KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tính tải lượng nguồn diện

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển khoa học và công nghệ: Số 4 (2) - 2018 (Trang 46 - 48)

, Nguyen Quy Hao1 Tran Ngo Hoang Dung1 Bui Thi Nhu Phuong2 Phan The Huy2 Dao Thanh Son 1*

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Tính tải lượng nguồn diện

Tính tải lượng nguồn diện

Các hoạt động phát sinh bụi của mỏ khai thác đá bao gồm: bóc phủ và xúc bốc khai trường, khoan, chế biến, và đổ thải. Dựa trên các hệ số phát thải của WHO và các thông số hoạt động của các mỏ đá, nghiên cứu tính ra được phát thải (mg/m2/s) như sau:

Kết quả

Theo kết quả mơ phỏng phát tán khí thải từ mơ hình, kết quả thống kê giá trị nồng độ bụi lớn nhất tại khu vực dự án được thể hiện trong hình 4. Khi mỏ đá hoạt động, nồng độ bụi cao nhất tại mặt đất trung bình 1 giờ là 2,4 mg/m3 nằm trong địa phận khu vực mỏ. Nồng độ cao nhất này thấp hơn tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động 3733/2002/BYT (8 mg/m3). Vì vậy, đối với các hoạt động của người lao động trong khu vực này khá là an toàn.

Tuy nhiên, khi xem xét ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, khu vực vượt quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT (0,3 mg/m3) cách khu vực mỏ xa nhất 2.512m về hướng Bắc. Theo kết quả từ tồn bộ khu vực nghiên cứu trong hình 5, hướng khuếch tán bụi khá đều hơi nghiêng về hướng Đông và Tây Nam cũng là 2 hướng gió chính tại khu vực nghiên cứu. Khu vực có nồng độ bụi cao hơn 0,1 mg/m3 xa nhất cách mỏ khoảng 10km. Bóc phủ và xúc bốc khai trường Khoan Chế biến Đổ thải 0,12 0,30 1,94 0,05

Hình 5. Phân bố nồng độ lớn nhất theo kết quả mô phỏng phát tán bụi tại khu vực mỏ

Hình 6. Phân bố nồng độ lớn nhất theo kết quả mô phỏng phát tán bụi tại khu vực nghiên

cứu

Khu vực rải rác các hộ dân thu hoạch cây trái lân cận

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết quả tính tốn phát thải và mơ phỏng mơ hình AERMOD cho khu vực mỏ đá thuộc tỉnh Đồng Nai cho thấy được khả năng ứng dụng của mơ hình AERMOD trong cơng tác đánh giá tác động môi trường khơng khí. Mơ hình AERMOD cho kết quả mô phỏng khá tốt so với thực tế, điều này được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu trên thế giới. Đây là bước tiền đề để nghiên cứu tiếp tục tiến hành mô phỏng các ảnh hưởng của ô nhiễm bụi lên khu vực này.

Dưới tác động của các hoạt động mỏ khống sản nói chung cũng như mỏ đá nói riêng, nồng độ phát tán bụi khá cao. Điều này được giải thích là do hàm lượng phát thải khá cao từ các hoạt động của mỏ đá. Các tác động này nếu bị cộng hưởng từ nhiều nguồn khác có thể gây nên ơ nhiễm khơng khí cục bộ tại phía Đơng Bắc tỉnh Đồng Nai. Kết quả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, khuyến cáo về các tác động có thể có do các hoạt động của các mỏ đá trong khu vực, từ đó chủ động đưa ra các giải pháp thích ứng phù hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VƯƠNG THIÊN (2017). Ðồng Nai chấn chỉnh hoạt động khai thác đá. Báo Nhân dân điện tử.

LAKE ENVIROMENT. (2015). AERMOD View manual.

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển khoa học và công nghệ: Số 4 (2) - 2018 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)