Tác động của ngoại lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 49 - 51)

6. Nội dung nghiên cứu

2.2. Nguyên nhân lạm phát ở nước ta

2.2.1. Tác động của ngoại lực

Nếu khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998, Việt Nam dường như đứng “ngoài cuộc”. Song sau hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, kinh tế Việt Nam đang dấn sâu vào

công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế với sự gia nhập vào ASEAN, AFTA, WTO và các quan hệ đa phương đơn phương khác, đã đưa kinh tế Việt Nam vào vòng ảnh hưởng dây chuyền, bởi những biến động của kinh tế khu vực và tồn cầu. Trong đó có những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp.

Yếu tố tác động trực tiếp và sâu rộng có tính tồn cầu là sự khủng hoảng năng lượng mà chủ yếu là giá xăng dầu đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lạm phát ở Việt Nam . Giá xăng dầu liên tục thay đổi có lúc lên tới 140USD/ thùng, đã thâm nhập trên diện rộng trong lưu thơng hàng hóa, từ khâu ngoại nhập rồi lan rộng đến thị trường làm tăng chỉ số giá cả CPI dẫn tới phá vỡ mặt bằng giá cũ, ảnh hưởng đến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.. Nếu chính phủ khơng kiềm giá xăng dầu trong thời gian qua thì chỉ số giá tăng cịn trầm trọng hơn.

Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu dùng khác trên thị trường.

Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài (có thời kỳ cả nước có 30/63 tỉnh thành có dịch bệnh) làm giảm mạnh nguồn cung thực phẩm và gia tăng chi phí chăn ni. Ngồi ra, tình hình thời tiết khắc nghiệt trong một số giai đoạn cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản thực phẩm tại một số thời điểm gây tăng giá hàng hóa.

Đây là yếu tố khách quan mà tiềm lực kinh tế Việt Nam chưa đủ khả năng chủ động kiểm sốt và ngăn chặn. Điều này có thể liên hệ với cuộc khủng hỏang ở Mỹ những năm 70 thế kỷ 20, khi mà khối OPEC cấm vận xăng dầu đối với Mỹ để phản đối Mỹ đứng về phía Israel trong cuộc chiến với các nước Ả Rập. Cuộc khủng hoảng dẫn tới lạm phát kéo dài đến cuối thập niên đó, mặc dù Mỹ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Chúng ta thường nói “nội lực là chính” nhưng trong cuộc khủng hoảng này, xét trong chừng mực nào đó ngoại lực đang ảnh hưởng rất mạnh mẽ và sâu rộng. Các nước hàng đầu thế giới Mỹ, Nhật, EU đã hỗ trợ hàng ngàn tỷ USD để trợ giúp nền kinh tế. Song hiệu quả của các gói kích hoạt kinh tế đó cần có nhiều thời gian. Kinh tế thế giới

đang suy thoái bao trùm và cần nhiều thời gian phục hồi thực trạng đó làm sa sút nghiêm trọng đến kim nghạch xuất khẩu của Việt Nam và ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế, bởi kim ngạch xuất khẩu ở Việt Nam chiếm gần 70% GDP. Đây là tác nhân quan trọng làm suy giảm kinh tế Việt Nam và tăng trưởng kinh tế Việt Nam phụ thuộc khơng ít vào nhân tố đó.

Ngồi ra Việt Nam còn chịu tác động của đồng USD giảm giá, làm ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu tăng nhập siêu. Bên cạnh đó sự giảm giá của đồng USD cũng tạo cơ hội cho giá xăng dầu leo thang liên tục, giá vàng dao động bất thường, khơng có lợi cho nền kinh tế. Giá vàng tuy diện ảnh hưởng của nó là giới hạn song cũng góp phần thêm tác nhân biến động tiêu cực đến mặt bằng giá cả. Ngoài ra sự biến động của giá vàng mang tính tự phát khơng thể coi là yếu tố đứng ngồi q trình lạm phát. Những tác động trên có thể gọi là những yếu tố “nhập khẩu” lạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)