Thỏa ước lao động tập thể

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực tại c t group đến năm 2020 (Trang 29)

1.3.1.1 .Mụcđích

1.3.3.2. Thỏa ước lao động tập thể

Khái niệm.

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước tập thể là một sự tiến bộ xã hội, thừa nhận quyền của mọi người làm công ăn lương, được thơng qua người đại diện của mình là cơng đồn để xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, đặc biệt là những điều kiện có lợi cho người lao động so với những quy định của pháp luật lao động.

Thông qua thỏa ước lao động tập thể, sẽ thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động trong cùng một ngành, nghề, cơng việc trong cùng một doanh nghiệp, một vùng có tác dụng làm giảm đi các cạnh tranh khơng chính đáng.

Nội dung chủ yếu của thỏa ƣớc lao động tập thể ở Việt Nam.

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, nội dung chủ yếu của Thỏa ước Lao động tập thể ở Việt Nam bao gồm các điều khoản sau:

20

+ Việc làm và bảo đảm thời gian cho người lao động. + Thời gian làm việc và nghỉ ngơi.

+ Bảo hiểm xã hội.

+ Điều kiện lao động, an toàn và vệ sinh lao động.

Ngồi ra, tùy tình hình cụ thể của doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có thể thêm những nội dung khác mà hai bên thấy cần như: khen thưởng và kỷ luật lao động, hiếu hỉ, sinh nhật của người lao động và các vấn đề khác nếu có.

Q trình ký kết thỏa ƣớc lao động tập thể.

Việc ký kết thỏa ước được tiến hành theo trình tự bốn bước sau đây: + Các bên đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng.

+ Tiến hành thương lượng, trên cơ sở xem xét các yêu cầu và nội dung của mỗi bên.

+ Mỗi bên tổ chức lấy ý kiến về dự thảo Thỏa ước và có thể tham khảo ý kiến của Liên đoàn Lao động.

+ Các bên hoàn thiện dự thảo thỏa ước tập thể và tiến hành ký kết sau khi đại diện của hai bên nhất trí.

1.4 . Các yếu tố ảnh hƣởng đến cơng tác duy trì nguồn nhân lực.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác duy trì nguồn nhân lực, tuy nhiên về cơ bản có thể chia thành hai nhóm yếu tố chính đó là: các yếu tố thuộc mơi trường bên ngoài và các yếu tố thuộc môi trường bên trong.

Các yếu tố thuộc mơi trƣờng bên ngồi: mơi trường kinh tế, chính sách pháp

luật của nhà nước, khoa học kỹ thuật và thông tin, văn hóa xã hội, đối thủ cạnh tranh, sự cung ứng NNL của các cơ sở đào tạo. Đây là các yếu tố ngoại vi, khách quan mà doanh nghiệp chỉ có thể lợi dụng, né tránh hoặc tìm cách thích nghi.

Các yếu tố thuộc môi trƣờng bên trong: mục tiêu, chiến lược của công ty, năng lực tài chính, văn hóa cơng ty, phong cách của các lãnh đạo trong cơng ty. Đây là nhóm các yếu tố chủ quan mà doanh nghiệp có thể điều chỉnh, kiểm sốt được.

21

Hàng năm, ở nước ta có hàng nghìn các doanh nghiệp được thành lập và một tỷ lệ phần trăm khá cao trong số các doanh nghiệp đó học được cách tồn tại và gặt hái thành công kinh doanh. Đâu là các lý do đằng sau thành công của các doanh nghiệp? Họ có những điểm chung nào? Ngồi chiến lược kinh doanh, dưới đây là những điểm chung về công tác duy trì NNL để dẫn tới thành cơng tại hầu hết các doanh nghiệp:

- Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa được xác định như “ một cấu trúc phối kết hợp các kiến thức cá nhân, niềm tin và hành vi vốn phụ thuộc vào khả năng cá nhân để học hỏi và chuyển tiếp những kiến thức đó nhằm duy trì thành cơng nối tiếp thành cơng”.

- Thái độ của người đứng đầu đơn vị: Ln có một thái độ tích cực và chịu 100% trách nhiệm cho các kết quả kinh doanh của đơn vị. Khơng có ngoại lệ, hầu hết các doanh nghiệp thành công hiểu rằng yếu tố con người là quan trọng nhất.

- Đào tạo: Bởi vì chúng ta sống trong một thế giới thay đổi không ngừng, việc xây dựng một nền văn hóa cơng ty học hỏi liên tục trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. - Tạo môi trường thuận lợi để phát triển nhân tài.

