Quy trình cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh chương dương (Trang 56 - 73)

CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương

Thương chi nhánh Chương Dương

2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thươngchi nhánh Chương Dương chi nhánh Chương Dương

Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có nội dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên, nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Điều này phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực của đội ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương được quy định tại quyết định 341/QĐ- NHCT35 vào ngày 13 tháng 12 năm 2008 về việc ban hành Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn của khách hàng.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì quy trình cho vay gồm các bước với công việc cụ thể được phân như sau:

Bước 1: Trước khi giải ngân.

Rà soát lại nội dung thẩm định, quyết định cho vay, bao gồm : CBTD thực hiện:

-Kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay, hồ sơ giải quyết cho vay.

-Kiểm tra hình thức và nội dung của hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.

-Kiểm tra việc nhập hệ thống dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành công việc của mình trên hệ thống INCAS.

-Thực hiện quá trình sửa, hoàn thiện kịp thời các thiếu sót trên hồ sơ được phát hiện trong quá trình kiểm tra giám sát.

-Ký xác nhận trên Phiếu thông báo lỗi do phòng quản lý rủi ro cung cấp. LĐPKH thực hiện:

kiểm soát lại các nội dung kiểm tra đề xuất của cán bộ tín dụng và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định.

-Đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của cán bộ tín dụng. Rà soát việc nhập dữ liệu thuộc phàn hành công việc của mình.

-Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của cán bộ tín dụng và trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

CBQLRR thực hiện: kiểm tra rà soát lại các yếu tố rủi ro về hồ sơ và các nguồn thông tin, dữ liệu,..và lập phiếu thông báo lỗi cho phòng khách hàng theo từng hợp đồng tín dụng hoặc tờ trình nếu ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.

LĐPQLRR thực hiện : bố trí và đôn đốc cán bộ quản lý rủi ro, kiểm soát lại các nội dung, đề xuất và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ.

Người có thẩm quyền quyết định xử lý sau kiểm tra (nếu có): căn cứ vào ý kiến của phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro người có thẩm quyền quyết định các vấn đề :

-Tăng cường cán bộ, biện pháp kiểm tra, giám sát trong các trường hợp cần thiết.

-Quyết định việc thỏa thuận, bổ sung các nội dung cần thiết để đảm bảo an toàn cho khoản vay.

-Quyết định các biện pháp xử lý theo đề nghị của phòng khách hàng, phòng quản lý rủi ro trong phạm vi có thẩm quyền.

Bước 2: Trong khi giải ngân.

CBTD thực hiện:

-Kiểm tra điều kiện giải ngân, nội dung giải ngân, việc xử lý phát sinh khi giải ngân.

-Rà soát lại việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành công việc của mình trên hệ thống INCAS.

-Thực hiện chỉnh sửa, hoàn thiện kịp thời các thiếu sót trên hồ sơ được phát hiện trong quá trình kiểm tra, giám sát.

-Ký xác nhận trên phiếu thông báo lỗi do PQLRR cung cấp (nếu có). LĐPKH thực hiện (thực hiện như ở bước 1).

CBQLRR thực hiện:

-Kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu giải ngân vào hệ thống INCAS của PKH.

-Lập phiếu thông báo lỗi cho PKH theo từng hợp đồng tín dụng khi phát hiện lỗi.

LĐPQLRR thực hiện: đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu vào hệ thống INCAS của PKH.

Người có thẩm quyền quyết đinh xử lý sau khi kiểm tra (nếu có) (thực hiện như ở bước 1)

Bước 3: Sau khi giải ngân.

CBTD thực hiện:

-Kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay.

-Kiểm tra việc xử lý các phát sinh trong quá trình quản lý khoản vay. -Kiểm tra thanh lý HĐTD, HĐBĐTV.

-Rà soát lại việc nhập dữ liệu của khoản vay thuộc phần hành công việc của mình trên hệ thống INCAS.

-Thực hiện việc kiểm tra, hoàn thiện hồ sơ sau khi giải ngân. Trường hợp phát hiện các sai sót khi giải ngân, CBTD lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý.

