CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
2.1. Giới thiệu về NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương
2.1. Giới thiệu về NHTMCP Công Thương chi nhánhChương Dương Chương Dương
Tháng 8 năm 1988, theo quyết định số 53 – HĐBT, Ngân hàng nhà nước huyện Gia Lâm tách thành Ngân hàng Công thương Chương Dương và Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Trâu Quỳ.
NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương (trụ sở tại số 32 Ngõ 289 đường Ngọc Lâm Quận Long Biên, Hà Nội) là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có con dấu và bảng tổng kết tài sản riêng, hách toán kế toán và quản lý tài chính theo quy định chung của Ngân hàng nhà nước ( NHNN ) và pháp luật. Chi nhánh có quyền tự chủ kinh doanh và ký kết các hợp đồng kinh tế, tổ chức nhân sự theo phân cấp ủy quyền của NHCTVN.
2.1.1. Chức năng nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của chi nhánh
Chi nhánh đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của ngân hàng mình để phù hợp với điều kiện mới, mô hình tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương bao gồm 8 phòng ban và 2 tổ như sau :
-Phòng khách hàng Doanh nghiệp. -Phòng khách hàng Cá nhân. -Phòng Kế toán.
-Phòng Kiểm tra kiểm soát. -Phòng Tiền tệ và kho quĩ. -Phòng Tổng hợp và tiếp thị.
-Phòng Tổ chức hành chính. -Phòng Quản lý rủi ro. -Tổ hậu kiểm.
-Tổ điện toán.
Mô hình tổ chức của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương được chia làm 4 khối và các phòng giao dịch thể hiện qua sơ đồ :
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCT chi nhánh Chương Dương
Khối Kinh doanh :
Trong khối kinh doanh gồm các phòng : Phòng Khách hàng Doanh nghiệp, phòng Khách hàng các nhân và các quĩ tiết kiệm, các điểm giao dịch.
•Phòng Khách hàng Doanh nghiệp có chức năng:
-Khai thác vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ từ các khách hàng là doanh nghiệp.
-Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng
-Quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ và thể lệ hiện hành. - Thực hiện nhiệm vụ thanh toán xuất nhập khẩu tại chi nhánh
-Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp.
•Phòng khách hàng cá nhân :
-Trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân để khai thác vốn bằng nội tệ và ngoại tệ.
-Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý tín dụng. -Trực tiếp quảng cáo tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng cá nhân.
Khối Quản lý rủi ro :
Trong khối Quản lý rủi ro gồm có phòng Quản lý rủi ro. Phòng Quản lý rủi ro có nhiệm vụ :
- Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh.
- Quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
- Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng
- Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động của ngân hàng.
Khối tác nghiệp :
Trong khối tác nghiệp gồm có phòng Kế toán và phòng Tiền tệ kho quĩ.
•Phòng Kế toán gồm hai bộ phận là bộ phận Kế toán và tổ Điện toán. Bộ phận Kế toán có chức năng :
- Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh.
- Cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý các hạch toán giao dịch.
- Quản lý và chịu trách nhiệm với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo qui định.
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
Tổ điện toán có chức năng thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thong tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thong suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh
•Phòng tiền tệ kho quĩ :
- Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo qui định. - Ứng và thu tiền cho các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.
Khối hỗ trợ :
Trong khối hỗ trợ gồm phòng Tổ chức hành chính và phòng Tiếp thị tổng hợp.
•Phòng Tổ chức hành chính có chức năng :
- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo chủ trương và qui định của NHCT Việt Nam.
- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn cho chi nhánh.
•Phòng Tiếp thị tổng hợp có chức năng :
- Tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh. - Tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh. - Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh.
Các phòng giao dịch :
Các phòng giao dịch có chức năng huy động vốn và cấp tín dụng, thực hiện công tác thanh toán, tiền tệ kho quỹ và một số dịch vụ khác của ngân hàng. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về vốn, tài sản và tự chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các hoạt động của phòng giao dịch.
2.1.2. Các hoạt động chủ yếu của chi nhánh
Hoạt động huy động vốn
Chi nhánh được huy động vốn dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ từ mọi nguồn vốn trong nước dưới các hình thức chủ yếu sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn của tất cả các tổ chức kinh tế, dân cư.
-Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn.
-Vay vốn của các tổ chức tài chính trên các loại thị trường. Hoạt động cho vay và đầu tư
-Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ. -Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.
- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài.
- Cho vay ủy thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF), Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung.
-Thấu chi, cho vay tiêu dùng.
-Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và định chế tài chính trong nước và quốc tế.
-Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Hoạt động bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh ( trong nước và quốc tế) : Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán.
Thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhân, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.
- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế. - Chuyển tiền nhanh Western Union.
- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Chi trả kiều hối...
Ngân quỹ
- Mua bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)
- Mua bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…).
- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tê…
- Cho thuê két sắt; cất giữa bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế.
Thẻ và ngân hàng điện tử
-Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (Visa, Master Card…).
-Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card). -Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking. Các hoạt động khác
-Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ. -Tư vấn đầu tư và tài chính.
-Cho thuê tài chính.
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán.
-Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản.
2.1.3. Kết quả hoạt động qua các năm của chi nhánh 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Hoạt động huy động vốn của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu của hệ thống NHTMCP Công Thương Việt Nam. Nguồn vốn huy động lớn, ổn định vững chắc và phát triển thường xuyên đã góp phần quan trọng trong việc cân đối vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của chi nhánh đồng thời còn hỗ trợ điều chuyển vốn về NHTMCP Công Thương Việt Nam.
tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng là 18.3%. Trong đó: nguồn vốn VNĐ đạt 3,868 tỷ đồng, tăng 265 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng là 7.3%. Nguồn vốn huy động ngoại tệ quy VNĐ đạt 1,237 tỷ đồng, tăng 522 tỷ đồng so với 31/12/2006, tỷ lệ tăng 73%. Có được những kết quả đáng khích lệ như trên là do chi nhánh đã thực hiện nhiều giải pháp giữ ổn định và phát triển nguồn vốn như: khai thác nhiều kênh huy động vốn, tăng cường tiếp thị, đổi mới tác phong giao dịch, đặc biệt đã xây dựng thêm 2 điểm giao dịch, nâng cấp 1 điểm giao dịch lên thành phòng giao dịch, đã nâng tổng số điểm giao dịch của toàn chi nhánh lên 11 điểm và 2 phòng giao dịch.
- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 đạt 6,182 tỷ đồng, tăng 1,080 tỷ đồng so với 31/12/2007, tỷ lệ tăng là 21%. Để đạt được kết quả trên ngoài những biện pháp khai thác kênh huy động vốn, đặc biệt phải kể đến chi nhánh đã xây dựng mới 1 điểm giao dịch, mở thêm 1 phòng giao dịch loại 1 và 3 phòng giao dịch loại 2. Nâng tổng số phòng và điểm giao dịch của toàn chi nhánh lên 4 phòng giao dịch loại 1, 3 phòng giao dịch loại 2 và 7 điểm giao dịch. Các phòng và điểm giao dịch sau khi thành lập đều thu hút được lượng khách đông đảo với nhiều sản phẩm dịch vụ.
- Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 đạt 6,863 tỷ đồng, tăng 681 tỷ đồng,mức tăng 11% so với 31/12/2008. Có được kết quả tăng trưởng như vậy trong bối cảnh nền kinh tế nước nhà vẫn còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính là do chi nhánh đã thực hiện nhiều biện pháp mở rộng thị trường bán lẻ và đồng thời mở thêm 1 phòng giao dịch loại 1 và đặc biệt là nâng cấp toàn bộ 7 điểm giao dịch lên các phòng giao dịch loại 2.
