Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh chương dương (Trang 74 - 86)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG

3.2. Các giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương

nghiệp tại NHCT chi nhánh Chương Dương

3.2.1.1. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ đang cung cấp

 Tăng cường khai thác nguồn vốn theo cơ cấu hợp lý

Tăng cường quy mô về vốn là tiền đề để phát triển bất kỳ hoạt động kinh doanh nào của ngân hàng, có nguồn vốn dồi dào, ổn định ngân hàng mới đảm bảo khả năng thanh khoản từ đó mở rộng số lượng cũng như giá trị các khoản vay, từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp. Song song với việc phát triển hình thức huy động vốn truyền thống nhu tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, phát hành chứng chỉ tiền gửi,…chi nhánh còn có thể đưa ra các hình thức mới như tiết kiệm giáo dục, hưu trí, tài khoản chuyên dùng chi trả kiều hối, tiết kiệm dự thưởng …

Bên cạnh đó, chi nhánh cần tập trung huy động vốn trung và dài hạn thông qua huy động tiết kiệm dài hạn, phát hành chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của các tổ chức khác nhằm đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn, giảm thiểu rủi ro thanh khoản – do dư nợ của chi nhánh tập trung ở trung và dài hạn.

Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Thẩm định là bước rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả cho vay của ngân hàng. Qua bước này, ngân hàng có thể đánh giá được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai để từ đó ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không, nếu có thì hạn mức cho vay là bao nhiêu. Thẩm định gồm hai bước cơ bản là thu thập và xử lý thông tin nên muốn nâng cao chất lượng của thẩm định thì cần phải:

Nâng cao chất lượng thông tin

Trong hoạt động cho vay doanh nghiệp, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định cho ngân hàng ra quyết định có cho vay hay không do vậy ngân hàng phải tự thu thập, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án sản xuất kinh doanh, dự án của doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau. Thông tin có chính xác, đầy đủ thì mới đảm bảo được tính hiệu quả của khoản

cho vay doanh nghiệp. Có thể nâng cao chất lượng hệ thống thông tin bằng cách:

-Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp người đại diện cho doanh nghiệp, gặp gỡ tại cơ sở để tìm hiểu cặn kẽ về ngành nghề kinh doanh, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn và qua dịch vụ tư vấn tài chính mà chi nhánh cung cấp cho doanh nghiệp.

-Thu thập thông tin từ bên ngoài qua nhiều nguồn khác nhau chính thức hoặc không chính thức. Nguồn chính thức là từ các cơ quan chức năng như cơ quan kiểm toán, trung tâm thông tin tín dụng, cơ quan thuế, hải quan,..Nguồn không chính thức là thông tin từ các đối tác của doanh nghiệp, các ngân hàng khác hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng. Để có được những thông tin từ những kênh này chi nhánh phải có kế hoạch xây dựng, tăng cường củng cố các mối quan hệ với các tổ chức kinh tế khác thông qua những trao đổi hợp tác hai chiều, hai bên cùng có lợi.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần tổ chức lưu trữ các thông tin thu thập được một cách khoa học nhằm đánh giá chính xác hơn về doanh nghiệp vay vốn, đồng thời nâng cao tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay.

Nâng cao chất lượng phân tích thông tin

Sau khi thu thập được những thông tin cần thiết, cán bộ tín dụng tiến hành đánh giá quyết định cho vay hay không. Công việc quan trọng nhất của giai đoạn này đó là cán bộ tín dụng phải đưa ra những kết luận về chất lượng doanh nghiệp vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án sản xuất kinh doanh. Những doanh nghiệp có uy tín, có năng lực trả nợ hay có phương án sản xuất hiệu quả thì sẽ được chú trọng cho vay. Tuy nhiên, công tác thẩm định doanh nghiệp, dự án kinh doanh cũng không hề đơn giản, nhanh chóng. Để nâng cao chất lượng đánh giá và rút ngắn thời gian thẩm định, chi nhánh cần quan tâm

các vấn đề sau:

