Khuyến nghị, hàm ý chính sách

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa (Trang 64 - 65)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

5.2 Khuyến nghị, hàm ý chính sách

Thực tế cho thấy, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – nay, cũng như các quốc gia trên thế giới chính phủ Việt Nam đã sử dụng nhiều cơng cụ của chính sách tài khóa để léo lái nền kinh tế trở về quỹ đạo tăng trưởng như việc áp dụng là chính sách tài khóa mở rộng, gồm các gói kích cầu khác nhau: Gói kích cầu đầu tiên được triển khai trị giá 1 tỷ USD (17.000 tỷ đồng) nhằm hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Gói kích cầu thứ hai, với tổng nguồn vốn khoảng 8 tỷ USD, hỗ trợ lãi suất trung và dài hạn nhằm kích cầu đầu tư, phát triển sản xuất, bên cạnh đó chính phủ cũng áp dụng chính sách miễn và giảm thuế thu nhập cá nhân cho người có thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công và từ kinh doanh ở khung thuế suất bậc 1; giảm 50% thuế đối với thu nhập từ

hoạt động chuyển nhượng chứng khoán cá nhân từ ngày 01/08/2011 đến hết năm 2012. Đối với các doanh nghiệp, Chính phủ cũng có hướng dẫn giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2011 và 2012 của doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử, xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế - xã hội. Chi tiêu của chính phủ chiếm khoảng 30% GDP của đất nước, trong cơ cấu chi thường xuyên chiếm tỷ lệ lớn hơn 80% tổng chi tiêu dẫn đến việc cắt giảm chi tiêu trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nóng gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, nợ công của Việt Nam đã đạt đến mức báo động và có xu hướng tiếp tục tăng. Theo báo cáo của Bộ tài chính, nợ cơng của Việt Nam đạt 61% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại thời điểm tháng 9/2016 và con số này tăng lên xấp xỉ 65% vào thời điểm 2017-2018. Theo các chuyên gia, Chính phủ hàng năm phải chi trả 14% tổng nợ Chính phủ vay và nợ Chính phủ bảo lãnh. Việt Nam đang loay hoay trong vay vốn để phát triển và vì sử dụng vốn chưa hiệu quả nên trở thành một trong số các nước có tỷ lê nợ cơng tăng nhanh nhất. Nhưng nếu khơng tiếp tục vay thì cũng khơng có vốn để phục vụ phát triển và để trả nợ. Tốc độ tăng nợ công tăng của nợ công gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Năm 2017, vay đảo nợ lên đến 95.000 tỷ đồng. Con số này cho thấy gánh nặng nợ công đang tăng cao. Việc đầu tư công không hiệu quả sẽ tạo áp lực lên thu ngân sách, làm giảm tín nhiệm quốc gia, gia tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, chính phủ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc gia tăng vay nợ để tiếp tục tài trợ thâm hụt ngân sách, bên cạnh đó lãi suất trái phiếu chính phủ cũng tác động lên lãi suất của khu vực tư nhân dẫn đến suy giảm tổng cầu dẫn đến những hệ lụy kinh tế. Do đó chính phủ Việt Nam cần phải gia tăng hiệu quả đầu tư cơng, kiểm sốt chặt chẽ việc gia tăng nợ cơng, kiểm sốt chi tiêu cơng theo hướng cắt giảm chi thường xuyên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa (Trang 64 - 65)