PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển khoa học và công nghệ: Số 4 (2) - 2018 (Trang 83 - 87)

- Môi trường MC không chuyển màu.

PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chất cải tạo đất

Chất cải tạo đất được lựa chọn là chế phẩm sinh học SEA của công ty TNHH MTV Thương mại Nguyễn Thanh Hải. Nguyên nhân lựa chọn chế phẩm này vì các lý do sau:

Chất cải tạo đất SEA được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp giấy phép sản xuất số: 08.142.0717 ngày 24 tháng 7 năm 2017, Cục Sở hữu Trí tuệ cấp văn bằng sở hữu số: 265992 ngày 20 tháng 7 năm 2016.

Thành phần của SEA hoàn toàn gồm các nguyên liệu từ thiên nhiên bao gồm: - Chất hữu cơ : 2%

- Na (hữu cơ ) : ≤ 0,2% - pH : 8 -11

Cơng dụng chính của sản phẩm là cải tạo đất, cụ thể:

- Làm cho đất ngày càng màu mỡ, phì nhiêu.

- Cây trồng phát triển tốt, mạnh khỏe. - Giúp cây suy kiệt nhanh chóng phục hồi. - Phẩm chất nông sản ngày càng ngon, tự nhiên.

- Hạn chế sử dụng và dần dần khơng sử dụng hóa chất.

- Tiết kiệm chi phí.

- Đất được lựa chọn thử nghiệm bao gồm: - Đất đỏ bazan ở Gia Lai.

- Đất phù sa ở Tiền Giang. - Đất xám ở Lâm Đồng.

Các loại cây trồng được lựa chọn bao gồm: bắp cải, dưa hấu, tiêu, thanh long, hành, cà phê, rau.

Thời gian thực hiện

Đánh giá các mơ hình sử dụng trong thời gian năm 2017, kết hợp với các kết quả phân tích trải đều từ năm 2014-2017.

Phương pháp tiến hành

Dựa trên công dụng của chất cải tạo đất, nghiên cứu đã lựa chọn một số loại đất và cây trồng để tiến hành thử nghiệm. Các vùng được lựa chọn thử nghiệm bao gồm phần đất sử dụng và không sử dụng chế phẩm, và không sử dụng thêm bất kỳ một loại hóa chất bảo vệ thực vật nào khác tại các vùng có sử dụng chế phẩm.

- Thu thập và tổng quan tài liệu, kết quả phân tích

- Khảo sát và ghi nhận thực tế

- So sánh và đánh giá: So sánh hiệu quả về các tiêu chí: độ màu mỡ của đất, khả năng giảm thiểu sâu bệnh, năng suất và phẩm chất của nông sản.

KẾT QUẢ

Đánh giá khả năng làm đất trồng ngày càng màu mỡ

Bảng 1. Các thông số dinh dưỡng trong đất trước và sau khi sử dụng SEA

STT Hạng mục NH4+ mg/100g P2O5 mg/100g K2O mg/100g Trọng lượng đất g/cm3 pH 1 Trước khi sử dụng SEA 14 2,8 0,68 1,8 5,6

2 Sau khi sử dụng SEA 15,8 4,1 0,78 0,75 6,2

Trước và sau khi sử dụng chế phẩm cho thấy có sự cải thiện rõ rệt ở tất cả thơng số dinh dưỡng. Yếu tố pH được cải thiện theo hướng trung tính, thuận lợi cho các sinh vật có lợi trong đất phát triển. Kết quả

phân tích cho thấy khả năng cải tạo đất của chế phẩm sinh học.

Đánh giá sự gia tăng số lượng vi sinh vật có ích và sinh vật

Bảng 2. Số lượng vi sinh vật và sinh vật khi sử dụng SEA

STT Hạng mục VSV Tổng số CFU/g Cố định đạm CFU/g Phân giải lân CFU/g Phân giải celluloz CFU/g Trùn đất con/m2 sau 120 ngày

1 Không sử dụng SEA (đối chứng) 4,5 x 107 1,1 x 106 1,23 x106 1,71 x 105 28 2 Sử dụng SEA sau 30 ngày 2,27 x 109 3,12 x 106 3,08 x 106 3,15 x 105 188

Kết quả phân tích cho thấy sau khi sử dụng chế phẩm 30 ngày, số lượng vi sinh vật tổng số gia tăng rõ rệt từ 4,5 x 107 lên 2,27 x 109 CFU/g. Các loại vi sinh vật có ích trong đất như cố định đạm, phân giải lân và celluloz cũng tăng gấp 3 lần. Đặc biệt, số lượng trùn đất gia tăng rõ rệt sau thời

gian 120 ngày với số lượng gấp hơn 5 lần so với đất không sử dụng chế phẩm. Tổng hợp hai kết quả phân tích vi sinh vật và các thơng số dinh dưỡng trong đất cho thấy khả năng cải tạo đất của chế phẩm.

