Tín dụng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)

1.2 Khái quát về tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.3.2 Tín dụng thương mại

Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp với nhau, biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá. Để thanh toán, các doanh nghiệp

thường sử dụng các công cụ như hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ hay séc...

Những loại giấy tờ này, nếu cịn giá trị, đều có thể được lưu thông trên thị trường

tiền tệ thông qua hình thức thanh tốn, cầm cố, chiết khấu. Hình thức tín dụng thương mại các doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong thời gian đầu khởi sự. Tín dụng thương mại có hai

đặc điểm chính:

Thứ nhất: Người bán chuyển giao hàng hóa cho người mua để sử dụng vào sản

xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định.

Thứ hai: Đến thời hạn được thoả thuận, người mua hồn lại cho người bán dưới hình thức tiền tệ.

Cơ sở pháp lý xác định quan hệ nợ nần của tín dụng thương mại là giấy nợ-một dạng đặc biệt của khế ước dân sự xác định trái quyền cho người bán và nghĩa vụ

phải thanh toán nợ của người mua. Giấy nợ trong quan hệ tín dụng thương mại được gọi là kỳ phiếu thương mại (thương phiếu), với 2 loại: hối phiếu và lệnh phiếu. + Hối phiếu là một thương phiếu do chủ nợ lập ra để ra lệnh cho người thiếu nợ trả một số tiền nhất định cho người hưởng thụ khi món nợ đáo hạn. Người hưởng

thụ có thể là người phát hành, cũng có thể là người thứ ba.

+ Lệnh phiếu là một thương phiếu do người thiếu nợ lập ra để cam kết trả một số tiền nợ nhất định khi đến hạn cho chủ nợ. Về hình thức, thương phiếu được chia ra ba loại:

o Thương phiếu vô danh, không ghi tên người thụ hưởng

o Thương phiếu ký danh, có ghi tên người thụ hưởng

o Thương phiếu định danh, có ghi tên như thương phiếu ký danh nhưng không chuyển nhượng cho người khác.

♦ Ưu nhược điểm của tín dụng thương mại:

* Ưu điểm:

+ Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng thừa thiếu vốn của các nhà doanh nghiệp thường xuyên xảy ra, vì vậy hoạt động của tín dụng thương mại một mặt đáp

ứng nhu cầu vốn của những nhà doanh nghiệp tạm thời thiếu vốn, đồng thời giúp

cho các doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hóa của mình.

+ Sự tồn tại của hình thức tín dụng này sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp chủ

động khai thác được nguồn vốn nhằm đáp ứng kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh

doanh.

+ Tín dụng thương mại được cấp giữa các doanh nghiệp quen biết, uy tín nên có lợi thế là thủ tục nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn và góp phần đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

+ Tạo điều kiện mở rộng hoạt động của tín dụng ngân hàng thơng qua nghiệp vụ chiếu khấu thương phiếu.

+ Tín dụng thương mại được cấp bằng hàng hoá nên doanh nghiệp cho vay chỉ

có thể cung cấp được cho một số doanh nghiệp nhất định - những doanh nghiệp cần

đúng thứ hàng hóa đó để phục vụ sản xuất hoặc bán ra.

+ Phạm vi hẹp, chỉ xảy ra giữa các doanh nghiệp, hơn nữa là chỉ thực hiện được giữa các doanh nghiệp quen biết, tín nhiệm lẫn nhau.

+ Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất kinh doanh cung cấp, vì vậy qui mơ tín dụng chỉ được giới hạn trong khả năng vốn hàng hố nhàn rỗi mà họ có. Nếu doanh nghiệp vay vốn có nhu cầu cao hơn thì doanh nghiệp cho vay không thể đáp ứng được.

+ Điều kiện kinh doanh và chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp có thể khơng phù hợp nhau, do vậy khi thời gian mà doanh nghiệp cho vay muốn cung cấp không phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp cần đi vay thì tín dụng thương mại không thể xảy ra.

+ Là loại tín dụng khơng có đảm bảo nên rủi ro dễ phát sinh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 25 - 27)