-Hoàn thiện công tác chấm điểm tín dụng khách hàng. Việc sử dụng công cụ này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng bằng cách lượng hóa các yếu tố thuộc về doanh nghiệp từ đó phân loại khách hàng, giúp cán bộ tín dụng rút ngắn thời gian thẩm định mà chất lượng vẫn được đảm bảo. Trên thực tế, NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương sử dụng quy trình 12 bước do NHTMCP Công Thương Việt Nam xây dựng trên cơ sở quy trình cơ bản của NHNN đã thực sự nâng cao được chất lượng và hiệu quả của công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp, hạn chế được rủi ro hơn trong hoạt động tín dụng.

- Đối với việc thẩm định tính hiệu quả của các phương án, dự án đầu tư nên thực hiện tốt hai công việc sau:

Thứ nhất, chi nhánh phải thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phương án vay vốn, đây là điều kiện quan trọng để chi nhánh xét duyệt cho vay. Chi nhánh cần phải đánh giá chính xác hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: IRR, NPV, thời gian hoàn vốn,…và những hiệu quả đem lại cho xã hội. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng phải đánh giá những rủi ro tiềm ẩn của dự án để đưa ra những quyết định chính xác.

Thứ hai, chi nhánh cần phải phân tích và dự báo các ảnh hưởng của môi trường đến dự án kinh doanh: Mỗi một phương án sản xuất kinh doanh khi lập đều đã tính đến tác động của môi trường. Tuy nhiên, thực tế vẫn tồn tại các yếu tố bất ngờ làm cho thực tế hoạt động có những sai khác so với tính toán. Chính vì vậy, chi nhánh cần chú trọng đến công tác phân tích và dự báo các ảnh hưởng của môi trường đến kết quả kinh doanh của dự án.

Tóm lại, nguồn thông tin đầy đủ và chính xác không chỉ giúp chi nhánh rút ngắn được thời gian thẩm định, nâng cao chất lượng thẩm định cho vay nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung mà còn tạo điều kiện để chi nhánh

mở rộng hoạt, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay doanh nghiệp.

Tổ chức quy trình cho vay chặt chẽ, đơn giản và hiệu quả

Thủ tục cho vay thường liên quan đến các giấy tờ chứng thực mức độ hội đủ các tiêu chuẩn cho vay của khách hàng. Chi nhánh nên quy định cụ thể các giấy tờ cho từng hình thức cho vay, từng loại khách hàng như khách hàng cũ hay mới, khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân,…

Việc quy định thủ tục phải hướng tới tạo thuận lợi cho khách hàng còn với ngân hàng thì phải kiểm soát dễ dàng. Hiện nay, do cạnh tranh gay gắt, các ngân hàng có xu hướng đơn giản hóa thủ tục, thực chất là tự động hóa trong thu thập thông tin để giảm bớt lượng giấy tờ cho ngân hàng. Tuy nhiên, sự đơn giản hóa cũng có giới hạn là phải đảm bảo chắc chắn cơ sở pháp lý cho khoản vay được xem xét, phải đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng. Ngân hàng xem xét các thủ tục cần thiết trong hồ sơ xin vay đối với từng doanh nghiệp cụ thể, tạo sự đơn giản, dễ hiểu trong hồ sơ, phù hợp với trình độ của doanh nghiệp, đồng thời vẫn đảm bảo được những điều kiện cơ bản trong hoạt động cho vay. Nếu như doanh nghiệp đã có tham gia vay vốn ngắn hạn của ngân hàng thì giữa bộ hồ sơ vay vốn trung, dài hạn và hồ sơ vay vốn ngắn hạn, ngân hàng có thể đơn giản hóa được hai thủ tục là báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp, báo cáo quyết toán của doanh nghiệp. Việc đơn giản hóa như vậy sẽ làm cho khách hàng doanh nghiệp không ngần ngại khi đặt quan hệ vay vốn với ngân hàng.