- Chế độ tăng lương và thưởng theo thâm niên.

- Chế độ tham dự của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp khi đưa ra quyết định.

- Coi NNL là nguồn lực hàng đầu.

Tóm tắt Chƣơng 1

Trong chương này, tác giả đã giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực, quản trị nguồn nhân lực như: các khái niệm, chức năng của quản trị nguồn nhân lực. Đặc biệt, Chương 1 đã nêu ra các nội dung của công tác duy trì nguồn nhân lực. Đây là cơ sở khoa học để phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác duy trì nguồn nhân lực tại C.T Group ở Chương 2 và Chương 3 của luận văn.

22

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CƠNG TÁC DUY TRÌ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI C.T GROUP.

2.1. Giới thiệu tổng quan về C.T Group. 2.1.1. Thông tin chung về C.T Group. 2.1.1. Thông tin chung về C.T Group.

Tên tiếng Việt: Cơng ty cổ phần Tập đồn C.T Tên tiếng Anh: C.T Group Joint Stock Company. Tên viết tắt: C.T Group.

Trụ sở chính: Lầu 7, phịng 703, tòa nhà C.T Plaza 60A, Trường Sơn, phường 2, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh.

Điện thoại: (+848) 6297 1999 Fax: (+848) 6297 2000

Website: ctgroupvietnam.com

C.T Group được biết đến như biểu tượng của một cộng đồng trẻ trung, năng động và đa dạng. Được thành lập từ năm 1992, với một bước dài giữa hai thế kỷ, C.T Group không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng với sự phát triển của Đất nước trong giai đoạn "Đổi mới" và "Hội nhập" với kinh tế toàn cầu.

Từ những ngày đầu tiên thành lập, chỉ với vài người và số vốn ít ỏi, C.T Group đã vượt qua mn trùng khó khăn, gian khổ, bằng sự quyết tâm, nhẫn nại, sự can trường, lòng dũng cảm, C.T Group đã phát triển liên tục, không ngừng nghỉ để trở thành một Tập đồn với 36 Cơng ty Thành viên hùng mạnh.

Ngày nay, những hoạt động kinh doanh trọng điểm của C.T Group tập trung vào các lĩnh vực "nóng" ở Việt Nam như: Bất động sản, Bán lẻ cao cấp, Xây dựng, Đầu tư Tài chính, Ẩm thực – Giải trí và Y tế - Giáo dục, Đồn điền - Khai thác khoáng sản và Du lịch sinh thái. Sự kết hợp mang tính chiến lược, đồng bộ tất cả các lĩnh vực kinh doanh chính là chìa khố đem lại sự thành cơng cho C.T Group.

2.1.2. Lịch sử thành lập.

1992: Công ty TNHH Thương Mại Sài Gòn được thành lập bởi Ông Trần Kim Chung, chuyên kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, vật tư & bất động sản.

23

1993: Công ty TNHH Thương Mại Sài Gòn được đổi tên thành Công ty Thương Mại Dịch Vụ C&T với C&T có nghĩa là "Challenge of the Twenty-first Century" - "Thách thức của thế kỷ 21".

1998: Phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ các mặt hàng cao cấp độc lập trải dài khắp cả nước.

2000: Thành lập Công ty Cổ phần Quốc tế C&T .

2006: Thành lập C.T Group - Tập đồn đa ngành - Nhà phát triển đơ thị toàn diện.

2007: Đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong kinh doanh thơng qua việc hình thành Ngành cơng nghiệp Phong Cách sống kết hợp các nhu cầu của xã hội: nhà ở, mua sắm, vui chơi, ẩm thực, giải trí, y tế, giáo dục. C.T Group không chỉ được Nhật Báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ nhìn nhận là "Móng vuốt của con rồng Việt Nam", mà cịn nhận được nhiều giải thưởng của Chính phủ và Báo giới.

2008-2009: Duy trì sự tăng trưởng cao và trở thành Tập đoàn đi đầu ở lĩnh vực Cơng nghiệp khơng khói, nằm trong nhóm vị trí dẫn đầu trong ngành Bất động sản.

2010-2014: Tiếp tục phát triển mạnh mẽ toàn diện ở 6 ngành kinh doanh chính và phát triển ra hải ngoại.

2.1.3. Sứ mạng của C.T Group.

Là một Tập đoàn đa ngành dẫn đầu trong việc phát triển mơ hình đơ thị tồn diện, C.T Group mang trong mình một sứ mạng cao cả là đóng góp hết sức mình vào việc xây dựng hình ảnh non sơng Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn, sánh vai với bạn bè năm châu, xây dựng tiêu chuẩn sống mới cho xã hội.