Đánh giá khả năng giảm thiểu sâu bệnh gây hại

Bảng 3. Khả năng giảm thiểu sâu bệnh ở các hộ sử dụng SEA

STT Hạng mục Không sử dụng SEA Sử dụng SEA

1 Hộ Võ Văn Phụng, Đơn Dương, Lâm Đồng

Bệnh sưng rễ cây bắp cải

60% 5%

2 Hộ nông dân Bảo, Mỹ tịnh An, Chợ gạo, Tiền Giang

Bệnh nấm tắc kè trên cây thanh long

40% 5% - 7%

3 Hộ Lê Toan, Đức trọng, Lâm Đồng

Bệnh chết dây trên cây dưa hấu Bệnh xoăn ngọn trên cây dưa hấu

< 10% 43-50 ngọn/1000m2

30% 2-3 ngọn/1000m2

4 Hộ chú Thủy, Gia lai

Cây Tiêu bị chết nhanh, thâm mạch dẫn

20% 1%

Tại 4 hộ sử dụng chế phẩm sinh học, tỷ lệ mắc bệnh trên các loại cây trồng đều xấp xỉ trên 10%, đặc biệt tới 60% đối với bệnh trên cây bắp cải.

Trong quá trình canh tác, khi sử dụng chế phẩm SEA trong đất, các hộ không sử dụng thêm bất kỳ sản phẩm bảo vệ thực vật nào khác, đã quan sát thấy khả năng giảm thiểu bệnh rõ rệt. Đặc biệt bệnh trên cây

bắp cải giảm xuống ở tỷ lệ 5%, bệnh trên cây tiêu giảm từ 20% xuống 1%.

Thử nghiệm này đã cho thấy khả năng giảm thiểu một số bệnh trên cây trồng khi chỉ sử dụng chế phẩm cải tạo đất mà không cần thiết phải dùng thêm bất kỳ thuốc bảo vệ thực vật khác.

Đánh giá khả năng tăng năng suất và phẩm chất nông sản

Bảng 4. Đánh giá năng suất và phẩm chất nông sản

STT Hạng mục Khơng sử

dụng SEA

Có sử dụng SEA

Ghi chú

1 Hộ Nguyễn Thanh Phước, Tân lập, Hàm thuận Nam, Bình Thuận.

Cây Thanh long 55 kg/giỏ 67 kg/giỏ

Độ đường tổng số quy theo glucoz (% khối lượng)

11% 12,6%

2 Hộ Võ văn Tuấn, Vạn Ninh, Khánh Hòa

Cây hành lá

Bình thường Tăng 10% So với khơng sử

dụng 3 Trung tâm Khảo nghiệm Phân bón

phía Nam, Bộ NN và PTNT

Cây cà phê 4,35 tấn/ha 4,84 tấn/ha

Tăng 11,3%

Trên cây thanh long, kết quả ghi nhận cho thấy vườn cây sử dụng SEA đã cải thiện được năng suất ở mức độ nhỏ nhưng phẩm chất trái được cải thiện rõ rệt. Tiêu biểu trái đã giảm được dộ dày vỏ xuống mức 10 lần và tăng được độ ngọt cho trái.

Đối với cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, sản lượng tăng nhẹ.

Mặc dù các kết quả ghi nhận cho thấy sử dụng SEA không mang lại năng suất lớn cho nông sản nhưng với sản phẩm có nguồn gốc sinh học an toàn và được sử dụng như một biện pháp bồi bổ lâu dài cho đất, sản xuất nông nghiệp thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe con người.

Đánh giá khả năng giảm chi phí Bảng 5. So sánh chi phí sản xuất giữa SEA và phân bón hóa học

STT Cây trồng Sử dụng SEA (đồng) Sử dụng phân bón hóa học (đồng) So sánh (% giảm) 1 Rau dền (ha/vụ) 2.800.000 10.000.000 30% 2 Sầu riêng (ha/năm) 7.000.000 - 9.800.000 12.000.000 - 15.000.000 58% - 65% 3 Cà phê (ha/năm) 7.000.000 - 9.800.000 10.400.000 - 15.600.000 67% - 63%

Nếu sử dụng hoàn toàn SEA trong sản xuất thay thế cho phân bón hóa học có thể thấy chi phí sản xuát giảm từ 30 - 67%.

