Thị kim cương của Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 2011 2012 , luận văn thạc sĩ (Trang 40)

4. Nội dung và kết quả nghiên cứu

4.3 thị kim cương của Việt Nam

Như đã trình bày ở phần trước, những thay đổi trong cấu trúc của bộ ba bất khả thi và mức độ DTNH có mối liên kết với nhau, vì vậy Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã triển khai đồ thị kim cương để đo lường xu hướng của những thay đổi này. Hình 4.8

6

Trần Ngọc Thơ, 2010. Điều hành bộ ba bất khả thi như thế nào? Thời báo Kinh Tế Sài Gòn, số ra ngày

tổng hợp khuynh hướng điều hành chính sách vĩ mô của Việt Nam, cũng phản ánh phần nào có sự thay đổi trong cấu trúc tài chính ở Việt Nam.

Hình 4.8: Đồ thị kim cương của Việt Nam giai đoạn 2001-2012

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Giai đoạn 2001-2006: Việt Nam lựa chọn theo Lý thuyết bộ ba bất khả thi theo kết hợp Chính sách tiền tệ độc lập – Chế độ tỷ giá ổn định – Hạn chế tự do hóa thị trường vốn. Tuy nhiên, thời điểm đánh dấu sự hội nhập với kinh tế thế giới khi Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2007 thì sự lựa chọn chính sách của Việt Nam đã có những thay đổi, cùng với xu hướng đó thì DTNH cũng gia tăng thơng qua các nhân tố tài chính.

Nhìn vào hình 4.8 chúng ta thấy sự điều hành nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2007- 2012 thể hiện rất rõ theo Lý thuyết bộ ba bất khả thi: chỉ số FO tăng dần chứng tỏ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới, trong khi đó mức độ ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ có sự thay đổi xu hướng: ổn định tỷ giá có xu hướng giảm và độc lập tiền tệ tăng. Việt Nam đã điều hành chính sách tỷ giá và tiền tệ một cách linh hoạt hơn để đối phó với những bất ổn nền kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh hội nhập nền kinh tế thế giới.

Như vậy, chính sách bộ ba bất khả thi của Việt Nam khơng nằm ngồi xu hướng chung của các nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam đang theo đuổi một mức độ độc lập tiền tệ cao hơn, tỷ giá linh hoạt với dải băng rộng hơn và từng bước hội nhập tài chính. Đi

kèm với tỷ giá linh hoạt hơn, DTNH cũng tăng lên rõ rệt nhưng vẫn cịn ở mức rất thấp. Vì vậy, Việt Nam cần phải gia tăng tích trữ ngoại hối hơn nữa để theo đuổi các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm giúp giảm mức biến động trong sản lượng, trong đầu tư và tỷ giá hối đoái.

4.4. Kiểm định tương quan tuyến tính của các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi tại Việt Nam

Biến Hệ số ước lượng Sai số chuẩn Thống kê t Mức ý nghĩa quan sát

ES 0.730 0.130 5.614 .000

MI 0.256 0.162 1.576 .149

FO 1.033 0.427 2.417 .039

Hệ số xác định R2: 0.985 R2 có hiệu chỉnh: 0.980

Kỳ quan sát: từ 2001 đến 2012, gồm 12 mẫu quan sát

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả tính tốn của tác giả ở phụ lục 5

Kết quả R2 = 98,5% thể hiện sự phù hợp của mơ hình với những dữ liệu thống kê xác nhận được; các hệ số hồi quy đều dương và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% (15% cho hệ số MI). Điều đó chứng tỏ ba mục tiêu chính sách là có tương quan tuyến tính với nhau, do đó có sự đánh đổi giữa các lựa chọn trong bộ ba bất khả thi ở Việt Nam.

