II. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT
4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân trong việc sử dụng đất
Giai đoạn 2011-2020, công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện đã đạt kết quả khá cao. Nguồn tài nguyên đất đai đã được khai thác có hiệu quả, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong sử dụng đất cần được chú trọng khắc phục trong những năm tới, cũng như trong phương án quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030, cụ thể:
- Nhu cầu sử dụng nhóm đất phi nơng nghiệp ngày càng cao nhưng tỷ lệ đất phi nông nghiệp thấp chưa tương xứng với ý nghĩa và yêu cầu về sử dụng đất để phát triển kinh tế;
- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao, y tế... chưa được bố trí thoả đáng và hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác;
- Do nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và dân sinh nên vẫn phải chuyển một số diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và đơ thị hố nhưng vẫn phải đảm bảo an ninh lương thực là một khó khăn lớn của huyện Châu Thành nói riêng và tỉnh Hậu Giang nói chung;
- Việc chỉnh trang, xây dựng các khu dân cư đô thị và nơng thơn vẫn cịn bất cập cả về kinh tế, kỹ thuật. Do tập quán và điều kiện sinh hoạt, dân cư nông thôn chủ yếu sống phân tán dọc đường giao thông, sông, kênh, rạch, bờ vùng... nên gây khó khăn cho việc quản lý và xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, nước,...
- Nhận thức của người dân về chính sách đất đai chưa đồng đều nên có nhiều trường hợp chưa chấp hành nghiêm pháp luật đất đai.