Tác động của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đến lạm phát của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 2011 2012 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)

2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

2.6 Tác động của bộ ba bất khả thi và dự trữ ngoại hối đến lạm phát của nền kinh tế

kinh tế

Thơng qua mơ hình hồi quy mối tương quan tuyến tính giữa các chỉ số bộ ba bất khả thi, chúng ta chỉ có thể thấy được định hướng chính sách của các quốc gia, tuy nhiên lại không thấy được động lực dẫn đến những thay đổi trong chính sách đó. Vì thế, bằng phương pháp kinh tế lượng, nhóm tác giả Aizenman, Chinn và Ito (2008) đã tiến hành kiểm nghiệm thực tế cho nhiều nước trên thế giới để xem sự tác động của chính sách bộ ba bất khả thi và DTNH có tác động như thế nào đến biến động lạm phát và tỷ lệ lạm phát trung hạn.

Mơ hình ước lượng như sau:

Yit = α0 + α1TLMit + α2TRit + α3(TLMit x TRit) + XitB + ZtГ + DiФ + it

Yit đo lường hiệu quả vĩ mô (biến động của lạm phát hoặc tỷ lệ lạm phát trung hạn) của quốc gia i tại thời gian t. Cụ thể hơn, Yit đo lường biến động của lạm phát bằng độ lệch chuẩn của tỷ lệ lạm phát trong vịng 5 năm hoặc trung bình tỷ lệ lạm phát hằng tháng cũng trong vòng 5 năm.

TLMit là vector của 2 trong ba nhân tố bất kì của bộ ba bất khả thi là MI, ERS, KAOPEN. TRit là độ lớn của DTNH (trừ đi vàng) trên GDP và tích số (TLMit x TRit) là biến tương tác giữa bộ ba bất khả thi và DTNH. Nhóm tác giả đặc biệt quan tâm đến

tích số này bởi vì DTNH có thể thay thế hoặc bổ sung cho các lập trường chính sách khác nhau.

Xit là vector các biến kiểm sốt kinh tế vĩ mơ bao gồm: thu nhập tương đối của một quốc gia so với Mỹ, bình phương của thu nhập tương đối, độ mở cửa thương mại (=(EX + IM)/GDP), những cú sốc TOT (terms of trade: tỷ lệ thương mại), mức độ thuận chu kì tài khóa, biến động trong tăng trưởng cung tiền M2, lượng tín dụng cá nhân trên GDP để đo lường mức độ phát triển về tài chính, biến động của lạm phát và tỷ lệ lạm phát.

Zt là vector của những cú sốc toàn cầu, thay đổi trong lãi suất thực của Mỹ, lỗ hổng sản lượng toàn cầu, những cú sốc trong giá dầu.

Di là tập hợp của các biến giả đặc trưng như là biến giả cho các quốc gia nhập khẩu dầu mỏ, hoặc cho các khu vực. Các biến giải thích khơng có ý nghĩa thống kê sẽ bị loại ra khi thực hiện ước lượng.

Thành phần it là các sai số cùng phân phối và độc lập.

Kết quả hồi quy theo mơ hình trên cho các nước đang phát triển như sau:

Đối với biến động lạm phát:

+ Các nước xuất khẩu hàng hóa đang phát triển: Độc lập tiền tệ và tỷ giá hối đối linh hoạt sẽ có tác động làm giảm biến động lạm phát.

+ Các nước thị trường mới nổi: Hội nhập tài chính nhiều và ổn định về tỷ giá cao sẽ làm tăng biến động lạm phát.

+ Các nước đang phát triển khơng phải thị trường mới nổi: Hội nhập tài chính ngày càng sâu kết hợp ổn định về tỷ giá cao sẽ làm tăng biến động lạm phát.

Đối với mức lạm phát trung hạn:

+ Các nước xuất khẩu hàng hóa đang phát triển: Độc lập tiền tệ làm tăng lạm phát, trong khi ổn định tỷ giá hối đối và hội nhập tài chính làm giảm lạm phát. Hội nhập tài chính nhiều kết hợp ổn định về tỷ giá cao cũng sẽ làm giảm lạm phát.

+ Các nước thị trường mới nổi: Ổn định tỷ giá hối đối và hội nhập tài chính đều có tác động làm giảm lạm phát

+ Các nước đang phát triển không phải thị trường mới nổi: Độc lập tiền tệ làm tăng lạm phát, trong khi ổn định tỷ giá hối đoái làm giảm lạm phát, tuy nhiên nếu ổn định tỷ giá kết hợp với lượng dự trữ trên GDP lớn hơn 53-65% sẽ làm tăng lạm phát. Mức độ hội nhập tài chính càng cao thì tỷ lệ lạm phát càng thấp, tương tự, ổn định tỷ giá kết hợp với hội nhập tài chính càng sâu sẽ làm giảm lạm phát nhưng nếu kết hợp với mức dự trữ lớn hơn 67% sẽ có tác động làm tăng lạm phát.

Bên cạnh nghiên cứu của nhóm Aizenman, Chinn và Ito (2008), nhóm tác giả Orcan Cortuk và Nirvikar Singh (2011) cũng đã tiến hành xem xét tác động của bộ ba bất khả thi và DTNH trên GDP đến lạm phát ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 1998-2010 với mơ hình sau:

Infit = α0 + Infit-1 +α1TLMit + α2TRit + α3(TLMit x TR it) +  t (11)

Infit: tỷ lệ lạm phát của Thổ Nhĩ Kỳ. Tác giả sử dụng dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng của Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1998 đến năm 2010

Infit-1: biến trễ của lạm phát

TLMit là chỉ số của bộ ba bất khả thi cụ thể là MI, ERS, KAOPEN. TRit là độ lớn của DTNH (trừ vàng) trên GDP hay (IR/GDP)

Tích số (TLMit x TRit) là biến tương tác giữa bộ ba bất khả thi và DTNH

Kết quả hồi quy theo mơ hình trên được thể hiện ở phụ lục 4 cho thấy độc lập tiền tệ và ổn định tỷ giá có tác động làm giảm lạm phát, hội nhập tài chính càng sâu càng làm tăng mức lạm phát. Ngồi ra kết quả cịn cho thấy độc lập tiền tệ kết hợp với lượng DTNH trên GDP vượt ngưỡng 0.368 có tác động làm giảm lạm phát.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu bộ ba bất khả thi ở việt nam giai đoạn 2011 2012 , luận văn thạc sĩ (Trang 28 - 31)