2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 2295 VÀ KẾ HOẠCH 914
2.3. Phòng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm, giảm thiểu tổn thất do thiên tai và
phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng
2.3.1. Xây dựng và triển khai chương trình quan trắc mơi trường tổng hợp
Về công tác quan trắc môi trường biển, từ năm 1995, chương trình quan trắc chất lượng nước biển và trầm tích biển đã được triển khai trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia. Theo đó, chương trình quan trắc biển ven bờ được triển khai tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam do 03 đơn vị thực hiện gồm Trạm Quan trắc và phân tích mơi trường (QTPTMT) Biển ven bờ miền Bắc 06 điểm; Trạm QTPTMT Biển ven bờ miền Trung 08 điểm và Trạm QTPTMT Biển ven bờ phía Nam 08 điểm với tần suất 4 đợt/năm. Chương trình quan trắc biển xa bờ (biển khơi) được thực hiện tại vùng biển miền Bắc Trung Bộ (Trung tâm Quan trắc môi trường, Viện Nghiên cứu hải sản thực hiện) và vùng biển Tây Nam Bộ (Bộ Tư lệnh Hải quân thực hiện) với tần suất 2 đợt/năm. Bắt đầu từ năm 2018, Chương trình quan trắc mơi trường quốc gia được Bộ TNMT phê duyệt bắt đầu thực hiện quan trắc môi trường nước biển ven bờ và trầm tích biển ven bờ do Tổng cục Mơi trường chủ trì thực hiện với tổng số 93 điểm quan trắc trên phạm vi biển ven bờ của 15 tỉnh thành phố có biển.
Hệ thống mạng lưới trạm quan trắc khí tượng hải văn cố định, các trạm hải văn cố định có số lượng khơng nhiều. Cả nước có 27 trạm, trong số đó 10 trạm đã ngừng hoạt động, được thiết lập dọc theo ven bờ và hải đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Đối với các trạm hải văn hiện đang hoạt động, phân bố của chúng dọc theo ven bờ và hải đảo, trong đó tập trung nhiều ở phần phía bắc ven bờ vịnh Bắc Bộ, còn thưa nhất là ven bờ biển miền Trung. Phương pháp quan trắc là liên tục theo thời gian và được thực hiện bằng các thiết bị và máy đo khác nhau. Tại các trạm hải văn, mực nước được đo bằng máy tự ghi hoặc thuỷ chí. Đối với trường hợp quan trắc mực nước biển bằng máy tự ghi liên tục (SUM, STEVENS): kết quả thu được là giản đồ liên hệ giữa số đo mực nước với thời gian. Quá trình chỉnh lí dẫn đến nhận được trị số mực nước từng giờ. Đối với trường hợp quan trắc mực nước biển bằng thuỷ chí, kết quả nhận được là trị số mực nước vào các giờ quy định quốc tế (1, 7, 13 và 19 giờ hàng ngày).
Tới nay, đã có 6 trạm quan trắc môi trường biển được lồng ghép với các trạm khí tượng hải văn. Do được lồng ghép với các trạm khí tượng thủy văn nên các trạm này đều có cơng trình quan trắc, có nhà trạm để hoạt động ổn định, lâu dài. Ngoài các trạm quan trắc cố định, mạng lưới quan trắc môi trường cịn có
68 điểm quan trắc xâm nhập mặn vùng cửa sông (do các trạm thủy văn thực hiện), 159 điểm quan trắc môi trường biển trên khắp các vùng biển Việt Nam (do tàu nghiên cứu biển thực hiện tối thiểu 2 lần mỗi năm).
Về mạng lưới quan trắc Rada biển, theo Quyết định số 2215/QĐ-BTNMT ngày 31/10/2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phê duyệt Dự án xây dựng 03 trạm Radar biển tần số cao (HF) tại Hòn Dấu, Nghi Xuân, Đồng Hới và 01 trạm thu Radar biển tại Hà Nội cho giai đoạn 2009-2010. Việc đầu tư, xây dựng 03 trạm Radar biển và trạm thu Radar biển tại Hà Nội là giai đoạn 1 để làm nền tảng, tích lũy kinh nghiệm, tiến tới đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống các trạm Radar biển phủ khắp vùng biển Việt Nam. Hệ thống này sẽ đảm nhận vai trò cung cấp thơng tin về: sóng biển, dịng chảy biển, quỹ đạo vật thể trôi trên biển, lan truyền ô nhiễm, tràn dầu trên biển, cảnh báo sớm sóng thần... đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phịng trên biển và góp phần phòng chống, giảm nhẹ thiên tai.
