Kết luận chung từ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 85 - 86)

5. KẾT LUẬN

5.1. Kết luận chung từ nghiên cứu

Việc phân tách giữa yếu tố sở hữu và yếu tố kiểm soát trong các doanh nghiệp hiện đại là vấn đề đã được đề cập cách đây 50 năm về trước bởi Berle và Means (1932). Tuy vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay, vấn đề này vẫn cịn chiếm giữ một vị trí trung tâm trong những nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của cơ cấu sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của công ty. Vấn đề này đã được Berle và Means (1932) nêu một cách ngắn gọn như sau: việc phân chia sở hữu và quản trị đã sản sinh ra một điều kiện trong đó những lợi ích của chủ sở hữu và của nhà quản trị, có thể, và thơng thường là khác nhau. Bài nghiên cứu này tuy phân tích nhiều khía cạnh khác nhau về cấu trúc sở hữu và quản trị công ty tác động lên hiệu quả hoạt động của cơng ty nhưng vẫn khơng nằm ngồi mong muốn giải quyết vấn đề mà Berle và Means (1932) đã đề cập ở trên. Và thực tế, các công ty Việt Nam cũng bị chi phối sâu sắc bởi những quy luật quản trị này.

Các nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện tại nhiều nước trên thế giới đã đưa ra các kết quả khác nhau về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động và giá trị công ty tùy vào từng thời điểm và đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện cũng khơng nằm ngồi mục tiêu kiểm nghiệm ảnh hưởng của quản trị công ty và cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các công ty cổ phần tại Việt Nam.

Các kết quả được nêu ra trong nghiên cứu, nhìn chung là phù hợp với thực trạng của Việt Nam hiện nay. Đó là việc gia tăng tỷ lệ sở hữu của nhà nước và gia tăng tỷ lệ sở hữu của cổ đơng lớn có xu hướng đi ngược chiều với hiệu quả hoạt động của công ty. Trong khi, gia tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của HĐQT, tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là tổ chức và của cổ đơng nước ngồi lại có tác động tích cực đối với hiệu quả hoạt động. Thêm vào đó, việc chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm tổng giám đốc có xu hương làm gia tăng giá trị công ty. Tồn tại một số kết quả khơng có ý nghĩa thống kê về ảnh hưởng của các đặc điểm quản trị công ty và cấu trúc sở hữu lên hiệu quả hoạt động

81

của cơng ty – ngun nhân có thể là do một số hạn chế về dữ liệu của bài nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong phần hạn chế của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung bài nghiên cứu cũng đã cho thấy một số bằng chứng tốt cho giả thuyết đưa ra. Từ những kết quả này cho thấy, thứ nhất: các doanh nghiệp tại Việt Nam muốn phát triển hơn nữa thì đều phải nắm vững những quy luật thị trường và những nhân tố bên trong của quy luật này. Thứ hai: gia tăng các thành tố cổ đơng tích cực đến giá trị và hiệu quả hoạt động của công ty cũng là một hướng để cải thiện năng suất hoạt động. Thứ ba, các công ty cổ phần niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan đến quản trị công ty.

Nghiên cứu có một số hàm ý về mặt chính sách như sau: thứ nhất, chính phủ nên có các chính sách khuyến khích các quỹ đầu tư, các cổ đơng nước ngồi tham gia đầu tư vào cơng ty cổ phần tại Việt Nam vì những lợi thế và kinh nghiệm của họ trong quản trị công ty làm tăng hiệu quả hoạt động và giá trị công ty. Thứ hai, đối với chủ trương tái cấu trúc các cơng ty nhà nước, trong đó có chính sách đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cần được chú trọng hơn nữa để có thể ngày càng giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà nước trong các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, là yếu tố cản trở nâng cao hiệu quả hoạt động và giá trị công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở việt nam (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)