Tác động của yếu tố nợ công đến việc thực hiện chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT, CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

2.4 Tác động của yếu tố nợ công đến việc thực hiện chính sách tài khóa

Nợ cơng là tình trạng phổ biến ở nhiều các quốc gia do chi tiêu chính phủ vượt quá nguồn thu từ thuế và các khoản phí, lệ phí trong nền kinh tế.

Bản chất của nợ công là quan hệ vay mượn của chính phủ với các nhà đầu tư trong thị trường tài chính nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu đầu tư vốn - đây chính là các mối hệ cung cầu tài chính trong nền kinh tế và vì vậy, nó tác động trực tiếp tới sự ổn định của thị trường tài chính.

Nợ cơng nếu được duy trì ở mức hợp lý sẽ góp phần làm gia tăng các nguồn lực của chính phủ. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, muốn đẩy mạnh việc xây dựng và đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Với chính sách duy trì tỷ lệ nợ cơng hợp lý, nhu cầu về vốn đầu tư của chính phủ sẽ được giải quyết để chi tiêu cho đầu tư cơ sở hạ tầng, nhằm gia tăng nguồn lực sản xuất cho toàn nền kinh tế. Phát hành trái phiếu chính phủ, huy động nợ cơng có thể sử dụng được nguồn lực tài chính đang nhàn rỗi trong xã hội, có thể đem lại hiệu quả tích cực về kinh tế cho khu vực công và khu vực tư nhân. Ngồi ra, nếu chính phủ đi vay nợ nhằm bù đắp cho thâm hụt do viêc cắt giảm thuế trong khi vẫn giữ mức chi tiêu khơng đổi thì sẽ có tác động đến tích cực đến hành vi tiêu dùng hộ gia đình. Cụ thể, nó làm gia tăng mức tiêu dùng, dẫn đến làm gia tăng tổng cầu hàng hóa và dịch vụ, góp phần gia tăng sản lượng, và việc làm trong ngắn hạn. Nhưng trong dài hạn điều này lại có thể làm cho tiết kiệm quốc gia suy giảm và đi kèm theo đó là những hệ lụy khác. Mặc dù có khả năng thuyết phục, nhưng những hạn chế trong lý thuyết của mơ hình Keynes là việc dựa trên giả định rằng các nhà đầu tư sẽ trở nên lạc quan hơn về nền kinh tế một khi chính phủ tăng chi tiêu.

Trái ngược với các quan điểm của trường phái kinh tế học truyền thống về yếu tố nợ công, các nhà kinh tế học theo quan điểm của trường phái Ricardo (hình thành từ thập

niên 1970), Robert Barro (1989) lại cho rằng, các biện pháp cắt giảm thuế ở được bù đắp bằng các nợ chính phủ khơng kích thích gia tăng chi tiêu trong ngắn hạn, vì điều này khơng làm gia tăng thu nhập thường xuyên của các chủ thể trong nền kinh tế mà chỉ làm dịch chuyển thuế từ thời điểm hiện tại sang trong tương lai. Chính sách điều chỉnh giảm thuế bằng cách tài trợ bằng nợ vay sẽ không tạo nên những ảnh hưởng thật sự cho với nền kinh tế. Việc các chính phủ chấp nhận tình trạng thâm hụt bằng cách giảm thu trong thời kỳ suy thoái, và tăng thu ngân sách trong thời kỳ hưng thịnh và sử dụng công cụ vay nợ là một cách “lưu thông thuế” nhằm thiểu những tác động của chính phủ. Mức thuế được cắt giảm bằng cách bù đắp bằng nợ cơng của chính phủ sẽ khơng có ảnh hưởng đến tiêu dùng như quan điểm truyền thống về nợ, kể cả trong ngắn hạn. Trái lại, nó sẽ tác động làm gia tăng các khoản tiết kiệm tư nhân bởi cư dân đang chuẩn bị cho chính sách với mức thuế cao trong tương lai cho mục đích chi trả lãi vay và các khoản gốc của các khoản nợ vay ở thời điểm hiện tại. Trên thực tế, hai quan điểm trên luôn tồn tại song hành.

Ngồi ra khi tỷ lệ nợ cơng tăng cao sẽ gây áp lực lớn lên nhu cầu vốn của nền kinh tế, là gia tăng lãi suẩt trái phiếu chính phủ gây nên nhiều khó khăn khi chính phủ để tài trợ thâm hụt ngân sách để thực hiện chính sách tài khóa chủ động.

Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ cơng cịn ảnh hưởng đến hiệu quả của việc thực hiện chính sách tài khóa. Tác động ảnh hưởng động của chính sách tài khóa được đo lường thơng qua số nhân tài khóa, tỷ lệ nợ cơng càng cao hàm ý số nhân tài khóa càng nhỏ và chính sách tài khóa ít phát huy tác dụng. Tỷ lệ nợ cơng cao đặc biệt trong tình trạng nền kinh tế suy thối, hạn mức tín nhiệm bị hạ thấp và phần bù rủi ro gia tăng đẫn đến việc các nhà đầu tư, hiệu ứng lãi suất này sẽ lan tỏa qua khu vực làm gia tăng lãi suất của khu vực tư nhân do đó làm giảm đầu tư và chi tiêu của khu vực tư nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH mối quan hệ giữa chu kỳ kinh tế, chính sách tài khóa, và vai trò của yếu tố nợ công trong việc thực hiện chính sách tài khóa (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)