Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức, nghiên cứu tại ngân hàng thương mại việt nam , (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4 Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức

Tác giả Howard Gardner trong cuốn sách "Leading minds", viết về một số nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX, gọi lãnh đạo là "một cá nhân mà có ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và/hoặc hành vi của con người thông qua lời lẽ hoặc minh chứng cá nhân". Thực tế trong bất cứ tình huống nào, một nhóm từ hai người trở lên ln ln có một người có ảnh hưởng nổi bật, người đó là lãnh đạo. Vì vậy mỗi chúng ta đều gây ảnh hưởng và bị ảnh hưởng từ người khác. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta lãnh đạo người khác trong một vài lĩnh vực; ngược lại ở một số lĩnh vực khác chúng ta được người khác dẫn dắt. Khơng ai nằm ngồi quy luật này: hoặc là nhà lãnh đạo hoặc là người bị lãnh đạo.

Nhà lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ những người có chức vụ quan trọng đến những người có vị trí bình thường như chủ tịch nước, tổng thống, vua, các bộ trưởng, chủ tịch các tập đoàn đa quốc gia, giám đốc, kế tốn trưởng, trưởng phịng, nhân viên, thuyền trưởng, cha xứ, giáo chủ một giáo phái, hay thậm chí là đội trưởng đội bóng, cha mẹ trong gia đình, trưởng nhóm trong một nhóm bạn học... Có thể thấy lãnh đạo ln xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, dẫn đầu, có khả năng đề xướng hướng đi cho mọi người, và quyết định cho các hoạt động nội bộ. Các nghiên cứu về lãnh đạo chỉ ra rằng lãnh đạo tác động đến sự thay đổi của tổ chức. Lấy ví dụ, nghiên cứu của Hennessy (1998) cho thấy lãnh đạo tạo ra môi trường thay đổi nền tản của tổ chức. Brooks (1996) cho rằng các lãnh đạo sử dụng kiến thức của họ về văn hóa để ảnh hưởng đến thay đổi tổ chức.

Nếu ví tổ chức như một con thuyền thì lãnh đạo là thuyền trưởng chèo lái con thuyền đó. Vì vậy, lãnh đạo là người có vai trị rất lớn trong việc xây dựng, duy trì và phát triển những yếu tố gắn kết con người với nhau trong tổ chức, chính là văn hóa tổ chức. Nếu khơng nhận thức được vai trị này của mình, nhà lãnh đạo sẽ khơng thể tạo dựng được một nền văn hóa phát triển bền vững trong tổ chức. Cho nên, bản thân nhà lãnh đạo cần nhận rõ hơn ai hết vai trò của mình trong quá trình hình thành và phát triển các yếu tố văn hóa tổ chức.

Lãnh đạo là người hình thành nên văn hóa tổ chức. Nhà lãnh đạo là người tạo ra những đặc thù của văn hóa tổ chức, ghi dấu ấn đậm nét nhất lên văn hóa tổ chức, khi họ ở vị trí là người sáng lập tổ chức. Nhà lãnh đạo xây dựng tầm nhìn cho tổ chức và lựa chọn hướng đi, mơi trường hoạt động, các ngun tắc...nói chung của tổ chức. Văn hóa tổ chức phản ánh văn hóa riêng của mỗi nhà lãnh đạo.

Lãnh đạo là người phát triển văn hóa tổ chức. Lãnh đạo là người đóng vai trị quan trọng đầu tiên trong q trình xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức, cho dù văn hóa tổ chức là sản phẩm chung của mọi thành viên trong tổ chức. Nhà lãnh đạo ln có xu hướng tuyển chọn những người có quan điểm chung với mình, và ln ln truyền bá, tạo động lực để các thành viên thực hiện theo những giá trị mà họ đã lựa chọn. Các nhà lãnh đạo cũng luôn ln cố gắng là hình mẫu để mọi người trong tổ chức noi theo.

Lãnh đạo là người thay đổi văn hóa tổ chức. Lãnh đạo là người có vai trị rất lớn trong việc khởi xưởng và thực hiện những thay đổi văn hóa trong tổ chức. Thay đổi văn hóa tổ chức là một trong những thách thức lớn, địi hỏi nhà lãnh đạo phải có những hoạt động rất tích cực và thận trọng. Vì vậy, họ thường là người thay đổi đầu tiên và từ đó họ tạo nên sự thay đổi ở mọi thành viên trong trong tổ chức.

