4 Diễn biến CPI năm 2011

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 39 - 43)

Nguồn: Tồng cục thống kê

Ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt trong cả năm 2011; và điều này được thể hiện khá rõ nét trong chiến lược điều hành chính sách vĩ mơ năm vừa qua. Ngồi ra, năm 2011 cũng là bước đệm quan trọng trong nỗ lực tái cấu trúc hệ thống tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Theo báo cáo mới nhất từ Tổng cục thống kê, tháng cuối cùng trong năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 0,53%, đẩy CPI cả năm tăng 18,58% so năm 2010. So cùng kỳ tháng 12/2010, CPI cả nước tăng 18,13%. Giá hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% so tháng trước. Cả năm nhóm hàng hóa thiết yếu này tăng giá 26,49%. Trong đó, giá các mặt hàng lương thực tăng mạnh 1,4%, cả năm tăng 22,82%. Giá tực phẩm tăng 0,49%, cả năm tăng 29,34%. Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%, cả năm tăng 11,7%. Trong khi đó, giá hàng hóa may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,86%, cả năm tăng 12,1% so năm 2010. Chi phí dành cho nhà ở bao gồm tiền thuê nhà, điện, nước,

chất đốt và vật liệu xây dựng tiếp tục tăng 0,51%, cả năm tăng tới 19,66%. Giá thuốc và dịch vụ y tế cuối năm tăng 0,24%, cả năm tăng 5,65%. Chi phí cho giáo dục tăng nhẹ 0,05% trong khi cả năm tăng 23,18%. Nhóm hàng hóa duy nhất giảm giá trong tháng cận Tết là bưu chính viễn thơng, giảm 0,09%, cả năm nhóm hàng này giảm 4,06%. Dấu hiệu của tính quy luật chỉ cịn rất mờ nhạt, diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2011 nổi trội ở hai đột biến, đến từ các mức tăng kỷ lục mới trong tháng 4 và tháng 7.

Khởi đầu năm 2011, kinh tế vĩ mô trong nước phải đương đầu với những bất ổn lạm phát, tỷ giá… vốn đã khởi phát từ giai đoạn trước đó. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước trong hai tháng 1 và 2 đều duy trì mức tăng kỷ lục lần lượt là 1.74% và 2.09%, khá cao so với kỳ vọng. Điều này đã phần nào hé lộ bức tranh kém tươi sáng về tình hình lạm phát trong năm 2011. Nói cách khác, lạm phát sẽ tiếp tục là thách thức đáng kể nếu khơng có những biện pháp hữu hiệu để kiềm chế. Bất ổn tỷ giá cũng là vấn đề nhức nhối mà cơ quan quản lý phải đối mặt. Tình trạng tỷ giá USD/VND giao dịch trên thị trường tự do luôn lớn hơn tỷ giá niêm yết khoảng 8% đã kéo dài trong khoảng 4 tháng trước đó. Ngày 11/2/2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành văn bản số 74/TB-NHNN, nâng tỷ giá liên ngân hàng USD/VND thêm 9.3%, từ 18,932 lên 20,693 VND/USD và thu hẹp biên độ dao động từ 3% xuống còn 1%. Đây là lần nâng tỷ giá USD/VND đầu tiên kể từ ngày 18/8/2010. Sau quyết định điều chỉnh tỷ giá, vào ngày 18/2, NHNN tiếp tục nâng lãi suất tái cấp vốn thêm 2% lên 11%, mức cao nhât trong 2 năm. Thêm vào đó, các lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN cũng được điều chỉnh tăng. Việc tăng lãi suất này là một thông điệp rõ ràng cho thấy NHNN đang thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, và sau đó đã tác động đến lãi suất trên thị trường tiền tệ. Ngoài ra, động thái này cũng nhắm đến một mục tiêu khác là ổn định tỷ giá.

Từ 24/2 đến cuối quý 2/2011: Nghị quyết số 11. Một điểm nhấn quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2011 là sự ra đời của Nghị quyết số 11/NQ-CP vào ngày 24/2/2011. Trong đó, các giải pháp cơ bản tập trung vào việc thắt

chặt chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Cụ thể, Chính phủ đặt lại mục tiêu tăng trưởng tín dụng 2011 dưới 20%, tăng trưởng cung tiền M2 từ 15-16%. Ngồi ra, Chính phủ cịn chủ trương giảm dịng tiền chảy vào khu vực phi sản xuất, nhất là chứng khoán và bất động sản; cụ thể, tỷ trọng tín dụng phi sản xuất vào cuối năm 2011 đạt tối đa 16%. Đối với chính sách tài khóa, Chính phủ cũng đặt mục tiêu kiểm soát thâm hụt ngân sách dưới 5%. Theo sau Nghị quyết số 11, việc nâng cao lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết, lãi suất thị trường mở (OMO) của NHNN... cũng đã thể hiện rõ quyết tâm thắt chặt chính sách tiền tệ, nhằm kiềm hãm lạm phát. Ngồi ra, NHNN có những quyết định dồn dập như tăng dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1% và yêu cầu DNNN bán lại ngoại tệ… Mục đích chính là nhằm cải thiện dự trữ ngoại hối, ổn định thị trường ngoại tệ và cả thắt chặt tiền tệ.