Tuy nhiên, đơn giản hóa thủ tục cho vay không có nghĩa là qua loa, hời hợt, xem nhẹ các thủ tục cần thiết mà vẫn phải đầy đủ các yếu tố đảm bảo an toàn tín dụng, nâng cao chất lượng thẩm định tài chính các dự án cho vay.

Vận dụng linh hoạt lãi suất cho vay doanh nghiệp

Chi nhánh phải xây dựng được một chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt, mềm dẻo theo tín hiệu thị trường. Bởi lãi suất liên quan trực tiếp đến lợi ích

của chi nhánh và doanh nghiệp, đối với doanh nghiệp thì lãi suất cho vay chính là chi phí của họ phải trả cho việc được quyền sử dụng vốn, còn về phía chi nhánh ngân hàng thì lãi suất thu được từ các món vay là thu nhập. Để giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa đôi bên, chi nhánh không nên chỉ dập khuôn theo một mức lãi suất, mà tuỳ thuộc vào tình hình kinh doanh của chi nhánh và môi trường kinh doanh trên địa bàn mà đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên địa bàn. Cụ thể:

- Phân loại từng đối tượng doanh nghiệp: đối với doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, dư nợ lớn, không có nguy cơ phát sinh nợ quá hạn thì nên áp dụng mức lãi suất ưu đãi.

- Đa dạng hoá các loại lãi suất để tạo điều kiện phù hợp với chu kì kinh doanh của doanh nghiệp, dựa vào từng loại lãi suất và từng kì hạn mà doanh nghiệp có thể lựa chọn các khoản vay thích hợp đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của họ đạt đết quả cao, đảm bảo trả nợ chi nhánh đúng thời hạn.

- Thực hiện mục tiêu phát triển chung của nền kinh tế, chi nhánh nên có chính sách ưu đãi về lãi suất đối với các ngành kinh tế có tầm quan trọng, có vòng quay vốn nhanh, sản xuất kinh doanh những mặt hàng có trọng điểm.

Tăng cường theo dõi, kiểm tra giám sát doanh nghiệp sau khi cho vay

Mục đích của việc kiểm soát sau khi cho vay là để tìm ra sớm nhất các khoản vay tiềm ẩn rủi ro, không có khả năng trả nợ ngân hàng, phát hiện sự chểnh mảng trong kiểm tra theo dõi của nhân viên cho vay, đảm bảo tuân thủ các chính sách tín dụng, luật và quy định của NHCT, hỗ trợ việc hình thành dự trữ bù đắp tổn thất cho vay. Trong quá trình kiểm soát lại, chi nhánh sẽ đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay, tùy vào mức độ đánh giá lại mà chi nhánh có những tác động điều chỉnh cần thiết như yêu cầu bổ sung thông thêm thông tin, kế hoạch sản xuất kinh doanh do thay đổi thị trường, tường trình vấn đề liên quan đến khả năng thay đổi quản trị doanh nghiệp. Nếu xét

thấy rủi ro tín dụng của khoản vay tăng lên trong khi chưa tới hạn trả, chi nhánh phải áp dụng ngay một hoặc đồng thời các biện pháp sau:

-Yêu cầu tăng thêm tài sản đảm bảo: Doanh nghiệp sẽ phải bổ sung thêm các giấy tờ đảm bảo và chi nhánh sẽ tiến hành thẩm định tiếp các tài sản đảm bảo mới, nếu không đủ hoặc không đạt, chi nhánh sẽ thu hồi khoản nợ không được đảm bảo.

-Định lại giá cả cho vay: Do rủi ro của khoản vay tăng lên nên chi nhánh sẽ tiến hành điều chỉnh lại lãi suất cho vay nhưng vẫn phải đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

-Điều chỉnh lại quỹ dự phòng ngừa rủi ro: Chi nhánh điều chỉnh quỹ dự phòng ngừa rủi ro theo kết quả phân loại cho vay và mức độ rủi ro để đảm bảo hoạt động của chi nhánh an toàn hơn.