Nghiên cứu của Lok and Crawford (1999) chỉ ra những hành vi lãnh đạo cụ thể có quan hệ với những đặc điểm văn hóa riêng biệt của tổ chức. Chodkowski (1999) kết luận hành vi của người lãnh đạo ảnh hưởng đến nhận thức về văn hóa tổ chức của cấp dưới. Hay Schein (1992) cho rằng những hành vi hàng ngày của cấp quản lý trực tiếp gửi thông điệp mạnh mẽ đến nhân viên về những đặc điểm chính văn hóa của một tổ chức. Những hành vi này được xem như cơ chế liên kết văn hóa ban đầu và bao gồm những gì các quản lý chú tâm, cách họ phản ứng với khủng hoảng và tiêu chí họ sử dụng để phân bổ nguồn lực và/hoặc khen thưởng đối với nhân viên. Điều này cho thấy hành vi lãnh đạo có quan hệ mật thiết đến văn hóa tổ chức.

Thực chất cơng việc lãnh đạo là khả năng tạo ra tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng trong tổ chức. Ba nhiệm vụ này kết hợp với nhau, tạo nên sự khác biệt của một nhà lãnh đạo với bất kỳ ai. Người nhìn xa trơng rộng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta không thể truyền cảm hứng. Người tạo ra và duy trì được ảnh hưởng không phải là người lãnh đạo nếu anh ta khơng thể tạo ra một tầm nhìn. Tầm nhìn, cảm hứng và ảnh hưởng cần phải được thực hiện một cách khéo léo và bài bản, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất và kỹ năng riêng biệt. Vì vậy, cơng việc lãnh đạo vừa mang tính chất nghệ thuật, lại vừa mang tính chất khoa học. Tất cả các công việc lãnh đạo đều phải sử dụng đến quyền lực. Quyền lực có thể được tạo ra từ chức vị, từ các mối quan hệ, từ bản thân mỗi cá nhân. Người ta thường kết hợp cả ba loại quyền lực này với nhau trong khi thực hiện công việc, tuy nhiên mức độ sử dụng mỗi loại quyền lực lại khác nhau. Trong công việc quản lý, nhà quản lý thường sử dụng quyền lực chức vị để buộc các nhân viên làm theo yêu cầu của mình đưa ra. Quyền lực đó mang tính cưỡng chế, sử dụng hình phạt để phát huy tác dụng. Cịn trong cơng việc lãnh đạo, nhà lãnh đạo lại sử dụng quyền lực cá nhân, tức là quyền lực xuất phát từ phẩm chất, năng lực của mình. Quyền lực đó mang tính cuốn hút, lôi kéo người khác đi theo mình.

Nhiều người hay nói tới “nghệ thuật lãnh đạo”, điều đó cũng phần nào nói lên bản chất của công việc lãnh đạo, nhưng không phải là tất cả. Bản chất của công việc lãnh đạo là bao gồm cả nghệ thuật và khoa học. Theo Lim và Daft (2004), nhiều kỹ năng và phẩm chất vốn có của lãnh đạo là điều khơng thể hồn tồn học hỏi từ sách vở, mà nó được xây dựng từ những kinh nghiệm và sự thực hành thường xuyên. Hơn nữa các kỹ năng lãnh đạo phải được vận dụng một cách khéo léo. Vì vậy, lãnh đạo giống như một nghệ thuật. Nhà lãnh đạo và người nghệ sĩ có những điểm tương đồng với nhau, như họ luôn luôn cố gắng diễn tả tầm nhìn và mục đích của mình. Đó là đam mê của họ và là nguồn gốc của khát vọng. Khả năng truyền đạt một cách rõ ràng của lãnh đạo về việc họ là ai, họ chịu trách nhiệm về điều gì, họ sẽ đi đâu, hay khả năng để người khác theo mình một cách tự nguyện là một sự sáng tạo, và là đòi hỏi quan trọng để xây dựng sự tin cậy và tạo ra môi trường hỗ trợ cho các hành động của nhà lãnh đạo.

Lãnh đạo cũng được xem là khoa học vì cơng việc lãnh đạo như một tiến trình và cần phải có những kỹ năng cần thiết để lãnh đạo hiệu quả. Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo, là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng của hoạt động quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ. Biểu hiện của phong cách lãnh đạo thể hiện phẩm chất cá nhân và kỹ năng lãnh đạo. Để thực hiện cơng việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có những phẩm chất đặc biệt. Năng lực lãnh đạo phụ thuộc nhiều vào phẩm chất của nhà lãnh đạo. Phẩm chất chính là những yếu tố tạo nên giá trị của nhà lãnh đạo. Một số nhà nghiên cứu coi phẩm chất cá nhân là yếu tố quyết định đối với một nhà lãnh đạo. Học thuyết về năng lực lãnh đạo của Bass (công bố vào năm 1989 & 1990) đưa ra 3 học thuyết để chúng ta trở thành nhà lãnh đạo, trong đó có một thuyết tính cách (Trait Theory) cho rằng: Khi có một vài đặc điểm tính cách cá nhân đặc biệt thì người ta có thể đảm nhận vai trị lãnh đạo một cách tự nhiên. Chuyên gia trong nghiên cứu đặc tính cá nhân Ralph Stogdill đã tiến hành hàng loạt nghiên cứu về lãnh đạo và kết luận: “Nhà lãnh đạo phải có động cơ mạnh mẽ, sự đam mê mãnh liệt và lòng kiên nhẫn trong việc đạt được mục đích đề ra, khả năng dám mạo hiểm và tính sáng tạo độc đáo trong cách giải quyết vấn đề. Lãnh đạo phải có khả năng khởi xưởng các hoạt động mới mẻ với sự tự tin, sự sẵn lòng chấp nhận hậu quả cho các quyết định và hành động của mình, có khả năng đối phó với căng thẳng, sẳn lịng tha thứ”.

