5 Diễn biến CPI năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 43)

Nguồn: Tổng cục thống kê

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2012 tăng 9,21% so với bình quân năm 2011. Nhìn lại năm 2012, CPI năm 2012 xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2012 diễn biến ngồi dự kiến và khơng tuân theo quy luật của những năm trước đó, cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) chỉ số CPI từ tháng 3 tới tháng 8 chỉ tăng rất chậm. Đặc biệt, trong tháng 6 và tháng 7/2012, lạm phát đã ở mức âm (với mức tăng CPI lần lượt là -0,26% và -0,29% so với tháng trước) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Qua đó, lạm phát so với cùng kỳ cũng đã giảm nhanh từ 17,27% vào tháng 1/2012 xuống mức

mối quan ngại về suy giảm kinh tế và gia tăng tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, trong tháng 8 và tháng 9, lạm phát đã đảo chiều hoàn toàn với mức tăng trong 2 tháng lần lượt là 0,63% và 2,2% so với tháng trước. Đặc biệt, mức tăng của lạm phát tháng 9 (2,2%) cịn vượt ngồi dự báo của nhiều chuyên gia. Song bước sang những tháng cuối năm 2012, lạm phát đã hạ nhiệt, mức tăng CPI trong 3 tháng 10, 11 và 12 lần lượt là 0,85%, 0,47% và 0,27% so với tháng trước. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm 2012, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường cơng tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%. Một điều khác thường nữa của thị trường giá cả trong nước năm nay là CPI không giảm vào sau Tết âm lịch mà giảm vào hai tháng giữa năm (Tháng 6 và tháng 7). Tính đến hết tháng 12/2012, lạm phát tăng 6,81% so với tháng 12/2011, thấp hơn so với mức tăng của năm 2011 (18,13%) và năm 2010 (11,75%). Như vậy là lạm phát năm 2012 đã dừng ở mức dưới 7% - đạt được mục tiêu của Quốc hội đề ra.

Diễn biến giá cả của từng nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa tính CPI, năm 2012 có thể thấy có sự khác biệt đáng kể so với các năm trước đó, cụ thể:

Về nhóm hàng, CPI bình qn của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (Lương thực tăng 3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (Lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%). Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong hai năm qua, chỉ số giá nhóm giáo dục vẫn duy trì mức tăng cao (Năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thơng vẫn duy trì mức giảm (Năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%).

Nhóm hàng giao thông dù đã trải qua 2 tháng liên tiếp giảm giá (vào tháng 6 và tháng 7 với mức giảm lần lượt là -1,64% vả -2,71%). Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, nhóm giao thơng đã tăng giá liên tiếp trở lại, với mức tăng cao nhất được ghi nhận vào tháng 9 (3,83%). Tuy trong tháng 10 và tháng 11, tốc độ tăng giá của nhóm hàng giao thơng đã hạ nhiệt (với mức tăng lần lượt là 0,61% và 0,03%) nhưng tỷ trọng đóng góp của nhóm hàng này trong mức tăng CPI chung tính đến hết tháng 12 năm 2012 vẫn ở mức khá cao (8,8%). Nguyên nhân nhóm hàng giao thơng tăng giá trở lại (đặc biệt trong tháng 9) chủ yếu là do việc điều chỉnh tăng giá xăng dầu của Chính phủ, khi nhóm hàng dầu thơ và năng lượng trên thế giới tăng mạnh trong quý III (với mức tăng so với quý trước lần lượt là 14% và 17%).

Trước biến động tăng giá mạnh của giá dầu thế giới, giá dầu trong nước cũng đã được điều chỉnh tăng tới 12,62% (từ mức 21.000 lên mức 23.650 đ/lít). Tuy nhiên, trong tháng 10 và tháng 11, giá dầu thô và năng lượng đã giảm nhẹ. Tính đến hết tháng 11/2012, giá dầu thô và năng lượng đã giảm 4,09% và 4,7% so với cuối tháng 9. Do vậy, giá mặt hàng xăng dầu trong nước cũng đã được điều chỉnh giảm vào giữa tháng 11. Điều này đã góp phần làm giảm áp lực tăng giá lên nhóm hàng giao thông trong những tháng cuối năm.

Tương tự nhóm hàng giao thơng, nhóm hàng “nhà ở và vật liệu xây dựng" dù có tới 4 tháng liên tiếp giảm giá (từ tháng 4 tới tháng 7) với mức giảm từ -0,44% đến - 1,21%, nhưng sự tăng giá mạnh liên tiếp của nhóm hàng này trong những tháng cuối năm, (trong đó tháng 9 tăng tới 2,2%), đã đẩy tỷ lệ đóng góp của nhóm hàng này lên cao (tính đến hết tháng 12/2012, nhóm hàng này đã đóng góp 13,49% vào mức tăng CPI chung). Nguyên nhân nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng bắt đầu tăng trở tại từ trong những tháng cuối năm một phần do nhu cầu mua nhà ở thực đang có dấu hiệu khởi sắc. Bên cạnh đó, việc giá dầu hỏa tăng 6,38%, giá gas tăng 11,8% cũng phần nào tác động làm giá nhóm hàng này tăng trong những tháng cuối năm.