Lạm phát liên tiếp bị đẩy lên, CPI theo tháng tăng 2,17% vào tháng 3. Chưa kịp hết ngỡ ngàng về sự gia tốc sau Tết Nguyên đán, CPI lập tức đạt đỉnh vào tháng 4 ở mức 3,32%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây. Đến lúc này, CPI so với cuối năm trước đã tăng 9,64%, vượt xa mục tiêu 7%, hiện thực hóa nỗi lo lạm phát. Với mức tăng CPI cả năm tăng 18,58%, Chính phủ đã khơng hồn thành chỉ tiêu được Quốc hội giao trong phiên họp cuối năm năm ngối là khơng q 7%. Thậm chí, mức tăng giá này cũng vượt dự kiến đã đưa ra trước đó là 18%.Tại phiên họp Quốc hội diễn ra tháng 7 năm nay, Chính phủ đã đề nghị nới chỉ tiêu CPI cả năm lên không quá 17%, song chỉ tiêu này đến nay đã không thực hiện được mặc dù có nhiều phấn đấu.

Quý 3: Lạm phát giảm tốc, bùng nổ các biện pháp hành chính. Một trong những thành công bước đầu của việc thực hiện Nghị quyết số 11 là xu hướng lạm phát giảm tốc đã được thể hiện khá rõ nét trong những tháng sau đó. Nhờ vào tín hiệu khả quan này, ngày 04/07/2011 NHNN hạ lãi suất đối với các khoản vay trên thị trường mở (OMO) từ 15% xuống 14%. Bằng động thái hạ lãi suất cho vay trên thị trường mở, NHNN đã phát đi tín hiệu nới rộng chính sách tiền tệ. Động thái này được đánh giá khá rủi ro trong bối cảnh lạm phát trong nước vẫn đang đứng ở mức cao. Trong bối cảnh nền kinh tế phải “oằn

lưng” gánh nặng chi phí vốn vay, NHNN đã ban hành hàng loạt các biện pháp hành chính nhằm hạ mặt bằng lãi suất. Cụ thể, trần lãi suất huy động được quy định ở mức 14%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi VND không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng chỉ là 6%/năm; và nghiêm cấm khuyến mại dưới mọi hình thức. NHNN cũng thực hiện các biện pháp thanh tra và xử lý nặng những trường hợp vi phạm các quy định này.

Ngồi ra, Chính phủ và NHNN cũng đưa ra một số các giải pháp để bình ổn thị trường vàng, các biện pháp xử lý vi phạm ngoại tệ nhằm giảm áp sức lên thị trường ngoại hối.

Cuối năm 2011 Chính phủ quyết tâm thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế. Lạm phát cao kéo dài, bất ổn tỷ giá và thị trường vàng, mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, sụt giảm niềm tin… là những yếu kém được bộc lộ khả rõ nét trong suốt năm 2011. Chính những điều này đã thôi thúc thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế trong thời gian sớm nhất.

Tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2011, Chính phủ đã yêu cầu khẩn trương hoàn thiện 3 đề án tái cấu trúc đầu tư, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng. Chính phủ cũng đã xác định rõ tái cơ cấu nền kinh tế là mục tiêu trọng tâm của nền kinh tế trong thời gian tới.

Nổi bật nhất trong giai đoạn này là động thái hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và Ficombank thành một ngân hàng mới với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) mà khơng có xáo trộn đáng kể nào. Động thái đã phần nào “hé lộ” lộ trình tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) trong thời gian tới. Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đưa ra quan điểm khá rõ ràng về trách nhiệm đối với những tổn thất phát sinh trong q trình tái cơ cấu TCTD. Theo đó, Chính phủ và NHNN khơng bao cấp cho bất kỳ tổ chức nào, và chủ sở hữu TCTD phải chịu trách nhiệm đầu tiên và cuối cùng đối với những tổn thất này. Ngoài ra, các TCTD yếu kém sau khi được ưu tiên tái cơ cấu để trở lại thị trường hoạt động theo các chuẩn mực, quy định của pháp luật nhưng vẫn khơng thể phục hồi được, thì sẽ bị đưa ra khỏi thị trường một cách có trật tự.

2.1.4. Năm 2012

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH lạm phát và ứng dụng mô hình arima để dự báo lạm phát ở việt nam (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)