Như vậy, mơ hình hồi quy các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012 có thể ước lượng như sau:

1 = 0.73*ES + 0.256*MI + 1.033*FO

Cũng theo lý thuyết, một quốc gia chỉ có thể lựa chọn hai trong ba mục tiêu chính sách. Hình dưới đây cho ta thấy mức độ hiệu quả của mỗi cặp chính sách được lựa chọn:

Hình 4.9: Sự kết hợp giữa các cặp chính sách giai đoạn 2001-2012

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Có thể thấy ở Việt Nam, sự kết hợp của ổn định tỷ giá với một trong hai mục tiêu còn lại là phổ biến. Điều này phù hợp với những gì Việt Nam đã thực hiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, hiệu quả của sự kết hợp giữa độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính tăng trong giai đoạn gần đây cho thấy nếu Việt Nam hội nhập theo xu thế toàn cầu nhưng vẫn thận trọng trong duy trì và nâng cao độc lập tiền tệ cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ trong nước, thì có thể vẫn khả thi, đặc biệt trong bối cảnh mục tiêu kiềm chế lạm phát đang được nhà nước ta lựa chọn làm mục tiêu cơ bản hàng đầu như hiện nay. Điều này cũng phù hợp theo quan điểm của những nhà kinh tế vì với nền kinh tế non trẻ như Việt Nam, việc duy trì một chính sách tiền tệ độc lập tương đối là rất quan trọng trong tiến trình hội nhập.

4.5. Kiểm định mối quan hệ giữa bộ ba bất khả thi, dự trữ ngoại hối và lạm phát tại Việt Nam tại Việt Nam

Kết quả hồi quy ước lượng của lạm phát được thể hiện trong bảng 4.5, tác giả thực hiện kiểm định các thông số khác nhau thông qua việc kết hợp các chỉ số bộ ba bất khả thi và các thành phần tương tác khác với nhau.

-.267 13.818 48.275 20.838 9.638 53.800 32.811 19.589 LAGGED INF .022 -.317 -.201 -.398 -.350 -.158 -.498 -.435 .433 .322 .397 .380 .221 .309 .260 .359 ES -14.598 -47.714** -76.915 -40.134 -54.583*** -124.863* -27.478 16.019 15.867 53.845 22.785 11.179 48.927 33.489 MI -.487 7.494 8.207 -19.193 -1.081 -63.356** -119.322** 9.361 7.043 7.580 54.073 5.741 23.538 40.730 FO 5.020 -54.351 -62.131 -21.906 28.991 40.881 200.676** 30.582 29.366 34.017 72.276 36.165 33.672 73.824 RES 115.828** -81.503 7.409 186.627*** -817.251 392.944 -313.369* 39.616 348.159 221.627 37.295 406.921 244.341 136.653 ES*RES 220.551 718.548 -218.510 386.279 380.151 255.042 MI*RES 150.075 414.463** 646.587** 301.125 139.478 221.854 FO*RES -323.512** -348.509** -357.742* 116.507 101.566 174.955 R2 .194 .668 .688 .683 .869 .812 .885 .720 Adj. R2 -.267 .391 .313 .303 .712 .586 .747 .385

*,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1%

Một vài hệ số ước lượng khơng có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên kết quả trên cho ta thấy rõ tác động của các chỉ số bộ ba bất khả thi và dự trữ đối với lạm phát của nền kinh tế. Ở cả 7 sự kết hợp lựa chọn, tỷ lệ lạm phát có tương quan âm với ES. Tỷ giá ổn định giúp tạo ra cái neo danh nghĩa cho chính sách tiền tệ và gia tăng lịng tin của người dân vào đồng nội tệ, điều này có thể tạo điều kiện cho ổn định lạm phát.

Hệ số âm của FO cho thấy hội nhập tài chính có tác động làm giảm lạm phát. Điều này cho thấy thực tế Việt Nam hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Aizenman, Chinn và Ito (2010) cho nhóm các thị trường mới nổi. Trong khi chính sách độc lập tiền tệ được sử dụng không thể hiện rõ tác động đối với lạm phát.

Một phát hiện từ kết quả thu được biến tương tác giữa độc lập tiền tệ và dự trữ, giữa ổn định tỷ giá và dự trữ có tác động cùng chiều với lạm phát, trong khi tương tác giữa hội nhập tài chính và dự trữ lại có tác động ngược chiều đối với lạm phát. Tuy nhiên, nếu chính sách ổn định tỷ giá kết hợp với một tỷ lệ dự trữ lớn (vượt ngưỡng 34,87% theo phương trình (3)) sẽ làm tăng lạm phát.