Có thể theo dõi tình hình huy động vốn của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương cụ thể theo bảng dưới đây:
Bảng 2.1.Tình hình huy động vốn NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương
Đơn vị: Tỷ VNĐ Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Vốn huy động 5105 6182 6863 1077 21 % 681 11%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 2007 – 2009)
2.1.3.2. Hoạt động đầu tư và cho vay
Theo chỉ đạo của NHNN, NHTMCP Công Thương Việt Nam đã chủ động cho vay các doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, trong đó chú trọng đến các dự án sản xuất sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các dự án đầu tư xây dựng, mua sắm, cải tiến dây truyền máy móc thiết bị phục vụ cho việc nâng cao chất lượng, hạ giá sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh. Chi nhánh Chương Dương đã đề ra nhiều biện pháp để có thể vừa cho vay các doanh
nghiệp nhà nước vốn là các khách hàng truyền thống, vừa mở rộng đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, việc mở rộng tín dụng vẫn trên cơ sở tuân thủ chặt chẽ các quy định và chế độ tín dụng.
Và chi nhánh đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ:
Bảng 2.2. Doanh số cho vay của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối Cho vay ngắn hạn 3,472,656 4,519,064 13,537,477 1,046,408 30.1% 9,018,413 199.6% Cho vay trung hạn 78,088 98,743 478,807 20,655 26.5% 380,064 384.9% Cho vay dài hạn 218,622 210,583 795,437 -8,309 -3.7% 584,854 277.7% Tổng cộng 3,769,366 4,828,390 14,811,721 1,059,024 28.1% 9,983,331 206.8%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007-2009)
Bảng 2.3. Dư nợ bình quân của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 Tuyệt đối Tương
đối Tuyệt đối
Tương đối Dư nợ ngắn hạn bình quân 869,805 764,718 1,134,966 -105,087 -12.1% 370,248 48.4% Dư nợ trung hạn bình quân 86,825 111,389 494,602 24,564 28.3% 383,213 344.0% Dư nợ dài hạn bình quân 869,729 896,046 1,454,768 26,317 3.0% 558,722 62.4% Tổng dư nợ bình quân 1,826,359 1,772,153 3,084,336 -54,206 -3.0% 1,312,183 74.0%
(Nguồn: Báo cáo đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh năm 2007-2009)
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy doanh số cho vay của chi nhánh trong 3 năm qua đều tăng và đặc biệt năm 2009 doanh số cho vay tăng mạnh mẽ đặc biệt là doanh số cho vay ngắn hạn, đó là do năm 2009 có gói hỗ trợ lãi suất của chính phủ giao cho các ngân hàng hỗ trợ lãi suất 4% cho các khoản cho vay ngắn hạn giúp cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn của nền kinh tế.
Dư nợ bình quân cũng tăng đều và có thể thấy rằng dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 3 năm vừa qua, sau đó là đến dư nợ cho vay ngắn hạn. Dư nợ cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng đến năm 2009 thì đã có mức tăng trưởng vượt bậc: nếu như năm 2007 dư nợ cho vay trung hạn chỉ chiếm 4.75% thì đến năm 2009 đã đạt 16%. Điều này cho thấy cơ cấu cho vay của ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương đang được cải thiện theo hướng cân đối hơn.
Dư nợ cho vay dài hạn của chi nhánh luôn ở mức cao, nguyên nhân là do chi nhánh chú trọng cho vay doanh nghiệp và các dự án lớn đòi hỏi thời gian dài. Đây cũng là một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế khi nhu cầu vốn về chiều sâu đầu tư cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới, dự
án nhà ở, phương tiện máy móc thiết bị thi công, vận chuyển,…tăng lên để theo kịp diễn biến chung của nền kinh tế đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
Thực hiện chỉ đạo của NHTMCP Công Thương Việt Nam về nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã xây dựng chiến lược hoạt động và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động tín dụng.
Thường xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng, nắm bắt thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực quản lý điều hành của từng khách hàng; đối với khách hàng mới phải có phân tích và thẩm định kỹ về năng lực tài chính, quy mô ngành hàng và về chiến lược cạnh tranh đưa ra hội đồng tín dụng thảo luận và quyết định.
Giữ vững và từng bước tăng thị phần đối với ngành hàng, khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định,sản phẩm có tính cạnh tranh cao, tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng, được xác định là khách hàng chiến lược của ngân hàng. Đồng thời kiên quyết giảm dư nợ đối với khách hàng có sản xuất kinh doanh và tài chính yếu kém, thường xuyên phát sinh gia hạn nợ, không đáp ứng được đủ các điều kiện tín dụng.