Tương quan tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 2011 2012 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.5 Tương quan tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi

Nhóm tác giả Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã thực hiện một kiểm định đầy đủ về sự đánh đổi bằng cách hồi quy mối tương quan tuyến tính giữa ba biến chính sách và giả định rằng tổng tỷ trọng của ba biến là một hằng số. Chẳng hạn hội nhập tài chính cao hơn, đổi lại ổn định tỷ giá thấp hơn, hoặc độc lập tiền tệ ít hơn, hoặc kết hợp giảm cả hai.

Nếu mức độ phù hợp của mô hình hồi quy cao, nghĩa là tồn tại một cơ chế đánh đổi về mặt tỷ trọng giữa các chỉ số. Và nếu tương quan là tuyến tính, các giá trị ước lượng sẽ dao động quanh giá trị 1. Ngược lại, nếu không tồn tại quan hệ đánh đổi thì hoặc là lý thuyết bộ ba bất khả thi sai hoặc là quan hệ phi tuyến. Tóm lại, nhóm tác giả đã thực hiện kiểm định sự phù hợp của mơ hình sau:

1 = ajMIi,t + bjERSi,t + cjKAOPENi,t + t (10)

J có thể là IDC, EMG hoặc LDC

MIi,t, ERSi,t, KAOPENi,t biểu diễn giá trị các yếu tố bộ ba bất khả thi của quốc gia i vào năm t

Các quốc gia khác nhau sẽ lựa chọn con đường phát triển khác nhau, do đó hệ số của các biến sẽ được chấp nhận nếu chúng khác nhau cho từng nhóm quốc gia.

Kết quả hồi quy được thể hiện ở phụ lục 3 cho thấy rằng hệ số xác định điều chỉnh là trên 94% và giá trị ước lượng dao động quanh giá trị 1, điều này cho thấy các chỉ số bộ ba là có tương quan tuyến tính và tồn tại một sự đánh đổi về mặt tỷ trọng.

Nghĩa là các quốc gia sẽ phải đối mặt với một sự đánh đổi trong lựa chọn các mục tiêu chính sách hay các nhà hoạch định chính sách phải chọn lựa một giá trị bình quân trong tỷ trọng của 3 nhân tố thuộc bộ ba nhằm đạt được một sự kết hợp tốt nhất của hai trong số ba mục tiêu chính sách.

Ngồi ra, kết quả cịn cho ta thấy rằng ở các nước cơng nghiệp hóa sự kết hợp chính sách ổn định tỷ giá và gia tăng hội nhập tài chính bắt đầu là xu hướng từ giữa những năm 1990. Mặt khác các nước đang phát triển, chính sách tiền tệ độc lập và ổn định tỷ giá hoàn toàn chiếm ưu thế trong suốt giai đoạn khảo sát, trong khi sự kết hợp chính sách ổn định tỷ giá và mở cửa tài chính lại ít thơng dụng hơn, có lẽ do hậu quả nặng nề từ cuộc khủng hoảng tiền tệ mà các quốc gia phải gánh chịu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 2011 2012 , luận văn thạc sĩ (Trang 27 - 28)