.5 Những khó khăn khi tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 57)

ngân hàng

Lãi suất cao

Thiếu tài sản thế chấp

Vướng mắc về thủ tục

hành chính

Khó khăn về lập phương án kinh doanh

Nguồn: Nguồn: T ổng hợp từ kết quả khảo sát

Có 4 khó khăn chính khi DNNVV tiếp cận vốn vay ngân hàng, bao gồm: Lãi suất vay cao, thiếu tài sản thế chấp, vướng mắc về thủ tục hành chính, khó khăn về lập phương án kinh doanh. Khó khăn lớn nhất khi các DNNVV vay vốn là lãi suất cao, chiếm tỷ lệ đáng kể 29,6%, tiếp theo là thiếu tài sản thế chấp chiếm 27,6%,

vướng mắc về thủ tục hành chính (23,7%), khó khăn về lập phương án kinh doanh (19,1%). Điều này phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay.

Năm 2008, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động VNĐ lên tới 13-

14,4%/năm nên cũng đẩy lãi suất cho vay VNĐ lên đến 18,5-21%/năm. Lãi suất

cao, doanh nghiệp không dám vay vốn do lợi nhuận không đủ để trả lãi, rất nhiều

doanh nghiệp phải ngưng hoạt động, và nhiều doanh nghiệp phá sản.

Sáu tháng đầu năm 2010, nhờ định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà

nước là giảm mặt bằng lãi suất kinh doanh, lãi suất huy động VND khoảng 10-

11,5%/năm, lãi suất cho vay khoảng 12-14%/năm. Làm cho áp lực về lãi suất khi

vay vốn của các DNNVV giảm xuống, tuy nhiên mức lãi suất này vẫn còn cao, thực sự chưa tốt nhất đối với các DNNVV.

Khó khăn thiếu tài sản thế chấp chiếm tỷ lệ là 27,6% do đa phần DNNVV là các doanh nghiệp siêu nhỏ, mặt bằng sản xuất kinh doanh hầu hết đi thuê chiếm 82%,

các cơ quan Nhà nước làm thế nào để khắc phục hạn chế thiếu tài sản đảm bảo mà doanh nghiệp vẫn có vốn để hoạt động và phát triển.

Nhằm triển khai hiệu quả Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ về việc đơn giản hoá thủ tục hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, các ngân hàng ngày càng đơn giải hóa thủ tục cho vay, loại bỏ những thủ tục không cần thiết để doanh nghiệp

dễ tiếp cận, dễ hiểu, và dễ làm nhất. Tuy nhiên 23,7% vướng mắc thủ tục hành chính mà DNNVV vẫn gặp phải khi làm thủ tục vay vốn ngân hàng.

Và khó khăn thứ tư và cũng là khó khăn cuối cùng theo bản điều tra là DNNVV không biết lập phương án kinh doanh chiếm tỷ lệ 19,1%. Đa phần chủ DNNVV rất trẻ, năng động, am hiểu thị trường, am hiểu lĩnh vực kinh doanh, nhưng chưa qua đạo tạo nên lúng túng trong việc lập phương án kinh doanh để được vay vốn ngân

hàng.

Năm 2009 hoạt động ngân hàng trên địa bàn Thành phố tiếp tục tăng trưởng và phát triển trong điều kiện kinh tế đang hồi phục. Sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng (tăng 38,3% so đầu năm) phản ánh quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn

trong nền kinh tế bình thường, các cá nhân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay để duy trì và phát triển sản xuất

Trong năm qua Ngân hàng Nhà nước trung ương đã có chính sách điều hành thị trường tiền tệ thích hợp. Việc duy trì lãi suất cơ bản ở mức thấp 7%/năm trong 11 tháng năm 2009, và điều chỉnh lên mức 8%/năm áp dụng từ ngày 1/12/2009 đến

nay, đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ, không xảy ra hiện tượng chạy đua lãi

suất giữa các tổ chức tín dụng, giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý trong cơ cấu giá thành sản phẩm.