-Ký xác nhận trên phiếu thông báo lỗi do PQLRR cung cấp (nếu có). LĐPKH thực hiện: Ngoài các công việc giống như trong bước 1, LĐPKH còn phải

-Phải ghi “đã xem” và ký tên vào các biên ban kiểm tra sử dụng vốn vay, biên bản kiểm tra toàn diện tình hình tài chính, báo cáo phân tích tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính và quan hệ tín dụng phù hợp sau khi đọc.

-Thực hiện các công việc thuộc phần hành của mình trên hệ thống INCAS.

CBQLRR thực hiện:

-Rà soát, phát hiện kịp thời các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình sử dụng vốn vay và thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khách hàng thông qua việc rà soát các thông tin về khoản vay trên hệ thống INCAS, việc rà soát chấm điểm tín dụng khách hàng, hồ sơ của PKH cung cấp và các nguồn thông tin khác.

-Phối hợp với CBTD kiểm tra việc chấp hành, việc tuân thủ nội dung trong thông báo phê duyệt của Trụ sở chính (nếu có).

-Kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu giải ngân vào hệ thống INCAS của PKH.

-Lập phiếu thông báo lỗi cho PKH theo từng hợp đồng tín dụng khi phát hiện lỗi hoặc lập tờ trình nếu lỗi được phát hiện tiềm ẩn rủi ro cao.

LĐPQLRR thực hiện (thực hiện như ở bước 1). CBQLNCVĐ thực hiện:

-Kiểm tra, rà soát các biện pháp, chế tài tín dụng, xử lý tài sản bảo đảm; đề xuất các phương án, biện pháp xử lý và thu hồi cá khoản nợ thuộc đối tượng được quản lý.

-Kiểm tra, giám sát hồ sơ đề nghị xử lý rủi ro, miễn giảm lãi, bán nợ; xử lý nợ (xóa nợ, khoanh nợ,…).

-Trong quá trình quản lý khoản vay nếu phát hiện các sai sót, CBQLNCVĐ lập tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý.

LĐPQLNCVĐ thực hiện:

-Bố trí và đôn đốc CBQLNCVĐ thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, kiểm soát lại các nội dung kiểm tra, đề xuất của CBQLNCVĐ và yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các nội dung còn chưa đầy đủ theo quy định.

-Ghi rõ ý kiến trên tờ trình đề xuất các biện pháp xử lý của CBQLNCVĐ và trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Người có thẩm quyền quyết đinh xử lý sau khi kiểm tra (nếu có):

-Tăng cường cán bộ có năng lực, kinh nghiệm và có biện pháp giám sát đặc biệt đối với khách hàng có những dấu hiệu rủi ro, có thể tranh thủ sự hỗ trợ của cơ quan pháp luật.

-Áp dụng các chế tài tín dụng đối với khách hàng bị suy giảm khả năng trả nợ.

Bước 4: Lưu hồ sơ.

CBTD: Lưu bản chính hồ sơ kiểm tra theo dõi khoản vay (biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, biên bản làm việc, báo cáo tóm tắt quá trình thực hiện của khoản vay,…). Các tài liệu khác theo quy định, quy trình cho vay, bảo đảm tiền vay hiện hành.

CBQLRR: Lưu bản sao biên bản làm việc/thỏa thuận với khách hàng, phiếu báo lỗi và các tài liệu khác.

CBQLNCVĐ: Lưu bản sao biên bản làm việc/ thỏa thuận với khách hàng, bản chính các tài liệu liên quan đến việc kiểm tra xử lý nợ đối với các khoản nợ có vấn đề của khách hàng.

2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương qua các chỉ tiêu

2.2.2.1. Số lượng doanh nghiệp vay vốn

Số lượng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với chi nhánh không ngừng tăng lên. Số lượng doanh nghiệp vay vốn của chi nhánh trong năm 2007 là 248 doanh nghiệp, năm 2008 là 271 và đến năm 2009 là 346 doanh nghiệp. Trong vòng 2 năm chi nhánh đã mở rộng quan hệ cho vay thêm 98 doanh nghiệp tương ứng với mức tăng trưởng là 19,76%/ năm. Điều đó khẳng định sự tin tưởng của các doanh nghiệp đối với chi nhánh và định hướng phát triển cho vay doanh nghiệp của chi nhánh là đúng đắn.

