Bối cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 76)

3.1.1 Bối cảnh quốc tế

♦ Năm 2010, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi với nhiều tín hiệu khả

quan. Theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thì kinh tế thế giới 2010 tăng trưởng 4,4% sẽ giảm xuống còn 3,6% trong năm 2011, mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2011 sẽ thấp hơn nhiều so với mức trên 5% của 2 năm 2006, 2007 và các mức 4,9 và 4,5% của các năm 2004, 2005.

♦ Trước cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu, thương mại thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo ước tính của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì thương mại tồn cầu bị sụt giảm hơn 10% trong năm 2009, cao nhất trong nhiều thập niên qua. Qua năm 2010, thương mại thế giới sẽ sôi động trở lại, IMF dự báo thương mại thế giới năm 2010 sẽ tăng 2,5% so với 2009.

♦ Cầu tiêu dùng thuộc mặt hàng thiết yếu vẫn còn thấp do thu nhập tăng chậm và thất nghiệp vẫn còn cao. Những sản phẩm tiêu dùng phổ thông và cần thiết hàng ngày sẽ tăng nhanh hơn những sản phẩm cao cấp.

♦ Giá cả thị trường các hàng hóa thiết yếu, giá các loại nguyên liệu, vật tư khác cũng có xu hướng tăng so với năm 2009 do nhu cầu tăng từ sự phục hồi của kinh tế thế giới và mất giá của tiền tệ chủ lực như USD, EUR. Bộ Tài chính dự báo giá dầu thô sẽ tăng cao hơn năm 2009 và sẽ giao động trong khoảng 85 – 90

USD/thùng; giá vàng tiếp tục tăng và có thể đạt mốc 1450 USD/oz, nguyên do là

nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng tăng, cộng với việc đồng Đô la Mỹ mất giá, các nước sản xuất dầu mỏ hạn chế khai thác.

♦ Năm 2010, thị trường chứng khoán sẽ có xu hướng ổn định hơn do những

thông tin khả quan từ phục hồi kinh tế thế giới.

♦ Lãi suất cơ bản của một số ngân hàng trung ương sẽ có xu hướng tăng lên,

Australia đã tiến hành tăng lãi suất mục tiêu 25 điểm cơ bản đưa mức lãi suất lên

3,25% vào 6/10/2009 vừa qua, tiếp tục tăng trong tháng 11 và 12/2009 với mỗi lần tăng 0,25%, sang ngày 02/03/2010 Ngân hàng Dự trữ Úc quyết định tăng lãi suất cơ

bản từ 3,75% lên 4%/năm. Ngân hàng trung ương châu Âu ECB ngày 10/06/2010

giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức thấp kỷ lục 1%. Ngân hàng trung ương Anh ngày 10/06/2010 đã quyết định giữ lãi suất cơ bản thấp kỷ lục tháng thứ 16 liên tiếp ở

mức 0,5%, mặc dù lạm phát nước này đang tăng vọt. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 0,25% với lý do tăng trưởng việc làm và các chỉ số kinh tế khác vẫn còn yếu do nền kinh tế Mỹ mới dần rút ra khỏi suy thoái kinh tế. Ngày 24/5/2010, ngân hàng trung ương Nhật bản và một số

nước như Ixraen, Pakistan gần đây tuyên bố giữ nguyên lãi.

3.1.2 Bối cảnh trong nước

v Việt nam đã vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tốt hơn nhiều nước khác nhờ nỗ lực của Chính phủ cùng với các ngân hàng và cộng đồng doanh nghiệp,

đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh:

• Kinh tế đang phục hồi nhanh, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP)

sáu tháng đầu năm 2010 đã tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước và có khả năng đạt tăng trưởng cao trong thời gian tới. Riêng kinh tế TPHCM 6 tháng đầu năm

2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố bằng với thời kỳ nền kinh tế phát

triển mạnh nhất trong 5 năm qua, GDP tăng 11% so với cùng kỳ năm trước.

• Xuất khẩu cả nước năm 2009 giảm, đây là lần đầu tiên kể từ khi tiến hành

đổi mới kinh tế, nhưng mức suy giảm vẫn thấp hơn nhiều nước khác trong khu vực.