Bảng 2.6 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn TPHCM T12/2009 Đơn vị: %

STT Chỉ tiêu % thay đổi so với tháng 12 năm trước % thay đổi so với cùng kỳ năm trước % thay đổi so với tháng trước 1 Tín dụng 37,53 37,53 0,72 2 Huy động vốn 28,6 28,6 1,82 Nguồn: NHNN

Bảng 2.7 Tỷ trọng tín dụng, huy động vốn của tồn hệ thống TCTD theo nhóm TCTD TPHCM tháng 12 năm 2009 Đơn vị: % Tín dụng Huy động vốn STT Loại hình TCTD Tổng số VNĐ Ngoại tệ Tổng số VNĐ Ngoại tệ Toàn hệ thống 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1 TCTD Nhà nước 54,1 57,6 38,1 49,7 52,6 40,4 2 Ngân hàng thương mại cổ

phần 32,0 33,6 24,3 40,8 40,3 42,4 3

NH liên doanh, Chi nhánh NH nước ngoài, NH 100%

vốn nước ngoài

9,1 3,9 33,8 7,5 4,8 16,4

4 Cơng ty tài chính, cho thuê

tài chính 3,5 3,4 3,8 0,9 1,0 0,8 5 Quỹ Tín dụng nhân dân 1,2 1,5 0,0 1,0 1,3 0,0

Nguồn: NHNN

Tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2009 so với năm 2008 là 37,53%. Tốc độ huy động vốn năm 2009 tăng so với năm 2008 là 28,6%. Huy động vốn của TCTD Nhà

nước là cao nhất chiếm 49,7%, cho vay chiếm 54,1%; huy động vốn các ngân hàng thương mại cổ phần 40,8%, cho vay 32%; ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, NH 100% vốn nước ngoài huy động chiếm 7,5%, cho vay 9,1%.

TCTD Nhà nước chiếm tỷ trọng tín dụng VNĐ cao nhất là 57,6%, tiếp đến là NH TMCP là 33,6%. Điều này cho thấy nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi. Các ngân hàng Việt Nam đã sử dụng hầu hết nguồn tiền huy động để cho vay nhưng

mức độ đáp ứng nhu cầu vốn cho các DNNVV vẫn chưa cao, cho thấy giữa ngân

Ngày 14/04/2010 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn tổ chức tín dụng cho vay bằng đồng Việt Nam đối

với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận, đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, phù hợp

với Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 06/4/2010 của Chính phủ về những giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm 2010 và Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 07/4/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả năm 2010. Ngày 14/4/2010, Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước có cơng văn số 2749/NHNN-CSTT yêu cầu Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố triển khai cơ chế lãi suất cho vay thỏa thuận. Hầu

hết các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất cho vay VNĐ theo cơ chế thỏa thuận tối đa dưới 15%/năm, cá biệt có trường hợp là 18%/năm. Khối ngân hàng quốc

doanh (Agribank, BIDV, MHB) và hai thành viên vừa cổ phần hóa nhưng Nhà nước vẫn nắm tỷ lệ sở hữu lớn là Vietcombank và Vietinbank cùng thống nhất mức lãi suất cho vay VNĐ tối đa trong thời gian tới từ 14%-14,5%/năm; trong đó

Vietinbank, BIDV, MHB thống nhất tối đa là 14%/năm. Sau đây là mức lãi suất huy

động và lãi suất cho vay mà các ngân hàng thực hiện.

Bảng 2.8 Mức lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại

Đơn vị: %/năm

Lãi suất huy động niêm

yết Loại tiền

Không kỳ hạn 3 tháng 6 tháng 12 tháng Trên 12 tháng VNĐ 2,4–3,0 11-11,5 11-11,5 11-11,5 10,5-11,5 USD (áp dụng đ/v TCKT) 0,2-0,3 1,0 1,0 1,0 1,0 Nhóm NHTMNN USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,2-0,3 3,4-3,5 3,5-3,8 3,5-4,2 3,8-4,3 VNĐ 2,4-4,2 11-11,5 11-11,5 11-11,5 11-11,5 USD (áp dụng đ/v TCKT) 0,2-0,5 1,0 1,0 1,0 1,0 Nhóm NHTMCP USD (áp dụng đ/v cá nhân) 0,25-1,0 3,5-4,2 3,6-4,4 4,0-4,7 4,0-5,0 Nguồn: NHNN, tháng 06 năm 2010

Nhìn chung lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm của các ngân hàng bằng VNĐ giao động từ 10,5-11,5%/năm, USD là 1%/năm, lãi suất không kỳ hạn VNĐ là 2,4-

4,2%,/năm, USD là 0,2-0,5%/năm. Khơng có sự khác biệt lãi suất giữa các kỳ hạn huy động tiết kiệm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng. Lãi suất huy động khá cao, kết quả người dân và các tổ chức đua nhau đi gửi tiết kiệm với kỳ hạn

ngắn, ngân hàng khan vốn để cho vay trung và dài hạn. Thực tế huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay rất khó khăn, nhiều ngân hàng đã đưa ra các

chương trình khuyến mãi như tặng quà, tặng tiền, tặng lãi suất, rút thăm trúng thưởng… đã đẩy lãi suất huy động thực tế lên đến 12%-13%/năm.