Nhiều bộ, ngành, theo chức năng, nhiệm vụ của mình cũng có quan trắc một số thành phần môi trường. Tuy nhiên, hoạt động quan trắc mang tính hệ thống, thường xun thì chỉ có ở một số bộ, ngành như Bộ Thuỷ sản, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông Vận tải, Tổng Cơng ty Dầu khí Việt Nam... Các bộ, ngành đó đã xây dựng được một số trạm quan trắc môi trường với trang bị quan trắc ban đầu và cũng đã thu được những dữ liệu cơ bản phục vụ yêu cầu quản lý mơi trường của bộ, ngành mình.
Đối với Bộ NNPTNT, việc định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng nước, trầm tích và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo đối với lĩnh vực thủy sản năm 2017 chỉ mới được thực hiện đối với các vùng nuôi trồng thủy sản. Còn đối với quan trắc đa dạng sinh học chưa được thực hiện, nội dung này chủ yếu được kết hợp với các chương trình, dự án để triển khai, tuy nhiên chuỗi số liệu không thường xuyên và liên tục. Đối với hoạt động quan trắc chất lượng nước tại các khu vực nuôi trồng thủy sản chỉ được triển khai trong phạm vị hẹp nhằm mục đích phục vụ quản lý ngành đối với một số đối tượng ni nhất định. Đối với các khu vực có khu bảo tồn biển, nhiệm vụ quan trắc đa đạng sinh học, quan trắc chất lượng nước được các Ban quản lý thực hiện theo kế hoạch.
2.3.2. Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch quản lý chất thải; kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ lục địa và trên biển thải; kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm môi trường từ lục địa và trên biển
Với nguyên tắc quản lý tổng hợp biển và hải đảo, theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, nội dung kiểm sốt ơ nhiễm môi trường biển và hải đảo được phân công cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quan trắc, đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường biển và hải đảo, hiện trạng chất lượng nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải đảo; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt động trên biển và hải đảo theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó,
Bộ TNMT có trách nhiệm điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của khu vực biển, hải đảo ở vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; công bố các khu vực biển, hải đảo khơng cịn khả năng tiếp nhận chất thải; công khai thông tin môi trường biển và hải đảo theo quy định của pháp luật.
Nhiều nội dung liên quan đến quản lý chất thải, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ lục địa và trên biển cũng được hướng dẫn chi tiết tại các văn bản dưới luật. Về quản lý nhận chìm ở biển, Chương III, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 đã quy định về việc cấp, cấp lại, gia hạn, sử đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển; danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển. Chi tiết hơn, ngày 31/12/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 28/2019/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đánh giá chất nạo vét và xác định khu vực nhận chìm chất nạo vét ở vùng biển Việt Nam.
Đối với nội dung phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường, ngày 29/9/2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 26/2016/TT-BTNMT Quy định chi tiết tiêu chí phân cấp vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo và hướng dẫn phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Về khắc phục sự cố tràn dầu trên biển, ngày 23/11/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1862/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ về giám sát, đánh giá rủi ro khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu, hóa chất độc trên biển giai đoạn 2018 – 2020. Đồng thời, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 33/2018/TT-BTNMT ngày 26/12/2018 quy định quy trình khắc phục hậu quả sự cố tràn dầu trên biển.
Để giải quyết vấn đề rác thải nhựa đại dương, ngày 04/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1746/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Bên cạnh đó, nhiều văn bản hướng dẫn thuộc các bộ ngành khác về quản lý chất thải, kiểm sốt các nguồn gây ơ nhiễm mơi trường từ lục địa và trên biển cũng đã được ban hành. Ngày 28/11/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa. Ngày 01/03/2019, Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BGTVT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.