Kết quả hồi quy cho thấy, để kiềm chế lạm phát ở mức đề ra trong xu hướng hội nhập, chính phủ có thể kết hợp chính sách độc lập tiền tệ, mở cửa tài chính và DTNH. Một điều đáng chú ý đó là DTNH đối với Việt Nam, một tỷ lệ DTNH đủ lớn sẽ là cơng cụ hữu ích giúp điều tiết dịng vốn vào và qua đó điều tiết được lạm phát, nhưng nếu tỷ lệ này q lớn thì lại có nguy cơ gia tăng lạm phát.

5. Kết luận

Điều hành tốt bộ ba bất khả thi sẽ giúp nền kinh tế ổn định và tăng trưởng, ngược lại có thể dẫn đến sự hỗn loạn và khủng hoảng cho nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải có lựa chọn chính sách thích hợp cho việc điều hành và quản lý bộ ba bất khả thi, tùy vào mục tiêu phát triển và đặc điểm quốc gia mình trong từng thời kỳ. Bài nghiên cứu khái quát những vấn đề cơ bản về lý thuyết bộ ba bất khả thi, đồng thời nghiên cứu thực trạng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam trong thời gian qua. Những phân tích và kết quả kiểm định đối với các chỉ số bộ ba bất khả thi ở Việt Nam cho thấy có mối quan hệ tuyến tính giữa các chỉ số. Bên cạnh đó, việc kiểm định mơ hình hồi quy nhằm xem xét tác động của bộ ba bất khả thi và DTNH đối với nền kinh tế vĩ mô đã cho thấy tác động cụ thể của từng chính sách mục tiêu của bộ ba bất khả thi đối với lạm phát của Việt Nam. Từ đó, đưa ra những khuyến nghị cho thực tiễn điều hành nền kinh tế vĩ mô ở Việt Nam.

Qua phân tích, nền kinh tế Việt Nam đang hướng đến mẫu hình trung gian của bộ ba bất khả thi giống như các nước thị trường mới nổi. Đây cũng là lựa chọn thích hợp cho Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo: từng bước mở cửa tài chính nhưng khơng qn kiểm sốt vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá và sử dụng cơng cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.

Trong quá trình mở cửa và hội nhập với kinh tế chung của toàn cầu địi hỏi các chính sách của Việt Nam ngày càng phải hoàn thiện hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển bền vững, đặc biệt quan trọng cần chú ý vẫn là chính sách tỷ giá vì tác động của nó lên nền kinh tế là rất lớn.

1. Tỷ giá hối đoái được sử dụng tại Việt Nam nên được neo vào một rổ tiền tệ Cho đến nay thì chúng ta đều thấy VND vẫn neo vào USD là chủ yếu (theo kết quả tính ES ở mục 4.1 chương 4). Nhà nuớc cũng căn cứ vào biến động của USD trên thị trường để đánh giá và quản lý tỷ giá, hầu như các doanh nghiệp, người dân trong nước vẫn xem USD là đồng tiền dự trữ và phương tiện thanh tốn chính trong các hoạt động ngoại thương.

Hiện nay, Việt Nam có thể sử dụng một số đồng tiền mạnh, đồng tiền của các đối tác ngoại thương lớn để chọn vào rổ tiền tệ của mình, điển hình là USD, JPY, CHF, CNY, SGP, AUD… để hạn chế những rủi ro cho bản thân nền kinh tế vĩ mô cũng như doanh nghiệp; đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm trên thị trường ngoại hối, giúp thị trường này phong phú hơn, các doanh nghiệp có nhiều lựa chọn hơn và sẽ gián tiếp làm phát triển nền kinh tế.

2. Lựa chọn chế độ tỷ giá

Kết quả kiểm định tác động của các yếu tố bộ ba bất khả thi đến nền kinh tế thông qua lạm phát ở mục 4.5 chương 4 hàm ý rằng, để kiềm chế lạm phát trong giai đoạn hiện nay và hướng đến lạm phát mục tiêu thì cần duy trì ổn định tỷ giá. Do đó, để phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam phải thực hiện chủ trương điều hành tỷ giá linh hoạt theo diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, chủ động can thiệp khi cần thiết, tránh không để xảy ra những đột biến, cú sốc.