Bảng 2.9 Mức lãi suất cho vay tối đa áp dụng thời gian tới của khối ngân hàng

Đơn vị:%/năm

Ngân hàng Mức tối đa Tín dụng nơng nghiệp Tín dụng xuất khẩu

Agribank 14,5 13,2 14 Vietinbank 14 13,5 13,5 Vietcombank 14 -14,5 BIDV 14 13 12 MHB 14 14 13,5 Maritime Bank 15 12 Sacombank 15 13,8 14 ACB 15 14,5 14 DongA Bank 15,6 15 14,4 VPBank 14,5 14 Eximbank 15 15 Techcombank 18 17,5 16,5 MB 13,7 - 14,5 13,7 VIB 15 15 Nguồn: NHNN, tháng 06 năm 2010

Bảng 2.10 Mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại

Đơn vị: %/năm

Lãi suất cho vay phục

vụ SX – KD Loại tiền Ngắn hạn

Trung, dài hạn VNĐ

(Trong đó đối với sx nơng nghiệp, nông thôn và xuất khẩu, DNNVV)

13-14 12-12,5 13,5-14,5 13-13,5 Nhóm NHTMNN USD 5,5-6,0 6,0-7,0 VNĐ

(Trong đó đối với sx nơng nghiệp, nơng thơn và xuất khẩu, DNNVV)

14-14,5 12,5-13,5 14,5-15,5 13,5-14,5 Nhóm NHTMCP USD 6,0-8,0 6,5-8,0 Nguồn: NHNN, tháng 06 năm 2010

Theo chỉ đạo của Chính phủ một số NHTM điều chỉnh giảm lãi suất cho vay từ 0,5- 1,5%/năm đối với các đối tượng cho vay ưu đãi trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa, DNNVV có thể vay được vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, cụ thể:

- 4 NHTM nhà nước (Công thương, Ngoại thương, Nông nghiệp, Đầu tư và Phát

triển) điều chỉnh giảm lãi suất xuống mức 12-12,5%/năm sáu tháng tới

- 4 NHTM cổ phần (Nhà Hà Nội, Hàng Hải, Sài Gịn thương tín, Á Châu) điều

chỉnh giảm lãi suất xuống mức 12,5-13,5%/năm trong sáu tháng tới.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nhờ chính sách mở rộng tín dụng của

các ngân hàng, mà dư nợ tín dụng ngân hàng tăng qua các năm.

175.727 226.336 397.172 487.800 695.465 596.800 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 700000 2005 2006 2007 2008 2009 T6/2010 Hình 2.6 Tổng dư nợ tín dụng ngân hàng TPHCM Dư nợ tín dụng

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Theo báo cáo của NHNN cho thấy, tăng trưởng tín dụng tháng 1/2010 là 0,26%, tháng 2/2010 tăng 2,09%, tháng 3/2010 tăng 2,26%, tháng 4/2010 tăng 1,64%, tháng 5 tăng là 1,7%, tháng 6 tăng cao nhất là 2% cộng dồn mức tăng dư nợ toàn ngành 6 tháng đầu năm 2010 khoảng 10%. So với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 25% thì có vẻ hơi thấp. Trong khi đó cả nước 6 tháng đầu năm, tốc độ tăng

trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng tăng dần, phù hợp với mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. So với cuối năm 2009, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng ước tăng 10,82%, dư nợ tín dụng ước tăng 10,52%. Sự quy định lãi suất huy động và lãi suất cho vay của NHNN đã hạn chế phần nào khả năng huy

động vốn của các ngân hàng. Các ngân hàng huy động vốn khó khăn nên đáp ứng

hết nhu cầu của DNNVV là điều không thể.

So với cả nước, dư nợ tín dụng tăng mạnh tại TPHCM sau thời kỳ khủng hoảng,

đến tháng 06 năm 2010 đạt 596,8 ngàn tỷ, tăng 23,5% so với 6 tháng cùng kỳ 2009. Trong tổng dư nợ cho vay đối với khu vực ngồi nhà nước thì dư nợ cho vay đối với DNNVV đến 30/6/2010 ước đạt khoảng 152 ngàn tỷ đồng, chiếm 33,4% chiếm

27% tổng dư nợ cho vay đối với nền kinh tế Thành phố. Dư nợ tín dụng của các

NHTMCP chiếm 46,2%, tăng 30,6%. Trong đó dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm 45,6% tổng dư nợ, tăng 31,7% so cùng kỳ; dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 17,3%.