2.2.2.2. Doanh số cho vay

Để có một cái nhìn cụ thể về hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, ta xem xét tình hình cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thông qua doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng qua các năm so với tổng doanh số cho vay và theo kỳ hạn doanh nghiệp được vay.

Bảng 2.6. Tăng trưởng doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Quy mô Quy mô Tăng trưởng(%) Quy mô

Tăng trưởng (%) Tổng doanh

Doanh số cho vay DN ngắn hạn 3047,5 3628,34 19,06 12755,43 251,55 Doanh số cho vay DN trung hạn 17,370 59,486 242,46 434,98 631,23 Doanh số cho vay DN dài hạn 209,837 210,585 0,36 776,79 268,87 (Nguồn : Phòng tiếp thị tổng hợp)

Qua các số liệu trên, ta có nhận xét:

Doanh số cho vay tăng lên theo tất cả các năm trong tất cả các kỳ hạn vay. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay: năm 2007 chiếm 80,85% đến năm 2009 chiếm 86,12%. Vì vậy mức tăng trưởng của doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn quyết định phần lớn tới mức tăng trưởng doanh số cho vay nói chung, cũng như doanh số cho vay doanh nghiệp nói riêng của chi nhánh. Việc tăng trưởng của doanh số cho vay doanh nghiệp ngắn hạn là do ngân hàng ngày nắm bắt được nhu cầu vốn lưu động ngày cao của các doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu sản xuất và nhu cầu tín dụng trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, doanh số cho vay doanh nghiệp trung và dài hạn cũng tăng trưởng rất mạnh trong năm 2009, trong đó sự tăng trưởng của doanh số cho vay doanh nghiệp dài hạn là đặc biệt nhất : 268,87% năm 2009 so với 0,36% năm 2008. Đó là do các doanh nghiệp đã có những dự án dài hạn báo hiệu sự phục hồi của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2007-2008.

Tỷ trọng cho vay doanh nghiệp năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 86,88%, 80,74%, 94,3%. Hoạt động cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số hoạt động cho vay của chi nhánh. Tuy năm 2008, tỷ trọng này có giảm so với năm 2007 nhưng đến năm 2009 lại đạt đến mức 94,3% chứng tỏ hoạt động cho vay doanh nghiệp năm 2008 đã bị thu hẹp và đến năm

2009 lại được mở rộng hơn.

2.2.2.3. Doanh số thu nợ

Quá trình cho vay và thu nợ của ngân hàng phải được thực hiện kết hợp chặt chẽ với nhau. Nếu chỉ chú trọng đến việc cho vay mà không quan tâm đến việc thu hồi nợ thì sẽ sinh ra nợ quá hạn đối với ngân hàng. Tình hình thu nợ của NHTMCP Công Thương chi nhánh Chương Dương như sau:

Bảng 2.7. Tăng trưởng doanh số thu nợ khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Quy mô Quy mô Tăng trưởng

(%) Quy mô Tăng trưởng (%) Tổng doanh số thu nợ 3341,3 1996,081 -40,26 13527,29 577,69 Doanh số thu nợ DN ngắn hạn 1199,66 923,855 -23 12449,15 1247,52 Doanh số thu nợ DN trung hạn 21,4 24,233 13,24 49,09 102,58 Doanh số thu nợ DN dài hạn 209,524 182,615 -12,84 226,377 24 (Nguồn : Phòng tiếp thị tổng hợp)

Do khủng hoảng nên tổng doanh số thu nợ giảm 40,26% trong năm 2008 nhưng doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp lại giảm ít hơn thậm chí doanh số thu nợ doanh nghiệp trung hạn còn tăng trưởng dương 13,24%. Điều này chứng tỏ các khoản cho vay doanh nghiệp của chi nhánh có độ an toàn cao hơn khoản cho vay tiêu dùng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế.

