Xác định mục tiêu dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX:

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Chuyên (Trang 35 - 37)

VI. ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

a, Xác định mục tiêu dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX:

Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX.

a, Xác định mục tiêu dạy học phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đếncuối thế kỉ XIX: cuối thế kỉ XIX:

a.1. Kiến thức:

Để xác định được nội dung kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, tơi bám sát vào khung Chương trình Lịch sử lớp 11 Chuyên, bám sát nội dung kiến thức của Sách giáo khoa Lịch sử nâng cao lớp 11, đồng thời tham khảo cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam – tập 2” do GS. Đinh Xuân Lâm chủ biên (của NXB Giáo dục năm 1999), cuốn “Giáo

trình lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918” do GS. Nguyễn Ngọc Cơ chủ biên (của NXB Đại học Sư phạm năm 2010). Trên cơ sở đó xác định nội dung kiến thức của phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX là: - Nắm được ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây và Pháp có từ rất sớm. Nhận thức được quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ 1858- 1884.

- Nắm được cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858 - 1884.

- Hiểu được: xuất phát từ vận nước nguy nan ở nửa sau thế kỉ XIX, một số sĩ phu yêu nước tiến bộ đã đưa ra nhiều đề nghị cải cách, duy tân. Nắm được nội dung chính của một số cải cách, duy tân tiêu biểu. Nhận thức được hầu hết các cải cách cịn thiếu tính khả thi, hơn nữa triều đình nhà Nguyễn thì cố chấp, khơng chịu đổi mới, vì vậy cải cách khơng thể thực hiện.

- Nhận thức được hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX. Nắm được nét chính của các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Giải thích được các khái niệm: Cần

Vương, văn thân - sĩ phu. a.2. Giáo dục

- Giúp học sinh hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

- Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tơn dân tộc, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc. Bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.

- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước.

- Giáo dục tư tưởng đổi mới, nhạy bén với thời cuộc.

a.3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với hiện tại.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm, SKKN Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT Chuyên (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w