoài sống ở việt nam của công ty du lịch trâu việt nam (buffalo tours) , luận văn thạc sĩ (Trang 54 - 65)