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đi kèm khoản vay

Các dịch vụ này nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc vay vốn và sử dụng vốn vay đúng mục đích, đồng thời cũng đem lại một khoản thu thêm cho chi nhánh. Các dịch vụ mà chi nhánh có thể cung cấp thêm như:

-Dịch vụ hỗ trợ, tư vấn trong quản lý tài chính : Ngân hàng là tổ chức có những người có trình độ tài chính cao vì thế nên có thể cung cấp cho doanh nghiệp dịch vụ quản lý tài chính : đọc và phân tích các báo cáo tài chính, đưa ra các phương án giúp doanh nghiệp huy động vốn đạt được cơ cấu vốn tối ưu, xây dựng mức ngân quĩ, vốn lưu động hợp lý,…

-Dịch vụ cung cấp thông tin về biến động thị trường: Đặc thù của ngành ngân hàng là luôn phải quan tâm, cập nhật những biến động của nền kinh tế và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực kinh doanh khác. Vì vậy, chi nhánh có thể chọn lọc và cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin về môi trường kinh doanh và các thông tin hữu ích khác liên quan tới ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động.

-Dịch vụ kiểm toán hộ doanh nghiệp: Chi nhánh có thể thực hiện hoạt động này nếu doanh nghiệp có nhu cầu, điều này giúp chi nhánh thu thêm một khoản phí, có thêm thông tin về hoạt động của doanh nghiệp từ đó kiểm tra được mức độ trung thực của doanh nghiệp vay vốn.

Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp giúp chi nhánh tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, tăng khả năng thu hồi nợ cho chi nhánh, đồng thời phát triển mối quan hệ giữa chi nhánh và các doanh nghiệp hơn nữa.

Tăng cường công tác kiểm tra và kiểm soát nội bộ

Việc kiểm tra kiểm soát nội bộ nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Công tác này được thực hiện nhờ sự tự kiểm tra kiểm soát của lãnh đạo các phòng ban đối với công tác cho vay trong chi nhánh. Các lãnh đạo phòng ban thường xuyên đôn đốc nhắc nhở và kiên quyết xử lý khi phát hiện sai phạm trong hoạt động cho vay.

Chi nhánh đã thành lập ban kiểm tra kiểm soát hoạt động độc lập nhưng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra bất ngờ đối với hoạt động của cán bộ tín dụng để đảm bảo sự minh bạch hoạt động cho vay. Chương trình kiểm tra cần đáp ứng yêu cầu về thực hiện kiểm tra giám sát theo chương trình kế hoạch hoặc chỉ đạo trực tiếp từ ngân NHTMCP Công Thương Việt Nam.Báo cáo kiểm tra phải được lập một cách chính xác và trung thực báo cáo tình hình hoạt động với lãnh đạo và đưa ra các kiến nghị về hoạt động chi nhánh, các vấn đề còn vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung, các chính sách, chế độ mới cũng như những cán bộ nhân viên vi phạm cần phải xử lý đã được phát hiện trong quá trình thanh tra.

Chi nhánh cũng phải giám sát việc tổ chức quy trình nghiệp vụ, thể lệ, chế độ, quy định về quản lý kinh doanh và quản trị điều hành của NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam đối với hoạt động ở đơn vị. Đồng thời phải

phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ để thực hiện hoạt động kiểm tra kiểm soát theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh để đạt hiệu quả cao nhất.

3.2.1.2. Đa dạng hóa các loại hình cho vay

Đây là biện pháp cơ bản và rất cần thiết để thực hiện phân tán rủi ro, tránh tập trung vốn quá lớn vào một dự án, một doanh nghiệp để khi rủi ro xảy ra chi nhánh không bị thiệt hại quá lớn. Đồng thời, việc đa dạng hóa các hình thức cho vay giúp doanh nghiệp có cơ hội lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu vốn phong phú của doanh nghiệp.

Hiện nay, NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương mới chủ yếu cung cấp cho vay doanh nghiệp với các phương thức: cho vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay theo dự án, cho vay trả góp, cho vay hợp vốn. Còn lại rất nhiều các phương thức cho vay hiện đại như cho vay thông qua

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh chương dương (Trang 74 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w