Chi phí sản xuất giảm sẽ làm giảm giá thành mang lại lợi nhuận cho người sản xuất và chi phí hợp lý cho người tiêu dùng.

Chi phí sản xuất giảm sẽ giúp người nơng dân an tâm sản xuất, có động lực đầu tư cho sản xuất an toàn, bền vững, đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng.

Kết quả phân tích các thành phần độc tố của chế phẩm

Bảng 6. Kết quả phân tích một số thành phần độc tố trong SEA

STT Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN 01:2009/BYT

1 As tổng số mg/l KPH (<0,005) 0,01 2 Cd mg/l KPH (<0,0005) 0,003 3 Pb mg/l KPH (<0,005) 0,01 4 CN mg/l KPH (<0,01) 0,07 5 Cr tổng số mg/l KPH (<0,05) 0,05 6 Hg mg/l KPH (<0,001) 0,001 7 Phenol mg/l KPH (<0,001) 1 8 Carbofuran mg/l KPH (<0,005) 5 9 2,4 D mg/l KPH (<0,003) 30 10 Coliform MPN/100ml KPH 0 KPH: Không phát hiện.

QCVN 01:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống của Bộ Y tế.

Kết quả phân tích khi so sánh với quy chuẩn nước sử dụng cho ăn uống của Bộ Y tế cho thấy các thông số gây độc ở dưới ngưỡng phát hiện của các phương pháp phân tích và nhỏ hơn các quy định của bộ Y tế. Nguyên nhân là chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật thiên nhiên và khơng sử dụng các hóa chất độc hại.

Bản chất của sản phẩm là chất cải tạo đất, do đó yêu cầu chất lượng các thành phần nguyên liệu khi đưa vào sử dụng phải đảm bảo an tồn, khơng gây độc cho đất, cây trồng.

Mơi trường an tồn đảm bảo cho nơng sản an tồn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Đánh giá chung

Các kết quả trên cho thấy, SEA đã giải quyết tốt các vấn đề:

- Làm cho đất màu mỡ, tơi xốp bền vững. - Làm cho số lượng vi sinh vật tăng, trong đó vi sinh vật có ích tăng và đặc biệt số lượng trùn đất tăng, chứng tỏ đất có mơi trường tốt.

- Cây giảm sâu bệnh hoặc hết sâu bệnh nhanh và lâu dài.

- Năng suất tăng, phẩm chất cũng tăng. - Giá thành giảm.

Các kết quả này đều độc lập không nhờ đến bất cứ yếu tố phân bón hay thuốc BVTV nào có nguồn gốc từ hóa chất. Các kết quả phân tích và đánh giá trên có mối liên hệ như sau:

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đã cho thấy khả năng sử dụng một chế phẩm có nguồn gốc sinh học, thân thiện mơi trường và an tồn cho nông sản vào sản xuất nông nghiệp. Chế phẩm được nghiên cứu ứng dụng trên các loại cây trồng khác nhau và trên các loại đất khác nhau đã cho thấy khả năng cải tạo đất màu mỡ và đặc biệt là giảm thiểu sâu bệnh, giảm chi phí sản xuất mà khơng cần sử dụng thêm bất kỳ một sản phẩm thuốc BVTV nào khác.

Dựa trên những kết quả phân tích và những số liệu ghi nhận được cho thấy tiềm năng

ứng dụng của chế phẩm vào việc sản xuất nông sản sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Trong phạm vi của nghiên cứu này không cho phép thực hiện trên nhiều loại đất khác nhau và các loại cây khác nhau, do đó kết quả nghiên cứu cần được tiến hành ở mức độ và quy mô lớn hơn, đặc biệt là đánh giá trong thời gian dài để kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất độc hại khác có trong nơng sản để củng cố cơ sở khoa học cho việc ứng dụng sản phẩm trong việc sản xuất nơng nghiệp an tồn và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (12/2017), Báo cáo Trung tâm

Khảo nghiệm Phân bón phía Nam.

BỘ Y TẾ (2009), QCVN 01:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng

nước ăn uống của Bộ Y tế.

Đất màu mỡ, không bị ô nhiễm Cây trồng khỏe mạnh Mơi trường đất sạch Nơng sản an tồn Mơi trường sống an toàn cho sinh vật Bảo vệ sức khỏe con người

Một phần của tài liệu Chuyên san Phát triển khoa học và công nghệ: Số 4 (2) - 2018 (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)