Qua phân tích sự tăng giảm giá của các nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI như nêu trên có thể thấy sự giảm tốc độ tăng giá năm 2012 so với năm 2011 chủ yếu là do sự giảm giá mạnh của chỉ số giá lương thực thực phẩm sự giảm giá này bắt nguồn từ giá lương thực của thế giới giảm, Và sự giảm sút trong sức mua của nền kinh tế cùng với tình trạng nhập lậu hàng thực phẩm qua biên giới Trung Quốc gia tăng.

Việc tăng nhanh CPI trong một số tháng của năm 2012 tập trung chủ yếu là do giá xăng dầu tăng cao, thêm vào đó là giá dịch vụ y tế. Việc tăng giá của các nhóm hàng này, ngồi yếu tố quốc tế cịn do việc quản lý giá các mặt hàng này cịn chưa tốt. Tình trạng quản lý giá như vậy là một trong những yếu tố gây lạm phát kỳ vọng. Đây là vấn đề cần được khắc phục để hạn chế kỳ vọng lạm phát của những năm tiếp theo. Xu hướng giảm của CPI trong năm 2012 có thể thấy chưa có yếu tố bền vững, bởi vì:

Việc giá nguyên - nhiên liệu, giá thực phẩm trên thị trường thế giới có xu hướng giảm. Tuy nhiên, việc giảm giá các mặt hàng này trên thị trường quốc tế có thể chỉ mang tính chu kỳ và là hệ quả tất yếu của giai đoạn kinh tế suy thoái. Do vậy, trong trung hạn vẫn cần hết sức chú ý xu hướng biến động khó lường của yếu tố này trong việc tác động đến sự gia tăng chỉ số CPI của Việt Nam.

Bối cảnh kinh tế hiện nay cũng đã tác động mạnh làm suy giảm cầu tiêu dùng nội địa thấp hơn nhiều so với dự báo, tín dụng ngân hàng tạm thời suy giảm... Nhân tố này sẽ được khắc phục cùng với sự phục hồi kinh tế trong nước. Do vậy, nhân tố này chỉ mang tính tạm thời làm giảm tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng. Tuy nhiên, nếu các biện pháp của Chính phủ để phục hồi tăng trưởng kinh tế khơng hiệu quả, thì sự suy giảm sức mua sẽ là nhân tố gây nên tình trạng giảm phát kéo dài.

Diễn biến của cán cân thanh toán chưa đủ bền vững để hỗ trợ giảm sức ép về tỷ giá. Mặc dù, hoạt động thương mại của Việt Nam trong đó chủ yếu là xuất khẩu các hàng thiết yếu không ảnh hưởng lớn bởi sự suy giảm thương mại tồn cầu, thậm chí trong một vài trường hợp, dưới tác động thu nhập giảm tiêu dùng ở một số nước Phát triển đã hướng sang các hàng hóa xuất xứ từ các nước đang phát triến như Việt Nam. Đây có thể là một

trong những nhân tố hỗ trợ cán cân thương mại Việt Nam vào nửa đầu năm 2012. Tuy nhiên nếu trong giai đoạn tới, cơ cấu xuất nhập khẩu của Viêt Nam chưa có những thay đổi căn bản thì chỉ ngay khi kinh tế tồn cầu có khuynh hướng phục hồi thì Việt Nam lại phải đối mặt với tình trạng nhập siêu.

Mặc dù lạm phát hiện tại đang giảm tốc song kể cả khi đẩy lùi về mức một con số vào cuối năm thì vẫn cịn cao hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Tính bền vững trong tăng trưởng kinh tế chưa cao, năng suất lao động thấp, mặc dù Việt Nam đang nỗ lực chuyển đổi mơ hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, song quá trình chuyển đổi này phải có thời gian, và vốn vẫn là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, trong khi đó năng lực quản lý sử dụng vốn cao khó có thể cải thiện nhanh. Do vậy nếu thực hiện các giải pháp vĩ mô không thận trọng thì nguy cơ lạm phát vẫn hiện hữu.

