Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH HẬU GIANG (Trang 76 - 81)

IV. TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI

2. Phân tích, đánh giá tiềm năng đất đai cho lĩnh vực phi nông nghiệp

2.1. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển công nghiệp

Việc xác định và đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ phát triển công nghiệp, đặc biệt là các cụm cơng nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút vốn đầu tư từ bên ngồi để phát triển cơng nghiệp, tạo tiền

đề cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập.

Tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, môi trường và đảm bảo về quốc phòng, an ninh phải dựa trên cơ sở mức độ thuận lợi về vị trí, cơ sở hạ tầng, nguồn lực lao động và định hướng phát triển công nghiệp trên địa bàn, cụ thể:

- Vị trí: Châu Thành với vị trí nằm kế cận thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, do đó với ảnh hưởng của sức lan tỏ từ đô thị này sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, đặc biệt là phát triển công nghiệp. Tuy nhiên địa điểm để bố trí đất phát triển khu, cụm cơng nghiệp là những khu vực đất đai ít có tiềm năng thích nghi sản xuất nông nghiệp theo hướng đa mục tiêu, thực trạng năng suất cây trồng bị hạn chế, chi phí đầu tư cho nơng nghiệp cao hơn các vùng khác, nhằm tránh lãng phí đất nơng nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa, kết hợp bảo vệ môi trường xung quanh khu, cụm cơng nghiệp. Ngồi ra phải đảm bảo gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất; phù hợp với cơ cấu quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, gắn liền với các dự án nhà ở, cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội, công cộng thiết yếu khác để phục vụ đời sống, sinh hoạt cho công nhân.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống giao thơng thủy bộ khá tồn diện. Đồng thời, trong thời gian tới với việc nâng cấp, mở rộng một số tuyến giao thông thủy bộ quan trọng nên sẽ tạo điều kiện để huyện phát triển về công nghiệp.

- Lực lượng lao động: Nguồn lao động trên địa bàn huyện khá dồi dào tạo nên lợi thế về thu hút đầu tư trong tương lai.

- Định hướng phát triển công nghiệp: Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, công nghiệp của huyện phát triển theo hướng thu hút và sử dụng có hiệu quả từ nguồn lực bên ngồi, tiếp cận vốn và chuyển giao cơng nghệ hiện đại, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời khai thác tối đa nguồn lực từ bên trong. Phát triển các ngành thế mạnh của huyện, đầu tư có chiều sâu các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu trong huyện, tỉnh, trong vùng và trong nước. Hình thành khu, cụm công nghiệp tập trung nhằm thu hút đầu tư phát triển

các ngành có cơng nghệ tiên tiến, với các giải pháp như:

+ Hoàn thiện và lấp đầy khu công nghiệp Sông Hậu tại xã Đông Phú và cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 1 với các ngành nghề thu hút đầu tư là: đóng mới tàu, sửa chữa tàu, sản phẩm giấy và bột giấy, chế biến thủy sản, nghiền xi măng, nhiệt điện, sản phẩm sợi, chế biến gỗ, dệt…

+ Bố trí thêm khu cơng nghiệp tập trung Đơng Phú – giai đoạn 1 với quy mơ diện tích khoảng 120 ha và cụm công nghiệp tập trung Phú Hữu A - giai đoạn 3 với quy mơ diện tích khoảng 80 ha tập trung phát triển một số ngành như: chế biến nông sản và thực phẩm, cưa xẻ gỗ, xay xát, sửa chữa ơ tơ…

Tóm lại với vị trí, điều kiện tự nhiên, khả năng liên kết với các vùng lân cận, thực trạng cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng lao động và nguồn nguyên vật liệu,…tiềm năng đất đai trên địa bàn có thể đáp ứng cho phát triển cơng nghiệp trên địa bàn huyện tương đối phong phú, đảm bảo bố trí đủ về quy mơ diện tích cho nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp để đáp ứng theo mục tiêu là vùng công nghiệp trọng điểm của tỉnh đã đề ra.

2.2. Đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển đô thị

Định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030, huyện sẽ phát triển đô thị theo hướng tập trung xây dựng trung tâm các thị trấn; thị tứ, và khu đô thị gắn liền với các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn, cụ thể như sau:

- Thị trấn Ngã Sáu: Là trung tâm kinh tế - chính trị của huyện. Năm 2030, dự báo quy mơ dân số đạt 300.000 người; và diện tích trung tâm đạt 300 ha.

- Thị trấn Mái Dầm: Thị trấn cùng với các xã lân cận sẽ phục vụ phát triển khu cơng nghiệp Sơng Hậu. Do đó mang tính chất là đơ thị cơng nghiệp – dịch vụ, phục vụ công nghiệp, dịch vụ du lịch. Năm 2030, dự báo quy mô dân số đạt 25.000-30.0000 người; và diện tích trung tâm đạt 250-300 ha.