C.T Group còn mang một sứ mạng hạnh phúc khác là phát triển con người, là cán bộ nhân viên trở thành những người chủ thực sự của Tập đoàn. Hiểu và làm chủ được bản thân, làm chủ được cuộc sống, hạnh phúc mọi mặt. Qua đó, hướng xã hội xung quanh về cái Thiện, về những điều tốt đẹp...

24

Phấn đấu xây dựng và phát triển thành biểu tượng Tập đồn giàu tính nhân bản, tính cộng đồng, làm chuẩn mực cho mơ hình Tập đồn kiểu mới: Tập đoàn phát triển vì cộng đồng.

2.1.4. Lý tƣởng chung.

Phát triển hệ thống quản lý giàu tính sáng tạo nhằm khai thác hiệu quả nhất nguồn lực con người và các nguồn tài nguyên khác, xây dựng được môi trường sống tốt đẹp cho con người thuộc mọi tầng lớp xã hội, nâng cao mức sống và đem lại hạnh phúc lớn lao cho mọi thành viên và đóng góp nhiều cho cộng đồng.

Cổ vũ tinh thần đoàn kết, nhân ái nhằm tạo dựng một xã hội thu nhỏ - Mái nhà C.T Group - với sự thịnh vượng, cơng bằng, thuận hịa, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho các thành viên hiện tại và các thế hệ tương lai của C.T Group với hệ thống chính sách phúc lợi tốt đẹp nhất. Phát triển chuẩn mực: Lễ - Nghĩa - Nhân - Trí - Tín trong Tập đồn và ra xã hội bên ngồi.

Khơng ngừng sáng tạo các giá trị kinh doanh tăng thêm cho tất cả các hoạt động kinh doanh của mình cũng như của các đối tác.

2.1.5. Sản phẩm và thị trƣờng của C.T Group.

C.T Group hoạt động và phát triển mạnh mẽ trong và ngoài nước với những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là những ngành “nóng” nhất tại thị trường Việt Nam như: Kinh doanh bất động sản, Bán lẻ cao cấp, Xây dựng, Đầu tư tài chính, Ẩm thực – Giải trí và Y tế - Giáo dục, Đồn điền - Khoáng sản và Du lịch sinh thái. Sự phát triển của C.T Group sẽ luôn đồng hành với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng thời, C.T Group không những chia sẻ kinh nghiệm tích lũy được cho những thành viên trong Cơng ty mà cịn cho những đối tác và xã hội.

2.1.6. Sơ đồ tổ chức tại C.T Group:

25

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức C.T Group.

Nguồn: Nội bộ - Ban NLCĐ HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN

BAN KIỂM SỐT NỘI BỘ

TÀI CHÍNH SẢN XUẤT THƢƠNG MẠI

BAN PHÁP CHÉ BAN KẾ TỐN BAN TÀI CHÍNH PHÒNG XÚC TIẾN ĐÀU TƯ TRONG NƯỚC BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN TỔ CHỌN THẦU CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN BÁN LẺ CAO CẤP SIÊU THỊ KDTT BẤT ĐỘNG SẢN CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN

(1) CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN (2) CÁC CÔNG TY THÀNH VIÊN (3) BACK OFFICE BAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BAN NHÂN LỤC CÔNG ĐỒNG

26

Theo cơ cấu hiện tại, C.T Group có ba lực lượng: lực lượng thương mại, lực lượng sản xuất, lực lượng tài chính và khối back-office.

Hình 2.2. Sơ đồ 03 lực lƣợng và 01 khối của C.T Group.

Nguồn: Nội bộ - Ban NLCĐ

Lực Lƣợng C.F (Commercial Force)

Slogan: “Nhiệt huyết để thành công, sáng tạo để khác biệt”

Ý nghĩa màu sắc: Hoạt động thương mại là hoạt động cực kỳ quan trọng. Vì thế, đây là mũi tiến cơng ưu tiên hàng đầu của Tập đồn. Màu cam thể hiện tinh thần quyết tâm và xung phong, cũng là màu biểu tượng cho sự vui tươi, năng động. Ý nghĩa slogan: Để thành công, mọi thành viên trong lực lượng Thương mại phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt huyết, không ngừng sáng tạo để tạo sự khác biệt, tìm ra những phương cách hay nhằm đạt hiệu quả bán hàng cao nhất.

