Các nghiên cứu thực hiện đối với thị trường Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ năng động giữa tỷ giá và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 31 - 34)

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.2.2. Các nghiên cứu thực hiện đối với thị trường Việt Nam

Chang, Su & Lai (2009) điều tra hiệu ứng bất đối xứng giữa tỷ giá và lợi nhuận chứng khoán ở Việt Nam. Sử dụng tỷ giá và giá chứng khốn đóng cửa hằng ngày cho giai đoạn từ ngày 28/07/2000 đến ngày 29/12/2006. Kiểm định M-TAR của nhóm tác giả tìm thấy một mối quan hệ đồng liên kết ngưỡng bất đối xứng dài hạn giữa tỷ giá và giá chứng khoán. Để phân tích thêm, các tác giả sử dụng MTECM, và tìm thấy giá chứng khốn Việt Nam sẽ trở lại mức cân bằng trong dài hạn khi có sự mất cân bằng trong ngắn hạn. Bên cạnh đó, trong phương trình phương sai có điều kiện của mơ hình GJR-GARCH hai biến, các tác giả tìm thấy các hiệu ứng bất đối xứng, điều này cho biết rằng khi có thơng tin xấu xảy ra trên thị trường chứng khoán và thị trường ngoại hối, biến động của thị trường riêng của thơng tin đó sẽ tăng lên; mơ hình này cũng cung cấp bằng chứng cho rằng các hiệu ứng địn bẩy tồn tại trên thị trường chứng khốn. Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối quan hệ truyền biến động đáng kể giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu ở Việt Nam.

Narayan & Narayan (2010) tìm thấy một mối quan hệ đồng liên kết giữa giá dầu, tỷ giá và giá chứng khốn tại Việt Nam, có nghĩa giữa chúng tồn tại một mối quan hệ cân bằng trong dài hạn, bằng chứng thực nghiệm cho thấy cả giá dầu và tỷ giá đều tác động cùng chiều có ý nghĩa đến giá chứng khoán. Trong ngắn hạn, giá dầu và tỷ giá đều không ảnh hưởng đến lợi nhuận chứng khoán. Các tác giả sử dụng dữ liệu hằng ngày của giá dầu, tỷ giá danh nghĩa VND/USD và chỉ số chứng khoán VN-Index trong giai đoạn từ ngày 28/07/2000 đến ngày 16/06/2008 để nghiên cứu tác động của giá dầu lên giá chứng khốn của Việt Nam, trong đó tỷ giá được thêm vào như là một yếu tố quyết định giá chứng khoán. Nghiên cứu được thực hiện với kiểm định đồng liên kết, phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares – OLS), mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và mơ hình GARCH(1,1).

Huỳnh Thế Nguyễn và Nguyễn Quyết (2013) cho thấy tồn tại mối liên hệ nghịch một chiều từ tỷ giá hối đoái tại bậc trễ 2 đến giá cổ phiếu (giá cổ phiếu chịu

sự tác động của tỷ giá hai tháng trước đó) khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái VND/USD, lãi suất và giá cổ phiếu tại Tp. Hồ Chí Minh trong giai đoạn tháng 10/2007 đến tháng 10/2012. Đồng thời giá cổ phiếu cịn bị tác động bởi chính nó tại độ trễ 1 và 2. Các tác giả sử dụng kiểm định nhân quả Granger, mơ hình VAR và hàm phân rã phương sai trong nghiên cứu của mình.

Nguyễn Minh Kiều và các cộng sự (2013) nghiên cứu mối quan hệ của bốn biến kinh tế vĩ mô (chỉ số giá tiêu dùng – mức độ lạm phát, tỷ giá hối đoái VND/USD, cung tiền M2, giá vàng trong nước) đến mức độ biến động của thị trường chứng khốn Việt Nam – thơng qua chỉ số chứng khoán VN-Index. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong dài hạn, giữa chỉ số giá chứng khoán VN-Index với cung tiền M2 và giá vàng trong nước có mối quan hệ cùng chiều, với lạm phát có mối quan hệ nghịch; trong khi đó tỷ giá hối đối và chỉ số giá chứng khốn khơng có mối liên hệ nào. Trong ngắn hạn, chỉ số giá chứng khốn hiện tại có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán tháng trước và quan hệ ngược chiều với tỷ giá hối đoái. Kiểm định nhân quả Granger cũng cho thấy tỷ giá hối đoái là nguyên nhân gây ra biến động của chỉ số giá chứng khoán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng từ tháng 01/2004 đến tháng 12/2011 với kiểm định đồng liên kết, mơ hình hiệu chỉnh sai số (ECM) và kiểm định nhân quả Granger.

Phan Thị Bích Nguyệt và Phạm Dương Phương Thảo (2013) với mục tiêu kiểm định tại Việt Nam có tồn tại mối tương quan giữa những nhân tố kinh tế vĩ mơ với thị trường chứng khốn Việt Nam (đại diện bởi chỉ số VN-Index) hay không. Kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy các biến: cung tiền, lạm phát, sản lượng công nghiệp (đại diện cho hoạt động kinh tế thực), giá dầu thế giới thể hiện mối tương quan cùng chiều với thị trường chứng khốn; cịn các biến lãi suất và tỉ giá hối đoái giữa VND/USD thể hiện mối tương quan ngược chiều với thị trường chứng khoán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng trong giai đoạn từ tháng 07/2000 đến tháng 09/2011, với kỹ thuật kiểm định đồng liên kết và mơ hình hồi quy tuyến tính OLS.

Rahman et al. (2014) sử dụng dữ liệu theo tháng từ tháng 01/2001 đến tháng 12/2012 trong mơ hình VAR để nghiên cứu về các mối quan hệ năng động giữa tỷ giá VND/USD, giá chứng khoán và tài khoản vãng lai trong nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thay đổi của tỷ giá hối đoái và cán cân tài khoản vãng lai trong q khứ khơng có tác động đến lợi nhuận chứng khốn hiện tại; mặt khác, lợi nhuận thị trường chứng khoán trong quá khứ ảnh hưởng lớn hơn đến thay đổi tỷ giá hiện tại.

Bùi Kim Yến và Nguyễn Thái Sơn (2014) khi tìm hiểu sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của các nhân tố kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2007 – 2012 đã tìm thấy tỷ giá và cung tiền có tương quan cùng chiều, lãi suất tương quan ngược chiều với chỉ số chứng khoán. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu theo tháng từ tháng 01/2007 đến tháng 12/2012 trong mơ hình VECM và kỹ thuật phân tích phản ứng xung để xác định mối quan hệ trong dài hạn giữa chỉ số giá chứng khoán VN-Index và các biến lãi suất, tỷ giá và cung tiền.

Chƣơng 3 - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ năng động giữa tỷ giá và giá chứng khoán ở việt nam (Trang 31 - 34)