Đến năm 2009, mức tăng trưởng của doanh số thu nợ doanh nghiệp ngắn hạn đạt được mức rất cao 1247,52% đồng thời chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh sổ thu nợ (92,03%) đã kéo mức tăng trưởng của tổng doanh số thu nợ nên. Doanh số thu nợ doanh nghiệp trung và dài hạn cũng tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp ( 102,58% và 24%)

2.2.2.4. Dư nợ cho vay

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chỉ tiêu dư nợ là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá về hoạt động cho vay mà bất kì ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm.

Bảng 2.8. Quy mô dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Quy mô Quy mô Tăng trưởng

(%) Quy mô Tăng trưởng (%) Tổng dư nợ cho vay 1826,359 1772,153 -3 3084,336 74,04 Tổng dư nợ cho vay DN 1465,404 1513,004 3,25 2760,559 82,46 Dư nợ cho vay DN ngắn hạn 597.025 561,35 -6 890,408 58,62 Dư nợ cho vay DN trung hạn 6,734 62,038 821,27 430,121 593,32 Dư nợ cho vay DN dài hạn 861,645 889,616 3,25 1440,03 61,87 (Nguồn : Phòng tiếp thị tổng hợp)

Theo bảng số liệu ta thấy tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng:tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp năm 2007, 2008, 2009 là 1465,404 ; 1513,004 ; 2760,559 lần lượt chiếm tỷ trọng là 80,24%; 85,38% ; 86,6%.

Kết hợp với sự tăng doanh số cho vay doanh nghiệp, sự tăng trưởng của tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp đã chứng tỏ chi nhánh đang mở rộng thực hiện hoạt động cho vay doanh nghiệp. Đồng thới nó khẳng định vai trò của đối tượng khách hàng doanh nghiệp, dư nợ khách hàng doanh nghiệp với tỷ trọng lớn trong cơ cấu dư nợ tạo ra nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng.

Trong năm 2008 dù mức tăng trưởng tổng dư nợ cho vay là -3% nhưng tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp vẫn tăng ở mức 3,25% ( ứng với 47,6 tỷ đồng ) chứng tỏ hoạt động cho vay doanh nghiệp vẫn được mở rộng ngay cả

khi hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tăng trưởng âm. Mặt khác độ sụt giảm doanh số thu nợ cho vay doanh nghiệp giai đoạn 2008 là -21% nhỏ hơn mức giảm chung của doanh số thu nợ cho vay (40,26%) nên các khoản cho vay doanh nghiệp của chi nhánh không những được mở rộng mà còn đảm bảo tính hiệu quả.

Xu hướng chung là dư nợ ngắn hạn nhỏ hơn dư nợ trung và dài hạn.Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn giảm dần: dư nợ ngắn hạn đối với doanh nghiệp năm 2007 chiếm 40,74%, năm 2008 chiếm 37,1%, năm 2009 chiếm 32,25% tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp. Tỷ trọng dư nợ trung hạn đối với doanh nghiệp tăng nhiều trong 3 năm : 0,46% năm 2007, 4,1% năm 2008 và 13,95% năm 2009. Dư nợ dài hạn đối với doanh nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dư nợ : 58,8% năm 2007, 58,8% năm 2008, 52,16% năm 2009. Như vậy trong 3 năm này, chỉ có dư nợ cho vay doanh nghiệp trung hạn được mở rộng về mặt cơ cấu dư nợ. Tuy dư nợ trung và dài hạn chiếm tỷ lệ cao trong khoảng 60% nhưng các doanh nghiệp của chi nhánh cho vay lại là những doanh nghiệp Nhà nước có tình hình tài chính ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ, đồng thời chi nhánh đã thực hiện cơ cấu lại cơ cấu dư nợ bằng cách giảm dư nợ cho vay dài hạn, tăng dư nợ cho vay trung hạn nhằm giảm thiểu rủi ro. Chính vì vậy chất lượng dư nợ của chi nhánh vẫn được đảm bảo.

2.2.2.5. Nợ quá hạn

Để đánh giá chính xác chất lượng tín dụng ta cần xem xét về chỉ tiêu nợ quá hạn thông qua bảng sau:

Bảng 2. 9. Tình hình nợ quá hạn

Đơn vị tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ 1826,359 1772,153 3084,336

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại ngân hàng công thương chi nhánh chương dương (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w