7. Kết cấu của đề tài
3.1. Một số giải pháp
3.1.1. Trang bị kĩ năng tìm việc làm cho sinh viên
Rèn luyện và phát triển kỹ năng tìm việc làm là mục tiêu quan trọng cần có ở mỗi sinh viên trong quá trình trau dồi kiến thức tại các nhà trường. Các kỹ năng chuyên mơn và kỹ năng mềm tuy có những đặc trưng riêng nhưng lại tác động tương trợ lẫn nhau, cùng nhau thúc đẩy để hoàn thiện hơn. Với xu thế hiện nay, việc thể hiện được kỹ năng mềm sẽ đem đến cho sinh viên có tỉ lệ cơ hội thành cơng trong việc tìm việc làm cao hơn các sinh viên còn lại. Việc trang bị và rèn luyện những kỹ năng như: Sắp xếp công việc, giao tiếp, quản lý thời gian,... tất cả đều rất cần thiết khi mọi nhà tuyển dụng đều tuyển dụng nhân lực có đầy đủ các kĩ năng này. Có rất nhiều các bạn sinh viên sau khi ra trường dù đã có trong tay bằng tốt nghiệp, có trong tay kĩ năng chuyên môn nhưng nhà tuyển dụng vẫn lắc đầu vì thiếu đi những kỹ năng mềm. Đó là một trong những thiếu sót của đa số sinh viên hiện nay khi quá tập trung vào các kĩ năng chuyên môn mà quên mất việc cải thiện các kĩ năng mềm hằng ngày.
Vậy nên sinh viên hãy rèn luyện thật tốt khơng chỉ kỹ năng chun mơn mà cịn trang bị thêm cho bản thân những kỹ năng mềm để tăng tỉ lệ thành cơng khi tìm kiếm việc làm và tìm được đúng với cơng việc mình mong muốn.
3.1.2. Tăng cường thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên trên cơ sở nhu cầu thị trường trên cơ sở nhu cầu thị trường
Hiện nay, với tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường ngày càng nhiều hoặc đi làm trái ngành nghề đã học gây lãng phí nguồn nhân lực. Nguyên nhân đến từ công tác tư vấn nghề nghiệp còn hạn chế, đó là một mắt xích quan trọng trong hoạt động đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhận thức về việc làm sau tốt nghiệp cho sinh viên. Ngồi mục đích là nhằm hỗ trợ mỗi cá nhân
19
chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của bản thân, đồng thời còn thỏa mãn nguồn nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp ở cấp độ địa phương và quốc gia. Đối với sinh viên, tư vấn nghề nghiệp không chỉ giúp cho bản thân lựa chọn nghề nghiệp mà còn người học còn phải được tư vấn về những kiến thức chuyên môn, kiến thức bổ trợ và các kỹ năng cần thiết để họ có thể đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp, cũng như biết cách xây dựng kế hoạch phát triển nghề nghiệp trong tương lai; thích nghi với thị trường lao động cạnh tranh đầy gay gắt và nhiều biến động hiện nay.
Vì vậy, cần thành lập một bộ phận chuyên trách về tư vấn nghề nghiệp ở trường đại học đảm bảo về số lượng và chất lượng; tổ chức tư vấn ngành nghề với nhiều nội dung, chương trình phong phú và đa dạng, phù hợp với từng đối tượng như: Thông tin nghề nghiệp hướng nghiệp, tổ chức các chương trình và sự kiện tìm hiểu nghề nghiệp, chương trình cố vấn nghề nghiệp, chương trình hồn thiện kĩ năng cá nhân,…Những hoạt động này ngoài việc giúp sinh viên nâng cao nhận thức về vấn đề việc làm mà còn là tiền đề cho sự lựa chọn một cơng việc đúng sở thích đúng ngành của sinh viên sau này.
3.1.3. Tích cực học tập rèn luyện tiếp thu kiến thức chuyên môn
Ngay trong quá trình học tập tại các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng thì sinh viên cần phải thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội để nâng cao các kỹ năng cơ bản như: kỹ năng giao tiếp, thuyết trình,... cùng với đó là ln cố gắng cải thiện từng ngày một số kỹ năng mềm khác cần có đó là: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng quản lý, lãnh đạo, giao tiếp tự tin, làm việc theo nhóm, các kỹ năng về tin học, ngoại ngữ,… nhằm mục đích phục vụ cho cơng việc sau này bởi hầu hết các nhà tuyển dụng đều rất cần những kỹ năng đó để có thể dễ hơn trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, sinh viên trong quá trình học tập và trau dồi kiến thức trên nhà trường thì cần thiết có cơng việc làm thêm để có sự trải nghiệm nhiều hơn, tích lũy những kinh nghiệm thực tế. Như vậy, sau khi ra trường sinh viên sẽ dễ dàng hơn trong việc được tuyển dụng vào các cơ quan, doanh nghiệp với tấm bằng đại học, sự trải nghiệm và kinh nghiệm
20
rất thức tế trong q trình học tập, cùng với đó là sự tự tin, nhiệt huyết trước khi bước vào một mơi trường hồn tồn mới.
3.1.4. Giải pháp nâng cao các chính sách phúc lợi cho người lao động là
sinh viên
Đây là một vấn đề khơng khó để giải quyết, với những chính sách phúc lợi đã được nêu ra rất rõ ở trong luật lao động nhưng vẫn có tồn tại nhiều trường hợp khơng thực hiện đúng, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chính sinh viên nói riêng và người lao động nói chung. Vậy nên, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra chặt chẽ và xử lý nghiêm với những hành vi vi phạm chính sách phúc lợi dành cho người lao động tại các công ty, doanh nghiệp. Với những điều luật được ban hành thì chắc hẳn sẽ có biện pháp kiểm tra xử lý những đơn vị vi phạm là điều cần thiết và nên làm hiện nay. Bên cạnh đó, sinh viên mới ra trường cần phải tìm hiểu kỹ luật lao động để biết về quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi tham gia lao động; hơn hết sinh viên cần nắm được những phúc lợi của người lao động. Từ đó, sẽ nâng cao rất nhiều vốn nhận thức cho sinh viên về chính sách phúc lợi cho người lao động.