Sáu tháng đầu năm 2010, tăng trưởng xuất khẩu đã phục hồi bằng khoảng 30% tốc

độ tăng trưởng hàng năm của giai đoạn trước khủng hoảng. Xuất khẩu hàng hóa và

dịch vụ vẫn chiếm khoảng 67% GDP ngay khi bị cuộc khủng hoảng tấn công trong năm 2009. Kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu năm 2010 tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu tăng cao hơn 29,4% so với cùng kỳ năm trước, thâm hụt cán cân thương mại. Riêng TPHCM, kim ngạch xuất khẩu sáu tháng đầu

dầu thô, vàng, kim ngạch xuất khẩu thực hiện 6 tháng đạt 7.075,8 triệu USD tăng 19,6%; kim ngạch nhập khẩu đạt 9.948,9 triệu USD tăng 18,1% so với cùng thời kỳ 2009, thặng dư cán cân thương mại.

v Trong thời gian tới, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn :

• Quyết định của Thống đốc NHNN số 2619/QĐ-NHNN ngày 05/11/2010, về việc nâng lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam từ 8% /năm lên 9%/năm, đã làm cho thị trường tín dụng nóng lên, các ngân hàng thương mại chạy đua nâng lãi suất huy

động lên mức 13-13,5%/năm và cho vay lên đến 15-17%/năm.

• Lạm phát đã giảm từ 19,9% năm 2008 xuống cịn 6,5% năm 2009. Có dấu hiệu đáng lo ngại về khả năng bùng phát lạm phát vào cuối năm 2010. Tình hình tỷ giá ngày càng biến động theo chiều giảm giá mạnh của đồng Việt nam trên thị

trường, từ mức 19.500VND/USD tháng 09 năm 2010, tăng lên 21.000VND/USD tháng 11 năm 2010, và tăng trong thời gian tới. Tỷ giá tăng làm tăng giá hàng nhập khẩu và tạo thêm áp lực lên chỉ số CPI, rồi từ CPI lên cao trở lại sẽ gây áp lực giữ mặt bằng lãi suất cao làm đồng tiền thêm mất giá. Đây là tín hiệu khơng ổn định của thị trường Việt Nam

v Cơ hội và thách thức cho các DNNVV Thành phố Hồ Chí Minh: - Các cơ hội:

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục, GDP theo quý tăng liên tục, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp trở lại bình thường, tổng doanh số bán lẻ tăng trưởng cao… Kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi là điều kiện thuận lợi cho DNNVV khai thác thị trường nội địa và tăng cường xuất khẩu.

Thứ hai, Việt Nam ngày một gia nhập sâu vào thị trường thế giới sẽ tạo ra

nhiều cơ hội cho các DNNVV mở rộng thị trường, tăng thị phần xuất khẩu. Bên cạnh đó có thể giao lưu, học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong quản lý, quản trị

doanh nghiệp.

Thứ ba, trước sự biến động khó lường của thị trường giá cả, tạo ra cơ hội cho

Thứ tư, các DNNVV TPHCM có nhiều cơ hội vay vốn của các quỹ đầu tư

với lãi suất ưu đãi đặc biệt từ việc mở rộng hội nhập của Chính quyền Thành phố, để đổi mới cơng nghệ, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.

-Những thách thức:

Thứ nhất, bộ Tài chính dự báo kim ngạch xuất khẩu năm 2010 sẽ cao hơn

năm 2009, song do sự phục hồi của kinh tế thế giới vẫn còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro nên xuất khẩu khó có mức tăng cao. Hơn nữa, những khó khăn trong xuất khẩu của DNNVV Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp, gia công, sản phảm thô, giá trị chế biến thấp nên khó tăng mạnh về kim ngạch; lạm phát ở các

nước có khả năng cao cũng là những trở ngại cho xuất khẩu và cuối cùng là do cầu tiêu dùng thế giới còn thấp. Hàng Trung Quốc chất lượng thấp, giá rẻ tràn ngập, càng làm cho thị trường nội địa bấp bênh và doanh nghiệp đứng trước nhiều thách thức.

Thứ hai, đầu tư nước ngoài vào TPHCM sẽ tăng mạnh so với cả nước, các

DNNVV phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để tồn tại và phát triển.