Lực Lƣợng P.F (Production Force)

Slogan: “Cải tiến không ngừng, cảm hứng vô biên”

Ý nghĩa màu sắc: C.T Group đang trong giai đoạn triển khai sản xuất, ví như chúng ta đang gieo hạt để mai này mọc lên những cánh rừng lớn, hứa hẹn mùa bội thu. Chọn màu xanh lá cây đậm, hơi nghiêng về xanh đen là thể hiện sự mạnh mẽ, cứng rắn và chiến lược xanh trong sản xuất.

27

Ý nghĩa slogan: C.T Group mong đợi mọi thành viên trong Lực lượng Sản xuất không ngừng cải tiến và cảm hứng không giới hạn để tạo ra những sản phẩm vừa độc đáo, vừa giá trị.

Lực Lƣợng F.F (Financial Force)

Slogan: “Siêu nhanh - tuyệt chính xác, vƣơn khắp năm châu”

Ý nghĩa màu sắc: Tài Chính trong giai đoạn này vơ cùng quan trọng, rất cần sự tinh nhuệ, tinh tế, nhạy bén. Màu ruby là màu thể hiện sự quý giá. C.T Group mong đợi lực lượng Tài Chính sẽ biết cách quản lý dòng tiền hiệu quả và gọi vốn đầu tư thành công.

Ý nghĩa Slogan: Công việc của lực lượng Tài Chính là cơng việc gấp gáp, cần sự nhanh chóng nhưng khơng được sơ suất. Hoạt động tài chính cần mở rộng, khơng chỉ giới hạn trong nước mà còn phải vươn khắp năm châu.

Khối Back - Office

Slogan: “Hậu phƣơng vững chắc, tinh binh luyện rèn”

Ý nghĩa màu sắc: Màu xanh da trời đậm được chọn là màu tượng trưng cho nhóm Back Office vì đây là màu của biển, ln hiền hịa, vỗ về, có ý nghĩa khích lệ động viên tinh thần.

Ý nghĩa slogan: Hoạt động của nhóm back office là hoạt động phía sau, chuẩn bị, hỗ trợ cho người xung trận. Hậu phương vững chắc sẽ nâng đỡ, ni dưỡng, hỗ trợ tích cực cho 3 lực lượng ở trên.

2.2. Phân tích thực trạng cơng tác duy trì NNL tai C.T Group 2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực. 2.2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực.

2.2.1.1. Thống kê về số lượng lao động.

Bảng 2.1: Thống kê về số lƣợng lao động từ năm 2009 - 2013.

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng số CBCNV 1902 1879 1898 2039 1793

Trong đó nữ: 989 997 1044 1105 1014

Nam: 913 882 854 934 779

28

Từ bảng thống kê cho thấy, số lượng lao động năm 2013 giảm rõ rệt so với các năm trước. Năm 2013 giảm 246 người so với năm 2012, giảm 105 người so với năm 2011, giảm 86 người so với năm 2010 và giảm 109 người so với năm 2009. Trong năm năm thống kê thì năm 2012 là năm có số lượng lao động cao nhất, do năm 2012 Cơng ty có thêm nhiều dự án mới nên nhu cầu lao động tăng. Sở dĩ, số lượng lao động trong năm 2013 giảm mạnh là do C.T Group tiến hành tái cấu trúc, tinh giảm và thu gọn cơ cấu tổ chức. Điều này cũng phù hợp với chủ trương và chiến lược kinh doanh của Cơng ty. Tuy nhiên, q trình tinh giảm này cũng cần chú ý đến việc giữ chân những người giỏi. Bảng thống kê cũng cho thấy số lượng lao động nữ nhiều hơn lao động nam.

2.2.1.2. Thống kê cơ cấu lao động theo trình độ và giới tính.

Bảng 2.2: Thống kê cơ cấu lao động theo giới tính và trình độ.

STT Nội dung Số ngƣời Tỷ lệ (%)

Tổng số CBCNV trong Công ty 1793 100 Trong đó nữ: 1014 56.55 Nam: 779 43.45 1 Tiến sỹ, thạc sỹ 89 4.96 2 Kỹ sư, cử nhân. 1425 79.48 3 Cao đẳng, trung cấp 111 6.19 4 Dưới trung cấp 168 9.37

Nguồn: Nội bộ - Ban NLCĐ (12/2013)

Từ bảng 2.2 cho thấy nguồn nhân lực của C.T Group có trình độ đại học là

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác duy trì nguồn nhân lực tại c t group đến năm 2020 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)