- Khu đơ thị - công nghiệp Sông Hậu: Là khu vực công nghiệp trọng điểm của tỉnh và của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong tương lai sẽ phát triển khu vực này trở thành khu đô thị công nghiệp với quy mơ diện tích khoảng 1.150 ha.

Với lợi thế địa hình tương đối bằng phẳng, quỹ đất nơng nghiệp trên địa bàn huyện cịn nhiều nên tiềm năng đất đai phục vụ cho việc phát triển đơ thị cịn

rất lớn đáp ứng đủ về quy mơ diện tích theo nhu cầu phát triển, tuy nhiên vẫn gặp một số khó khăn nhất định trong việc chỉnh trang, nâng cấp đô thị do nền địa chất kém dẫn đến chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cao và tập quán sinh sống chủ yếu dọc theo các tuyến giao thông, kênh rạch của nhân dân trên địa bàn.

2.3. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

Huyện có vị trí thuận lợi do tiếp giáp với nhiều khu vực năng động như thành phố Ngã Bảy – đô thị loại III của tỉnh Hậu Giang và đặc biệt là thành phố Cần Thơ - trung tâm kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. Mặt khác, huyện có các tuyến giao thông thủy bộ huyết mạch chạy qua nên có điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch. Giai đoạn 2021-2030, định hướng phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch của huyện có nội dung chính như sau:

- Phát triển thương mại theo hướng khai thác và phục vụ tốt thị trường trong huyện, kết hợp đẩy mạnh lưu thơng hàng hóa và giao lưu kinh tế với các huyện khác trong tỉnh và trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, trước hết tập trung phục vụ tốt nhu cầu nội bộ, đặc biệt là khu vực vùng sâu, vùng xa.

- Phát triển đa dạng và đồng bộ các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao, nhằm thúc đẩy cấc ngành sản xuất và dịch vụ khác như: vận tải, viễn thông và công nghệ thơng tin, tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, các dịch vụ y tế, văn hóa, thể thao…Tập trung phát triển mạnh kết cấu hạ tầng thương mại, từng bước xây dựng hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại theo quy hoạch của ngành thương mại huyện, của tỉnh.

- Phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm thương mại, siêu thị, các khu thương mại gắn với nhà ở thuộc khu vực thị trấn thị trấn Ngã Sáu và Mái Dầm; các khu thương mại, dịch vụ tại khu vực trung tâm các xã; nâng cấp mở rộng, xây dựng mới các chợ như chợ Đông Phú (xã Đông Phú), chợ Đông Phước A (xã Đông Phước A), chợ Phú Tân (xã Phú Tân), chợ trung chuyển trái cây Phú Hữu (xã Phú Hữu), chợ Cái Cui (xã Long Phú), chợ Côn Dừa (xã Đông Phước), mở rộng chợ Ngã Sáu (thị trấn Ngã Sáu), mở rộng chợ Mái Dầm (thị trấn Mái Dầm).

miệt vườn, du lịch nghỉ ngơi, vui chơi giải trí kết hợp với tham quan, thể thao, tổ chức các loại hình du khảo trên sông, đờn ca tài tử,... Bảo tồn và tơn tạo khu di tích lịch sử Nam kỳ khởi nghĩa, khu di tích lịch sử Liên Tỉnh ủy Cần Thơ, Bia Đồng Khởi, hình thành các vùng cây ăn trái theo mơ hình du lịch nhà vườn.

Với định hướng phát triển như trên tiềm năng đất đai đáp ứng được cho nhu cầu phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. Ngoài ra, hệ thống sông, kênh, rạch của huyện cũng là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển du lịch sông nước nhưng hiện nay chưa khai thác nhiều.

2.4. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng

Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, huyện sẽ tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để nâng cao năng suất, sản lượng nơng sản hàng hóa, do đó một phần đất nơng nghiệp phải chuyển mục đích sang đất phi nơng nghiệp và chuyển đổi trong nội bộ đất nông nghiệp.

Năm 2020, với diện tích đất nơng nghiệp là 11.222,20 ha, chiếm 79,67% tổng diện tích tự nhiên, đây là tiềm năng phục vụ quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện với chủ yếu là đất trồng lúa, đất trồng cây hàng năm cịn lại, đất trồng cây lâu năm có năng suất từ thấp đến trung bình nằm đan xen trong khu dân cư, tuyến giao thông, thủy lợi.

Phần III

PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT THỜI KỲ 2021-2030 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NĂM 2021 HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH HẬU GIANG (Trang 76 - 81)