Kỹ năng lãnh đạo là nói về khả năng vận dụng những kiến thức về lãnh đạo vào hoạt động thực tế để đạt được hiệu quả lãnh đạo cao nhất. Một nhà lãnh đạo tốt phải có được các kỹ năng nhận thức, kỹ năng quan hệ và kỹ năng cơng việc. Tất nhiên, khơng ai có thể hội tụ đủ tất cả các kỹ năng này, nhà lãnh đạo có thể có kỹ năng này nhưng khơng có kỹ năng kia. Vì vậy, họ cần phải có khả năng học tập liên tục và tự phát triển những kỹ năng mà mình cịn khiếm khuyết, cũng như cần phải áp dụng một cách rất linh hoạt các kỹ năng trong công việc lãnh đạo của mình.

Tóm lại, phong cách lãnh đạo là hệ thống hành vi, phẩm chất cá nhân ổn định của người lãnh đạo thường sử dụng gây ảnh hưởng đến cấp dưới trong quá trình thúc đẩy họ thực hiện các mục tiêu của tổ chức. Tổng kết kết quả của nhiều nghiên cứu khẳng định hành vi, phẩm chất của lãnh đạo có quan hệ mật thiết đến văn hóa tổ chức và các lãnh đạo sử dụng kiến thức của họ về văn hóa để ảnh hưởng, thay đổi môi trường trong tổ chức. Do đó, nghiên cứu đặt ra giả thuyết:

Giả thuyết: Có mối quan hệ giữa các phong cách lãnh đạo và nhận thức nhân viên

về văn hóa tổ chức.

Denison (2005) đã xây dựng và kiểm chứng mơ hình văn hóa tổ chức gồm bốn đặc điểm: sự tham gia, sự nhất quán, sự thích ứng, sứ mệnh. Theo đó giả thuyết nghiên cứu được mở rộng ra thành bốn giả thuyết con để kiểm chứng mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức. Các giả thuyết con dưới đây cần được kiểm định:

Giả thuyết H1: Các phong cách lãnh đạo có tương quan với nhận thức của nhân viên

về đặc điểm sự tham gia của văn hóa tổ chức.

Giả thuyết H2: Các phong cách lãnh đạo có tương quan với nhận thức của nhân viên

về đặc điểm sự nhất quán của văn hóa tổ chức.

Giả thuyết H3: Các phong cách lãnh đạo có tương quan với nhận thức của nhân viên

về đặc điểm sứ mệnh của văn hóa tổ chức.

Giả thuyết H4: Các phong cách lãnh đạo có tương quan với nhận thức của nhân viên

về đặc điểm sự thích ứng của văn hóa tổ chức.

Giả thuyết trên cho rằng một quản lý thể hiện hành vi của phong cách lãnh đạo nghiệp vụ như phần thưởng, quản lý bằng ngoại lệ dường như sử dụng cơ chế cơ bản gắn kết văn hóa để tăng cường tầm quan trọng của việc duy trì một tổ chức mà các hoạt động bên trong được hòa nhập thành một thể thống nhất. Ngược lại một người quản lý thể hiện hành vi của phong cách lãnh đạo mới về chất như quan tâm đến từng cá nhân, kích thích thơng minh, truyền cảm hứng và ảnh hưởng bằng phẩm chất dường như sử dụng cơ chế gắn kết văn hóa để tăng cường tầm quan trọng của việc thích nghi nhanh

chóng và có hiệu quả đối với những yêu cầu từ môi trường bên ngoài. Nếu các giả thuyết này được chấp nhận thì nhận thức của nhân viên về văn hóa tổ chức sẽ khác biệt về cơ bản trong hành vi lãnh đạo của cấp quản lý trực tiếp đã thể hiện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức, nghiên cứu tại ngân hàng thương mại việt nam , (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)