Những khó khăn còn tồn tại và vấn đề đặt ra cho các DNNVV TPHCM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)

Các DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang phục hồi ở thời kỳ hậu

khủng hoảng kinh tế, góp phần đáng kể vào tốc độ tăng trưởng GDP của Thành phố, tuy nhiên vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khát vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Các khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các DNNVV là:

Thứ nhất, vẫn chưa có tiếng nói chung thật sự giữa ngân hàng với các DNNVV.

Đặc biệt là về vấn đề cơ chế thế chấp, tín chấp trong vay vốn; ngân hàng chưa thực

sự đổi mới về cách phục vụ đối tượng khách hàng là DNNVV

Thứ hai, cơ chế cho vay thỏa thuận đối với các khoản vay trung và dài hạn và

chính sách huy động tiền gửi với trần lãi suất 11,5%/năm mà NHNN đặt ra cho các NHTM, đã làm cho các ngân hàng thương mại khó khăn trong việc huy động vốn. Vốn huy động khó khăn nên ngân hàng hạn chế cho vay, càng thận trọng hơn trong việc cho các DNNVV vay vốn.

Thứ ba, do bị khống chế mức trần lãi suất huy động, để huy động được tiền

trong dân các ngân hàng phải khuyến mại, cộng thêm lãi suất, vơ hình chung tạo ra hệ thống lãi suất ngầm, thiếu minh bạch và khó quản lý. Lãi suất huy động sau khi

đã cộng các khoản khuyến mãi lên tới 12%/năm ở các ngân hàng quốc doanh và

13%/năm ở các ngân hàng cổ phần, cao hơn nhiều so với mức trần 11,5%/năm. Do

đó lãi suất cho vay các DNNVV lên cao, có ngân hàng lên đến 16%/năm. Với lãi

Thứ tư, Nhà nước đã có những can thiệp kịp thời để hỗ trợ cho DNNVV: đưa ra

các gói kích thích kinh tế: hỗ trợ lãi suất, giảm thuế TNDN, giãn thời gian nộp thuế TNDN, TNCN, giảm thuế GTGT để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm DNNVV,

tuy nhiên hiệu quả chính sách chưa cao: chỉ một số hạn chế DNNVV được vay vốn hỗ trợ lãi suất, còn đa phần chỉ nghe chứ không thấy đâu.

Thứ năm, thị trường cho thuê tài chính chưa phát triển đủ mạnh để đáp ứng nhu

cầu máy móc, thiết bị cho DNNVV. Sản phẩm cho thuê chỉ mới dừng lại ở máy

móc thiết bị, phương tiện vận tải và các động sản khác, chưa thực sự cạnh tranh.

Các DNNVV chưa nghỉ đến nguồn tài trợ này khi đi tìm nguồn tài trợ.

Thứ sáu, Tốc độ tăng về số lượng DNNVV nhanh nhưng chất lượng chưa cao,

DNNVV đa phần chưa có thương hiệu trên thị trường, tài sản ít. Trình độ quản lý

của đội ngũ chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, việc xây dựng niềm tin giữa các

DNNVV và tổ chức tín dụng chưa tốt, hạn chế trong việc lập phương án kinh doanh, thiếu minh bạch tài chính nên chưa tạo được uy tín, lịng tin, sự kỳ vọng của các ngân hàng, các cơng ty cho th tài chính, các quỹ đầu tư vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ bảy, nguồn vốn của các Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV TPHCM khơng

lớn, chủ yếu là vốn của Nhà nước cấp. Quỹ chủ yếu phát huy vai trò tư vấn cho các DNNVV, bảo lãnh tín dụng cịn hạn chế do vốn ít. Các DNNVV khởi sự rất khó

được bảo lãnh do không đáp ứng được điều kiện bảo lãnh. Do đó Quỹ khơng thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn DNNVV. Quỹ đầu tư mạo hiểm ngại rủi ro, chỉ hướng tới

các DN có những thành cơng nhất định trên thị trường, có uy tín và có khách hàng

lớn.

Thứ tám, một số khó khăn xuất hiện liên tục và xuyên suốt đó là vấn đền nguồn

vốn hoạt động cho DNNVV ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói

chung. Sự phát triển ngày càng nhanh, đa dạng và phong phú của các DNNVV dẫn

đến nhu cầu tháo gỡ khó khăn trong việc huy động vốn từ ngân hàng, các tổ chức tài

chính và các quỹ đầu tư, nhu cầu hồn thiện và đáp ứng kịp thời cơ chế chính sách của Nhà nước, tạo điều kiện cho DNNVV phát triển

Kết luận chương 2

Từ thực trạng hỗ trợ tài chính DNNVV Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tốc độ tăng trưởng về số lượng DNNVV qua các năm, cũng như đóng góp của DNNVV

vào sự phát triển của Thành phố nói riêng, cả nước nói chung. Việc huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của DNNVV gặp nhiều khó khăn, xuất phát từ các kênh huy động vốn, các nhà ban hành chính sách, cũng như bản thân DNNVV. Vấn đề đặt ra, chúng ta cần đưa ra những giải pháp tài chính nào để khắc phục những tồn

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH một số giải pháp tài chính thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thành phố hố chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 73 - 76)