2.1.5. Năm 2013

Hình 2.6: Diễn biến CPI năm 2013

Kinh thế thế giới năm 2013 vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp. Tăng trưởng kinh tế của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, đặc biệt là một số nước thành viên đang chịu ảnh hưởng của nợ cơng vẫn cịn rất mờ nhạt. Khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu chưa hồn tồn chấm dứt. Mặc dù có một vài dấu hiệu tích cực cho thấy các hoạt động kinh tế đang phục hồi trở lại sau suy thoái nhưng triển vọng kinh tế tồn cầu nhìn chung chưa vững chắc, nhất là đối với các nền kinh tế phát triển. Việc tạo công ăn việc làm được xem là một thách thức lớn của các nước phát triển. Những yếu tố khơng thuận lợi đó từ thị trường thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta. Ở trong nước, các khó khăn, bất cập chưa được giải quyết gây áp lực lớn cho sản xuất kinh doanh: Hàng tồn kho ở mức cao, sức mua yếu, tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể...

Trước tình hình đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã kịp thời ban hành hai Nghị quyết quan trọng là Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có chỉ số giá tháng 12/2013 so với tháng trước tăng cao nhất với mức tăng 2,31%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,57%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,49% (Lương thực tăng 1,22%; thực phẩm tăng 0,38%; ăn uống ngồi gia đình tăng 0,17%); đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thiết bị và đồ dùng gia đình

tăng 0,25%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,13%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,08% (Dịch vụ y tế tăng 0,02%); giáo dục tăng 0,02%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ cịn lại có chỉ số giá giảm gồm: Giao thơng giảm 0,23%; bưu chính viễn thơng giảm 0,01%.

Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường: Trong năm có 17 tỉnh, thành phố điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước, đóng góp vào chỉ số chung cả nước gần 1,1%; các địa phương tiếp tục thực hiện lộ trình tăng học phí làm làm CPI nhóm giáo dục tăng 11,71%, đóng góp vào chỉ số chung cả nước tăng khoảng gần 0,7%; giá xăng dầu được điều chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%.

- Nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối năm.

- Ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão. - Mức cầu trong dân yếu

2.2. Nguyên nhân lạm phát ở nước ta

Như trên đã phân tích, hiện tượng lạm phát của Việt Nam đang diễn ra về cơ bản là do yêu cầu của sự chuyển biến về chất của nền kinh tế, thể hiện qua mâu thuẫn giữa nội sinh và ngoại lực trong điều kiện Việt Nam thâm nhập sâu rộng vào tiến trình tồn cầu hóa kinh tế. Vì sao nó diễn ra trong thời gian này. Điều đó cần xem xét trên 2 phương diện kinh tế ngoại lực và nội sinh.

2.2.1. Tác động của ngoại lực

Nếu khủng hoảng tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998, Việt Nam dường như đứng “ngoài cuộc”. Song sau hơn 10 năm tiếp tục đổi mới, kinh tế Việt Nam đang dấn sâu vào

công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế với sự gia nhập vào ASEAN, AFTA, WTO và các quan hệ đa phương đơn phương khác, đã đưa kinh tế Việt Nam vào vòng ảnh hưởng dây chuyền, bởi những biến động của kinh tế khu vực và tồn cầu. Trong đó có những nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp.

Yếu tố tác động trực tiếp và sâu rộng có tính tồn cầu là sự khủng hoảng năng lượng mà chủ yếu là giá xăng dầu đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lạm phát ở Việt Nam . Giá xăng dầu liên tục thay đổi có lúc lên tới 140USD/ thùng, đã thâm nhập trên diện rộng trong lưu thơng hàng hóa, từ khâu ngoại nhập rồi lan rộng đến thị trường làm tăng chỉ số giá cả CPI dẫn tới phá vỡ mặt bằng giá cũ, ảnh hưởng đến cho chi phí sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.. Nếu chính phủ khơng kiềm giá xăng dầu trong thời gian qua thì chỉ số giá tăng cịn trầm trọng hơn.

Giá vàng trên thị trường thế giới tăng đột biến cũng khiến giá vàng trong nước tăng mạnh gây tâm lý tăng giá lan tỏa sang các hàng hóa tiêu dùng khác trên thị trường.

Dịch bệnh trên vật nuôi lan rộng và kéo dài (có thời kỳ cả nước có 30/63 tỉnh thành có dịch bệnh) làm giảm mạnh nguồn cung thực phẩm và gia tăng chi phí chăn ni. Ngồi ra, tình hình thời tiết khắc nghiệt trong một số giai đoạn cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp và vì vậy ảnh hưởng đến nguồn cung nông sản thực phẩm tại một số thời điểm gây tăng giá hàng hóa.

Đây là yếu tố khách quan mà tiềm lực kinh tế Việt Nam chưa đủ khả năng chủ động kiểm sốt và ngăn chặn. Điều này có thể liên hệ với cuộc khủng hỏang ở Mỹ những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)