2. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 2295 VÀ KẾ HOẠCH 914
2.4.2. Lồng ghép các nội dung đào tạo về quản lý tổng hợp đới bờ vào
trình đào tạo, giảng dạy của các trường đại học liên quan
Về đào tạo, nâng cao nhận thức về QLTHVB, Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao chủ trì nhiệm vụ số 9 trong Kế hoạch hành động: Xây dựng và triển khai chương trình khung và giáo trình đào tạo về QLTHVB bậc đại học và sau đại học. Thực hiện Luật Giáo dục đại học năm 2012, các cơ sở giáo dục đại học và đào tạo đã quan tâm đến QLTHVB và triển khai việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển QLTHVB và quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo, cụ thể như sau:
- Về các nội dung liên quan trực tiếp chương trình đào tạo và giáo trình ngành quản lý tổng hợp đới bờ, quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo: mở 04 ngành mới đào tạo bậc đại học và thạc sĩ thí điểm gồm quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo; quản lý biển, luật biển và quản lý biển tại một số trường đại học5.
- Về các ngành đào tạo với chương trình đào tạo với học phần về QLTHVB: 36 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 15 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo thạc sĩ, 10 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo tiến sĩ ngành quản lý tài nguyên thiên nhiên.
- Về các ngành đào tạo có tích hợp nội dung QLTHVB hoặc quản lý và quy hoạch biển trong chương trình đào tạo: 78 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 33 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo thạc sĩ, 17 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo tiến sĩ, cụ thể như sau:
+ Ngành kinh tế và tài nguyên thiên nhiên: 04 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
+ Ngành địa lý và tài nguyên môi trường: 02 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
+ Ngành địa lý học: 05 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 08 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 05 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
+ Ngành địa lý tự nhiên: 06 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
5 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại hoc Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Hàng hải.
+ Ngành sư phạm địa lý: 16 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
+ Ngành kỹ thuật môi trường: 19 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 11 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 05 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
+ Ngành môi trường và phát triển bền vững: 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
+ Ngành khoa học môi trường: 23 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 10 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 2 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
+ Ngành nước, môi trường và hải dương học: 01 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học.
+ Ngành hải dương học: 02 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo đại học, 02 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Thạc sĩ, 03 cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo Tiến sĩ.
Song song với các nội dung trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức biên soạn và hướng dẫn các đơn vị đưa vào trong nhà trường “Tài liệu về giáo