Điều này cho thấy sự nổ lực của chính quyền Thành phố và các ngân hàng.

Trong bối cảnh các DN, đặc biệt là DNNVV đang "khát vốn" và nguồn cung

vốn từ các ngân hàng ngày càng eo hẹp, thì nguồn vốn đến từ dự án tài trợ các

DNNVV được quan tâm hơn bao giờ hết, cụ thể:

+ Dự án SMEDF (Small & Medium Enterprise Development Fund) là một trong những cam kết hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu cho quá trình phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam. Dự án được khởi động từ 1/9/2004 và đã hoạt động được 4 năm, dự án sẽ cấp vốn trung, dài hạn với số tiền là 370 tỉ đồng cho 4 ngân hàng (Ngân hàng TMCP Công thương, ACB, Techcom bank, Sacom bank), để cho vay lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Dự án SMEFP (Small & Medium Enterprise Finance Program) do Chính phủ Nhật Bản tài trợ thơng qua Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đã triển khai từ năm 2003 với số vốn trung và dài hạn tương đương trên 15 tỷ Yên. Có 17

định chế tài chính là các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ

phần đủ điều kiện tham gia như: Ngân hàng Quốc tế (VIB), Maritime Bank, Ngân

hàng Nam Việt (NaviBank), Ngân hàng Phát triển nhà TPHCM (HD Bank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank), ACB,…, nhằm hỗ trợ vốn trung dài hạn đầu tư tài sản cố định cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam.

+ Dự án SMESC là dự án hợp tác giữa Quỹ tín dụng xanh (Thụy Sỹ) và các ngân hàng, hỗ trợ về vốn và bảo lãnh vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa

nhằm cải thiện tình trạng ơ nhiễm mơi trường, hiện nay có 3 ngân hàng tham gia là: VIBank, ACB, Techcom bank. Một đặc điểm: sau đầu tư doanh nghiệp được Quỹ

tín dụng xanh hỗ trợ vốn khơng hồn lại căn cứ theo mức độ tác động tích cực đến

môi trường của dự án đầu tư, tối đa lên đến 25% vốn vay.

Với các chương trình tài trợ đặc biệt này, DNNVV được bảo lãnh vay vốn trong trường hợp thiếu tài sản bảo đảm với tỷ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm cao, ưu tiên

đối với tài sản hình thành từ vốn vay, lãi vay được trả theo dư nợ giảm dần, vốn gốc được trả dần trong suốt thời hạn vay.

*Một số khó khăn trong q trình DNNVV tiếp cận với vốn tín dụng ngân hàng

v Khó khăn từ phía các ngân hàng:

Nguyên nhân của tình trạng trên là vẫn chưa có tiếng nói chung giữa ngân hàng với các DN, đặc biệt là về vấn đề cơ chế thế chấp, tín chấp trong vay vốn;

ngân hàng chưa thực sự đổi mới về cách phục vụ đối tượng khách hàng này. Hiện nay, cơ chế tín dụng vẫn “bê” nguyên từ quốc doanh sang áp dụng với các thành phần kinh tế khác.

Một số chi nhánh ngân hàng còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của DNNVV. Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện

trong quy định về xếp loại tín dụng khách hàng; về cho vay, lãi suất, đều chưa có

các quy định cụ thể theo từng thị trường. Thêm vào đó, sản phẩm cả gói cho

DNNVV cịn đơn điệu, hạn chế.

Hệ thống công nghệ lạc hậu, phân tán của một số ngân hàng không cho phép tạo ra sản phẩm mới, hiện đại, phù hợp với tính đa dạng của DNNVV. Các ngân

hàng đã đơn giãn hóa thủ tục cho vay, nhưng vẫn còn nhiều thủ tục rườm ra, mất

thời gian.

Do vốn kinh doanh của DNNVV ít, dẫn đến vốn tự có tham gia vào dự án ít và khi đó, ngân hàng khơng thể khơng tính đến rủi ro khi cấp phát tín dụng cho DN sản xuất, kinh doanh

Trong năm 2008, tỷ lệ lạm phát tăng cao, việc Ngân hàng Nhà nước quy định bắt buộc các Ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ với số tiền lớn khiến cho các ngân hàng thương mại khan hiếm nguồn tiền, điều này đã dẫn đến các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động vốn đáng kể trên 20% để thu hút nguồn vốn

trong dân. Lãi suất đầu vào tăng cao như vậy dẫn đến hệ quả của nó là lãi suất đầu ra, lãi suất cho vay của các ngân hàng cao ngất ngưỡng cộng với các chi phí liên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 57)