Hệ thống đèn phanh.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên sa bàn điện ôtô (Trang 28 - 30)

- Loại có rơle đèn hậu

e) Hệ thống đèn phanh.

Đèn này được bố trí sau xe và có độ sáng cao để ban ngày có thể nhìn rõ. Mỗi ôtô phải có hai đèn phanh và tự động bật bằng công tắc đặc biệt khi người lái xe đạp bàn đạp phanh. Màu quy định của đèn phanh là màu đỏ. Công tắc đèn phanh tùy thuộc vào phương pháp dẫn động phanh (phanh cơ khí, khí nén hay dầu) mà có kết cấu kiểu cơ khí hay kiểu màng hơị

Hình 1.32. Sơ đồ đèn phanh

Bật khóa điện dòng điện sẽ cấp dương tới cầu chì đèn báo phanh và đèn phanh đã được cấp âm sẵn. Khi có nguồn dương từ cầu chì qua công tắc phanh thỳ đèn sẽ sáng.

1.3.2.Một số mạch điều khiển hệ thống còi và chuông nhạc

Còi và chuông nhạc được xếp vào hệ thống tín hiệu vì các tín hiệu âm thanh do còi và chuông nhạc phát ra có âm lượng đủ lớn để báo hiệu cho người đi đường hay tham gia giao thông biết được. Tránh gây nguy hiểm đối với người tham gia giao thông khi hệ thống chiếu sáng không phát huy được tác dụng như bị che khuất hoặc ở phía sau xe…

a) Còi điện:

1. Loa còi 2. Khung thép 3. Màng thép 4. Vỏ còi 5. Khung thép 6. Trụ đứng 7. Tấm thép lò xo 8. Lõi thép từ 9. Cuộn dây 10. Ốc hãm 11. Ốc điều chỉnh 12. Ốc hãm 13. Trụ điều khiển 14. Cần tiếp điểm tĩnh 15. Cần tiếp điểm động 16. Tụ điện 17. Trụ đứng của tiếp điểm

18. Đầu bắt dây còi 19. Núm còi 20. Điện trở phụ

Nguyên lý hoạt động:

Khi bật công tắc máy và nhấn còi: ⊕ Ác quy → cuộn dây → tiếp điểm KK’→ công tắc còi → mass, cuộn dây từ hóa lõi thép, hút lõi thép kéo theo trục điều khiển màng rung làm tiếp điểm KK’ mở ra → dòng qua cuộn dây mất→ màng rung đẩy lõi thép lên → KK’ đóng lạị Do đó, lại có dòng qua cuộn dây lõi thép đi xuống. Sự đóng mở của tiếp điểm làm trục màng rung dao động với tần số 250 – 400 Hz → màng rung tác động vào không khí, phát ra tiếng kêụ

Tụ điện hoặc điện trở được mắc song song tiếp điểm KK’ để bảo vệ tiếp điểm khỏi bị cháy khi dòng điện trong cuộn dây bị ngắt (C = 0,14 –0,17μF).

Trên ô tô người ta lắp một bộ phận hai còi có âm thanh cao và có âm thanh trung bình. Cấu tạo của còi có âm thanh trung bình cũng giống như còi có âm thanh cao, chỉ khác ở chiều dày của màng, khe hở giữa phần ứng và lõi (0.95 ± 0.05 và 0.7 ± 0.05mm) và tấm cộng hưởng.

b) Rơle còi:

Trường hợp mác nhiều còi thì dòng điện qua công tắc còi rất lớn (15 – 25A) nên dễ

làm hỏng công tắc còị Do đó rơle còi được sử dụng dùng để giảm dòng điện qua công tắc (khoảng 0,1A khi sử dụng rơle còi).

Hìn h 1.34. Sơ đồ rơ le còi

Khi nhấn nút còi: ⊕ Ác quy → nút còi → cuộn dây mass, từ hóa lõi thép hút tiếp điểm đóng lại: ⊕ Ác quy → cầu chì → khung từ → lõi thép → tiếp điểm→ còi → mass, còi phát tiếng kêụ

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống chiếu sáng tín hiệu trên sa bàn điện ôtô (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w