ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH HẬU GIANG (Trang 130 - 133)

ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Tác động đến nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sử dụng đất và chi phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Phương án đã phân bổ hợp lý tiềm năng từng loại đất để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, qua đó tạo ra giá trị gia tăng về kinh tế từ đất thông qua nguồn thu từ việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất nên mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sử dụng đất và xã hội. Trong kỳ quy hoạch (2021-2030), ngân sách của huyện dự kiến sẽ thu được khoảng 800 tỷ đồng, trung bình 80 tỷ đồng/năm (đã trừ đi các khoản bồi thường, hỗ trợ và các chi phí hợp lý theo quy định) chủ yếu là từ các cơng trình khu cơng nghiệp, khai thác các quỹ đất cặp các tuyến đường tỉnh 925, 925B, 927C, cho thuê đất mặt nước,.... Đây là nguồn thu lớn cho ngân sách của huyện để đầu tư cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Đã gián tiếp tạo ra một khoản bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khoảng 700 tỷ đồng, trung bình 70 tỷ đồng/năm. Đây là nguồn nội lực góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình, cá nhân nói riêng và kinh tế - xã hội của huyện nói chung.

2. Tác động đến khả năng bảo đảm an ninh lương thực

Phương án đã đề xuất, đến năm 2030 diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 28,74 ha; cây lâu năm là 7.780,26 ha; đất nuôi trồng thủy sản là 734,37 ha; đất nông nghiệp khác là 50,00 ha. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cao do ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hình thành vùng sản xuất tập trung cây ăn trái chất lượng cao và nuôi trồng thủy sản cơng nghiệp, qua đó sẽ góp phần gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

3. Tác động đối với việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất

Về việc giải quyết quỹ đất ở, mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở. Phương án Quy hoạch đã bố trí đủ đất cho nhu cầu về đất ở

tăng thêm do tăng dân số và tách hộ tại khu vực đô thị và nông thôn; nhu cầu tái định cư của các dự án có thu hồi đất, với diện tích tăng thêm so với năm 2020 đất ở tại đô thị là 489,54 ha, đất ở tại nông thôn là 512,26 ha, nên đã giải quyết quỹ được đất ở, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân phải di dời chỗ ở.

Với số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất. Trong phương án, đã thực hiện chuyển mục đích sử dụng (từ đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp) là 2.628,83 ha, gồm: đất trồng lúa 15,86 ha, đất trồng cây lâu năm 2.594,55 ha, đất nuôi trồng thủy sản 18,42 ha. Trên cơ sở hạn mức giao đất tối đa đối với trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản là 3 ha/hộ, đất trồng cây lâu năm là 10 ha/hộ; với dự kiến số lao động bình qn của 01 hộ có từ 1-2 người, nên khi chuyển mục đích sử dụng của 2.628,83 ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tương ứng có khoảng 250 - 400 hộ lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp. Để giải quyết vấn đề này, phương án đã bố trí đất cho phát triển khu, cụm dân cư (diện tích tăng thêm 1.001,80 ha so với năm 2020), thương mại - dịch vụ, sản xuất phi nơng nghiệp (diện tích tăng thêm 109,99 ha so với năm 2020), khu công nghiệp (diện tích tăng thêm 906,00 ha so với năm 2020). Do đó, đã tạo điều kiện thuận lợi về chổ ở và việc làm cho số lao động phải chuyển đổi nghề nghiệp do chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn.

4. Tác động đến q trình đơ thị hóa và phát triển hạ tầng

Đối với phát triển hạ tầng. Phương án đã bố trí tăng thêm 577,79 ha so với năm 2020 để đáp ứng cho nhu cầu phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là các cơng trình hạ tầng kỹ thuật trọng điểm của tỉnh và huyện, cụ thể:

- Đất dành cho phát triển hạ tầng kỹ thuật được tính tốn đầy đủ, hợp lý góp phần phát triển hạ tầng kỹ thuật, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hóa trên địa bàn.

- Đất dành cho phát triển hạ tầng xã hội được bố trí đầy đủ để phát triển các ngành giáo dục, văn hố, thể thao,… góp phần nâng cao dân trí, thu hút đầu tư, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, ngành nghề và tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

5. Tác động đến việc tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo tồn văn hoá các dân tộc bảo tồn văn hoá các dân tộc

Trong thời gian tới huyện chủ yếu đầu tư mở rộng và nâng cấp, cải tạo các cơng trình di tích lịch sử - văn hóa, theo hướng đồng bộ, đa dạng đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với việc tơn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, qua đó góp phần khai thác có hiệu quả các khu di tích lịch sử - văn hóa; đảm bảo, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, cũng như đáp ứng tốt nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân trên địa bàn.

6. Tác động đến khả năng khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ che phủ Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai, phương án đã bố trí diện tích đất Trên cơ sở đánh giá tiềm năng đất đai, phương án đã bố trí diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 7.809,00 ha để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng, áp dụng các biện pháp sinh học trong canh tác, hình thành vùng sản xuất tập trung chuyên cây ăn trái chất lượng cao và ni trồng thủy sản cơng nghiệp. Do đó, đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, gia tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, cải tạo, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên đất đai.

Đã bố trí đất phục vụ cho phát triển hạ tầng kỹ thuật – xã hội, trong đó diện tích đất phân bổ cho từng hạng mục cơng trình, dự án được tính tốn cụ thể đúng định mức quy định, nên đã góp phần duy trì, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên nhân văn và bảo vệ môi trường trên địa bàn.

Đến năm 2030, phương án đã xác định diện tích đất trồng cây lâu năm là 7.780,26 ha và khoảng 63,52 ha đất trồng cây xanh phân tán trong các khu đô thị, nông thôn, công viên cây xanh, khu vui chơi giải trí, tuyến giao thơng,… Nên tỷ lệ cây xanh che phủ đạt 55,68%, góp phần tạo cảnh quan đô thị, nông thôn, tăng độ che phủ đất và bảo vệ môi trường.

Phần IV

KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021

Do tính chất đặc thù của dự án, nên năm 2020 huyện đã tiến hành lập Kế hoạch sử dụng đất năm 2021 theo Công văn số 4744/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 03/9/2020 của Bộ Tài nguyên và Mội trường về việc lập quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 cấp huyện. Dưới đây là nội dung tóm tắt của Kế hoạch sử dụng đất đã được UBND tỉnh Hậu Giang phê duyệt tại Quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 31/12 năm 2020; phê duyệt bổ sung tại Quyết định số 700/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 và Quyết định số 1672/QĐ-UBND ngày 27/8/2021 của UBND tỉnh Hậu Giang.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH HẬU GIANG (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)