3. NHNN và chính phủ cần phát đi những thông điệp minh bạch, nhất quán về điều hành chính sách tỷ giá. Đặc biệt, các cơ quan quản lý trong lĩnh vực tài chính tiền tệ (NHNN, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) thống nhất về các số liệu, thơng tin và chính sách điều hành khi cơng bố trước công chúng.

4. Dự trữ ngoại hối

Để đảm bảo cho nền kinh tế được phát triển một cách bền vững khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì DTNH đã, đang và sẽ là yếu tố khơng thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào. Nắm giữ DTNH làm cho quốc gia chống đỡ lại với những cú sốc bất ngờ từ bên ngoài vào, tăng vị thế của quốc gia.

- Gia tăng DTNH phải bắt đầu từ cải thiện cán cân thương mại, khuyến khích kiều hối, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nguồn vốn vay.

- Việc DTNH chủ yếu bằng USD có khả năng làm cho giá trị thực của khối tài sản này có nguy cơ giảm đi (ảnh hưởng của USD và các chính sách vĩ mơ của Mỹ), do vậy, chính phủ cần đa dạng hóa DTNH để giảm bớt rủi ro này.

5. Chính sách tỷ giá phải phối hợp hiệu quả với các chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa, điều tiết khối lượng tiền cung ứng vào nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu cung tiền được duy trì ổn định và tỷ giá dao động trong một biên độ nhất định, tránh những cú sốc lớn cho nền kinh tế.

6. Tăng tính độc lập cho NHNN: NHNN cần có sự độc lập trong việc sử dụng các công cụ như quyết định lãi suất tiền gửi của các NHTM, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, can thiệp ngoại hối, hoạt động bù trừ, quản lý DTNH … để điều hành chính sách tiền tệ một các nhịp nhàng uyển chuyển, hiệu quả. Trong thời kỳ kinh tế hội nhập, diễn biến thị trường tài chính tiền tệ biến động khó lường, các chính sách cần có sự linh hoạt chủ động can thiệp kịp thời. Chính phủ chỉ cần giao các chỉ tiêu cơ bản như lạm phát, tỷ giá, DTNH để NHNN toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở điều hành của mình đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đặt ra.

7. Hoàn thiện hệ thống ngân hàng, phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng, nhằm hỗ trợ cho các biện pháp can thiệp của chính phủ.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng và đa dạng hóa các cơng cụ phịng ngừa rủi ro. - Để thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động hiệu quả, cần phải mở rộng đối tượng tham gia thị trường và tăng cường tính linh hoạt của các NHTM trên thị trường ngoại hối.

- Xóa bỏ thị trường chợ đen: Các cơ quan chức năng đang dùng các biện pháp hành chính để dẹp bỏ thị trường chợ đen. Tuy nhiên, đây không phải là một cách tiếp cận căn cơ. Cách tốt nhất là chính thức hóa phần lớn nhu cầu đầu tư và sử dụng ngoại tệ của người dân vốn chỉ có thể được đáp ứng trên thị trường chợ đen.

Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Vì số liệu cơng bố trong nước khơng đầy đủ và liên tục nên nghiên cứu phải tổng hợp số liệu từ nhiều nguồn khác nhau nên có nhiều chỉ tiêu tính tốn chưa thống nhất suốt phạm vi nghiên cứu;

- Dữ liệu nghiên cứu còn hạn chế với mẫu kiểm định tác động của bộ ba bất khả thi, DTNH đến lạm phát trong kỳ quan sát 2001-2012 với số lượng 12 quan sát;

- Nghiên cứu chưa phân tích và đo lường mức độ ảnh hưởng của DTNH đến các biến của bộ ba bất khả thi cũng như mối quan hệ giữa các biến trong bộ ba bất khả thi với nhau;

- Đề tài chỉ dừng lại ở mức độ gợi ý các giải pháp cho chính sách tỷ giá mà khơng đề xuất mức định lượng cụ thể cần đạt đến của từng giải pháp, chẳng hạn độ rộng của dải băng biên độ tỷ giá, mức DTNH cần đạt đến…

Trên đây là một số những hạn chế của đề tài và cũng là hướng gợi mở cho những

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 2011 2012 , luận văn thạc sĩ (Trang 40)