- Loại có rơle đèn hậu
a) Phương án 1: Chế tạo mô hình hệ thống chiếu sáng tín hiệu nằm ngang trên mặt
Hình 2.1. Sa bàn điện dạng đặt nằm ngang
+ Bàn có mặt bàn hình chữ nhật, có diện tích đủ để lắp đặt các thiết bị của hệ thống sao cho đủ không gian để hoạt động.
+ Mặt bàn được đỡ bởi bốn chân bàn và trên mỗi chân bàn được lắp đặt thêm các bánh xe để cho tiện trong việc di chuyển.
+ Để tăng thêm độ bền của giá đỡ thi giá đỡ được thiết kế thêm các thanh chịu lực để đảm bảo trong quá trình làm việc, di chuyển sa bàn không bị xảy ra sự cố.
+ Tất cả bề mặt trên của sa bàn được đặt một lớp tôn với các khung giá đỡ đã được định sẵn để gá lắp thiết bị và được khoan định vị để gá lắp sau đó được sơn một lớp sơn bảo vệ.
+ Dùng ác quy 12V để làm nguồn cung cấp điện cho hệ thống khi máy phát chưa làm việc và là phụ tải để máy phát nạp điện khi máy phát làm việc. Ác quy đặt phía dưới khung gầm của sa bàn.
- Qua cách bố trí sa bàn kiểu nằm chúng ta có thể đưa ra một vài nhận xét như sau: + Ở kiểu bố trí này thỳ sa bàn sẽ nằm ngang và thấp rất dễ dàng tháo lắp và vận hành đối với mọi ngườị
+ Kết cấu cũng đơn giãn có các thanh giằng nên sãn phẫm tương đối bền vững. Giá thành chế tạo thấp vì khung được làm nhỏ và tốn ít vật liệụ
- Nhưng cũng có một số hạn chế ở phương pháp này đó là:
+ Vì sa bàn nằm ngang mà hệ thống lại có rất nhiều chi tiết bố trí trên đó vì vậy cần rất nhiều diện tích đễ bố trí trong nhà xưởng phòng thực hành, trong khi đó không gian lại không cho phép
+ Thứ hai là cũng gây khó khăn trong lúc di chuyển từ nơi này qua nơi khác do có chu vi tương đối rộng. Và trong quá trình đấu mạch cũng phải đi lại xung quanh sa bàn + Không có được góc nhìn tổng thể khi đứng trước sa bàn để thấy được các cụm chi tiết được lắp ráp trên đó.