Thứ ba, giá cả bất động sản TPHCM tăng cao, làm giá thuê mặt bằng sản xuất -

kinh doanh quá cao. Trong khi DNNVV chủ yếu là đi thuê mặt bằng làm cơ sở kinh doanh sản xuất. Giá thuê mặt bằng cao đẩy giá thành sản phẩm, chi phí kinh doanh tăng lên, khiến hiệu quả, sức cạnh tranh DNNVV thấp.

Thứ tư, do thực hiện gói kích thích kinh tế ở các nước, một lượng tiền lớn được

đổ vào nền kinh tế, thâm hụt ngân sách tăng làm cho nguy cơ tăng lạm phát, giá cả

sản phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu tăng cao sẽ tác động lớn tới những ngành sản xuất của Việt Nam đang phụ thuộc vào nguyên liệu, thành phẩm nhập khẩu ở nước

ngoài. Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, giá xăng dầu tăng, giá vàng tăng mạnh kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, chi phí đầu vào tăng, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh về giá. Lạm phát làm cho giá cả các sản phẩm tiêu dùng tăng mạnh, đời sống của đại bộ phân nhân dân gặp khó khăn. Hệ quả là sức

Thứ năm, lãi suất vay vốn ngân hàng đã được khống chế bởi qui định của

NHNN, nhưng vẫn cịn cao, và có xu hướng tăng cao vào những tháng cuối năm, doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ rất khó vay vốn.

Thứ sáu, TPHCM là Thành phố phát triển, đời sống nhân dân ngày một tăng cao

và cao hơn ở các vùng miền trong cả nước, yêu cầu các tiêu chuẩn sản phẩm đáp

ứng nhu cầu thị trường cao hơn, khơng những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã

bắt mắt, an tồn, mà cịn mang tính thời đại, sản phẩm có uy tính, thương hiệu, có nhiều dịch vụ đi kèm….Điều này thực sự là thách thức cho các DNNVV cạnh tranh, tồn tại và phát triển tại thị trường nơi đây.

3.2 Một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1 Tăng cường huy động vốn từ các ngân hàng

Đến tháng 06 năm 2010, nước ta có 547.900 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm

97% tổng số DN đang hoạt động, sử dụng hơn 50% lực lượng lao động trong hệ

thống DN và tạo ra 40% giá trị hàng hóa. Mặc dù Chính phủ đã đề ra 6 biện pháp

lớn nhằm hỗ trợ DNNVV, trong đó có việc tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng nhưng đến nay, cơn “khát” vốn của các DN này vẫn chưa hạ nhiệt. Để cải thiện tình hình hiện nay, rất cần phải có sự nỗ lực của cả DN lẫn các ngân hàng.

v Các ngân hàng Việt Nam đặc biệt là các NHTM trên địa bàn Thành phố, hiện nay cũng đã có nhiều sự thay đổi trong việc nhìn nhận và khai thác đối thị trường là các DNNVV, tuy nhiên nhìn nhận chưa đồng hành với hành động và chưa toàn diện cả hệ thống tín dụng ngân hàng của Thành phố. Các ngân hàng Thương mại cần phải đổi mới cung cách phục vụ đối tượng khách hàng là DNNVV, đưa đối tượng

này vào chiến lược kinh doanh dài hạn, xác định DNNVV là một trong những đối tượng khách hàng chính để phục vụ tốt nhất. Từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh

về hạn mức tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm, lãi vay hấp dẫn, xây dựng mạng lưới

họat động, xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cơ chế huy động vốn và cho vay cụ thể, gắn với từng gói sản phẩm đặc biệt dành riêng cho đối tượng khách hàng này…

v Hiện nay, kênh ngân hàng vẫn là kênh huy động truyền thống, phổ biến nhất cho các DNNVV trên cả nước và cũng như DNNVV Thành phố Hồ Chí Minh. Để đáp ứng tốt nhu cầu về vốn cho các DNNVV, các ngân hàng cần cần xây dựng cơ

chế tín dụng mang nét đặc thù, phù hợp với đặc điểm của DNNVV. Ngân hàng cần lên kế hoạch hạn mức tín dụng ngắn, trung-dài hạn dành cho DNNVV, so với hiện nay thì hạn mức tín dụng này cịn hạn chế chưa tương xứng với nhu cầu tín dụng của DNNVV. Các ngân hàng cần đánh giá và xếp hạng DNNVV thường niên, xếp hạng tín dụng theo quy mô, theo ngành, theo lịch sử phát triển của DN, và cơng nghệ thơng tin, từ đó có kế hoạch cho vay thích hợp, hạn chế nợ xấu và rủi ro cao nhất.