Kết quả hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm môi trường biển và hải đảo của các bộ, ngành và địa phương sẽ được đánh giá qua bộ chỉ số, được quy định tại Thông tư 27/2016/TT-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết bộ chỉ số và việc đánh giá kết quả hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm môi trường biển và hải đảo. Bộ Tài nguyên và Môi trường, bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đánh giá kết quả hoạt động kiểm sốt ơ nhiễm môi trường biển và hải đảo; công khai kết quả đánh giá trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên, môi trường liên quan đến lĩnh vực thủy sản được Bộ NNPTNT tổ chức theo kế hoạch hàng năm và đột xuất theo yêu cầu. Nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp của các chủ tàu cá, sử đụng các ngư cụ có tính hủy diệt đối với mơi trường và nguồn lợi để khai thác thủy sản, khai thac các loài nguy cấp, quý, hiểm...; hoạt động xả nước thải gây ô nhiễm môi trường từ các hộ nuôi trồng thủy sản ven biển, sử dụng các hóa chất cấm trong ni trồng thủy sản gây ô nhiễm môi trường biển...
Đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ TNMT xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quản lý nhà nước song song với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường biển, hải đảo. Trong lĩnh vực kiểm soát tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, công tác kiểm tra hàng năm được Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam triển khai một cách sâu rộng, toàn diện. Công tác kiểm tra của Tổng cục chủ yếu tập trung vào các nội dung như đánh giá việc thực hiện quy định của pháp luật trong các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo tại địa phương; kiểm tra về thực trạng bảo vệ, kiểm sốt mơi trường biển và công tác quản lý nhà nước tại địa phương về tình hình tổ chức các dịch vụ bảo vệ môi trường biển tại địa phương; Tình hình xử lý các vi phạm về hành vi gây ô nhiễm môi trường biển; Kiểm tra thực địa tại một số cơ sở gây ô nhiễm và điểm nóng về mơi trường biển…
2.3.3. Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế ngoài nhà nước thành phần kinh tế ngoài nhà nước
Chính sách, pháp luật để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường, phục hồi tài nguyên và môi trường đới bờ thuộc hệ thống chính sách pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP). Giai đoạn từ năm 2010-2014, các chính sách pháp luật về PPP được quy định tại Nghị định số 108/2009/NĐ-CP và Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg, giai đoạn từ năm 2014 đến 2018 tại Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, từ năm 2018 đến 2020 được quy định ở Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và các luật khác nhau như Luật Ngân sách Nhà nước, Luật đầu tư công, Luật Đầu tư và Luật Xây dựng. Đến năm 2020, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, ngày 18/6/2020 đã thông qua Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14. Theo quy định của Luật, một trong những lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP là thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải. Các quy định cụ thể được hướng dẫn tại Nghị định số 35/2020/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Mặc dù vậy, việc đầu tư theo phương thức PPP đối với các cơng trình hạ tầng mơi trường nói chung và tại khu vực vùng bờ nói riêng cịn hạn chế do nhiều bất cập về quy định pháp luật. Rải rác tại một số tỉnh, có đầu tư của khối tư nhân cho các cơng trình đốt/xử lý chất thải rắn tại các địa phương ven biển.
2.3.4. Lồng ghép những hoạt động có liên quan đến thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng khí hậu và nước biển dâng
Những hoạt động có liên quan đến thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng bước đầu được đưa vào các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ tại một số địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các nội dung về thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được đề ra trong kế hoạch hành động ứng phó biển đổi khí hậu chung của tỉnh.
Việc huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã được tích cực triển khai và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Các chương trình, dự án này giải quyết các nhóm vấn đề nhằm ứng phó biến đổi khí hậu như quản lý tổng hợp tài nguyên; bảo tồn, phục hồi, trồng rừng ven biển; phát triển thủy sản bền vững, bảo tồn nguồn lợi thủy sản; tăng cường năng lực ứng phó thiên tai và biến đổi khí hậu vùng ven biển; sinh kế bền vững.v.v. Một số chương trình, dự án điển hình bao gồm Chương trình Quản lý tổng hợp Vùng ven biển (ICMP) được thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2018 với kinh phí lên tới 23.570.000 EUR do AuAid, BMZ tài trợ thực hiện tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long; Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam do USAID tài trợ với ngân sách trên 31 triệu USD trong giai đoạn 2012 – 2021; Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu với những tác động của biến đổi khí hậu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương ven biển Việt Nam” do Quỹ khí hậu xanh tài trợ thơng qua Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (gọi tắt là Dự án GCF) được thực hiện trong giai đoạn 2017 – 2021.v.v. Ngoài ra, cịn có các dự án vừa và nhỏ và các dự án tài trợ cho các chương trình quốc gia như Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó biến đổi khí hậu và Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020.
2.4. Đào tạo tăng cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và tỉnh