v Các ngân hàng ngoài việc chỉ dựa trên tài sản thế chấp khi cho vay cần mở rộng hạn mức cho vay tín chấp, bao thanh tốn khi DN có kết quả kinh doanh tốt, có uy tín trong thanh tốn vốn vay ngồi những doanh nghiệp làm ăn lâu dài, cịn tạo điều kiện cho những doanh nghiệp mới thành lập, những khách hàng mới.

v Chính sách cho vay với lãi suất thỏa thuận ra đời tạo điều kiện cho ngân

hàng thương mại dành cho DNNVV lãi suất thấp, ưu đãi phù hợp với quy định của NHNN cho những doanh nghiệp giao dịch thường xuyên, uy tín trong việc trả lãi và nợ gốc vay. NHNN cũng phải thường xuyên giám sát lãi suất thực tế của các NHTM cho các DNNVV vay vốn, nếu cao vượt quy định thì có chính sách xử lý

kịp thời.

v Hàng năm các ngân hàng cần thống kê số lượng và phân bố DNNVV trên các quận huyện thành phố để xây dựng mạng lưới hoạt động hợp lý, mở rộng các chi nhánh, phòng giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch, giảm chi phí đi lại cho các DNNVV.

v Hiện nay, các ngân hàng cung ứng và phát triển rất nhiều các sản phẩm, dịch vụ: từ các sản phẩm về tín dụng tiêu dùng cho khách hàng cá nhân đến những sản phẩm trọn gói cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng đầu tư, có thể giúp

doanh nghiệp sử dụng nguồn tài chính của mình một cách linh hoạt, an toàn và hiệu quả. Các ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa và cung cấp nhiều hơn nữa các sản

phẩm hỗ trợ tài chính cho DNNVV như: vay cho dự án đầu tư, vay bổ sung vốn lưu

động, tài trợ xuất khẩu bằng VNĐ với lãi suất ưu đãi, vay ngoại tệ thanh toán hàng

nhập khẩu bằng tín chấp lơ hàng nhập, vay VNĐ thanh tốn hàng nhập khẩu bằng tín chấp các khoản phải thu khách hàng, cầm cố bằng các giấy tờ có giá như thương phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, bao thanh tốn và cho th tài chính… và phát triển rộng khắp các ngân hàng trên địa bàn Thành phố.

v Các ngân hàng cũng cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục làm hồ sơ vay vốn, tiếp tục cải tiến quy trình cho vay nhằm rút ngắn thời gian xét duyệt của các NHTM. Hơn nữa do DNNVV hạn chế trong việc lập phương án vay vốn nên các ngân hàng tích cực tham gia cùng DN từ khâu lập dự án, giám sát thực hiện, thậm chí đào tạo cho DN.

v Tăng cường tiếp thị quảng bá đến từng doanh nghiệp các dịch vụ ngân hàng, các chính sách ưu đãi đầu tư cho vay các chương trình kinh tế trọng điểm, đồng thời chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh và tư vấn cho DN mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh theo các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm quốc gia.

v Các ngân hàng thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu gặp gỡ với đại diện các DNNVV trên địa bàn để trao đổi những thông tin về sản phẩm, thủ tục và quy

trình vay vốn, cơ chế chính sách của ngân hàng dành cho DNNVV. Đồng thời lắng nghe những ý kiến đóng góp từ phía các DNNVV, những khó khăn mà họ thường

mắc phải để kịp thời khắc phục những hạn chế và giải quyết vướng mắc kịp thời.

v Ngân hàng cần đổi mới công nghệ, tạo ra những sản phẩm dành riêng cho

DNNVV. Ngân hàng cũng cần xây dựng mạng lưới thông tin, thu thập xử lý thông tin khách hàng nhất là những thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 76)