TỒN TẠI TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC 2295 VÀ KẾ

Một phần của tài liệu Ba__o_ca__o_da__nh_gia___to____ng_ke____t_Chie____n_lu__o____c_doi_bo_74bcb (Trang 48 - 52)

HOẠCH 914

3.1. Xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp đới bờ

Các quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đã tạo hành lang pháp lý quan trọng trong quản lý Nhà nước về biển và hải đảo ở nước ta; giúp khắc phục các xung đột, mâu thuẫn trong quản lý theo ngành, lĩnh vực; sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái biển và hải đảo; phục vụ phát triển bền vững biển và hải đảo.

Tuy nhiên, một số nhiệm vụ theo quy định chưa được triển khai hoặc triển khai chưa đầy đủ, tồn diện, bao gồm cơng tác thống kê tài nguyên biển và hải đảo; lập và triển khai thực hiện chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ; điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải từ đất liền, từ các hoạt

động trên biển và hải đảo; định kỳ quan trắc và đánh giá hiện trạng chất lượng

nước, trầm tích, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học của các khu vực biển và hải

đảo; điều tra, đánh giá sức chịu tải môi trường của các khu vực biển; công bố

các khu vực biển, hải đảo khơng cịn khả năng tiếp nhận chất thải; phân vùng rủi ro và lập bản đồ phân vùng ô nhiễm; lập bản đồ phân vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo; công khai các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển; phân loại hải đảo.v.v.

Về mặt tổ chức, hoạt động của ban điều phối chưa thực sự hiệu quả do một số nguyên nhân chủ quan và khách quan. Phần lớn các thành viên Ban điều phối

đã thay đổi nhiều so với danh sách ban hành kèm theo Quyết định số 975/QĐ-

TTg ngày 31/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban điều phối thực hiện Chiến lược do nghỉ hưu hay được điều động, giữ các chức vụ mới. Kinh phí dành cho các hoạt động thường xuyên của BĐP hạn chế, góp phần ảnh hưởng đến các hoạt động điều phối chung ở cả cấp Trung ương và địa phương.

Chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường biển, hải đảo do Bộ Tài Ngun và Mơi trưởng đảm trách, cịn từng lĩnh vực giao cho các bộ, ngành khác. Các bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong việc thự hiện các hoạt động quản lý nhà nước về biển, hải đảo. Tuy nhiên, phương thức và biện pháp phối hợp trong nội bộ hệ thống các cơ quan nhà nước là chưa rõ và ít được được hiện. Công tác điều phối, phối hợp trong quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo còn nhiều hạn chế, bất cập.

Bên cạnh đó, vấn đề phân cơng, phân cấp trong quản lý nhà nước về mơi trường cịn chưa hợp lý, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan bị chồng chéo hoặc bỏ trống nhiệm vụ; nhiều quy định của pháp luật cịn thiếu tính khả thi. Ví dụ như Luật Bảo vệ mơi trường (sửa đổi) tuy đã quy định một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo nhưng mới chỉ mang tính ngun tắc, chưa cụ thể và khơng phù hợp với tính đặc thù của lĩnh vực biển nên rất khó để tổ chức thực hiện. Cho đến nay chưa có một văn bản quy định chi tiết nào được ban hành để triển khai thực hiện công tác này.

Thực hiện các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII ngày 25/10/2017 số 18-NQ/TW về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tin gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và số 19- NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, trong thời gian qua đã có một số Chi cục biển và hải đảo cấp tỉnh đã thực hiện rà soát, tổ chức lại tổ chức cấp Chi cục thành cấp Phòng. Hiện nay, các địa phương còn lại đang trong quá trình rà sốt, chuyển đổi để hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về biển và hải đảo.

Về cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin tổng hợp, so với yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường biển, đảo, thì hệ thống cơ sở dữ liệu hiện nay cịn nghèo nàn, chưa hình thành bộ cơ sở dữ liệu hồn chỉnh, chưa số hóa và cập nhật đầy đủ các kết quả điều tra, khảo sát, nghiên cứu về tài nguyên, môi trường biển, đảo, dẫn đến việc khai thác, sử dụng gặp nhiều khó khăn. Chưa có hệ thống thơng tin kết nối thời gian thực với các trung tâm quan trắc, trạm radar, trạm DGPS.

3.2. Khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học và đa dạng sinh học

Về phân vùng sử dụng tài nguyên vùng bờ cấp quốc gia và cấp tỉnh, mặc dù đã được triển khai từ sớm, bắt đầu bằng việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng biển (trên căn cứ pháp lý là Luật biển Việt Nam), nhưng sau khi Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Luật quy hoạch được ban hành và có hiệu lực, theo đó phải xây dựng Quy hoạch khơng gian biển và Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thì các Quy hoạch này mới đang trong giai đoạn được xây dựng.

Việc phân vùng sử dụng tài nguyên vùng bờ tại các địa phương tuy cũng được một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai nhưng số lượng còn khiêm tốn. Chủ yếu các địa phương tiến hành phân vùng theo các mục đích sử dụng như phân vùng khai thác thủy sản, khoáng sản, các vùng đổ thải ven biển.v.v.

Theo quy định của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, trong 18 tháng kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành, các địa phương có trách nhiệm thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số địa phương đã phê duyệt Danh mục các khu vực phải thiết lập HLBVBB và đã xác định chiều rộng HLBVBB, phần lớn các địa phương còn lại mới đang gửi báo cáo lấy ý kiến của Bộ TNMT và các Bộ, ngành liên quan cũng như đang trong giai đoạn xây dựng, triển khai thực hiện nhiệm vụ thiết lập HLBVBB.

Đối với nội dung đồng quản lý, hiện tại chỉ có hướng dẫn về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được luật hóa sau khi Luật Thủy sản 2017

được ban hành và có hiệu lực. Phần lớn hoạt động đồng quản lý tài nguyên

được thực hiện dưới hình thức các dự án thí điểm, quy mô nhỏ lẻ theo các hướng dẫn trong khuôn khổ các dự án đó, ít có các mơ hình được củng cố, nhân

rộng. Chưa có các hướng dẫn được luật hóa về đồng quản lý tài nguyên cho các loài tài nguyên khác nhau như đất ngập nước, rừng ngập mặn, du lịch.v.v.

Về thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển, tính đến thời điểm tháng 9/2020, tổng diện tích vùng biển, đảo đã được quy hoạch vào khu bảo tồn đạt 213.400 ha, chưa đạt so với mục tiêu đến năm 2015 có 270.271 ha vùng biển, đảo được bảo tồn. Tỷ lệ diện tích vùng biển được bảo tồn đạt 0,185% diện tích vùng biển tự nhiên của Việt Nam và cũng chưa đạt được mục tiêu 0,24% được đề ra tại Quyết định số 742/QĐ-TTg.

Hiện nay các KBTB đều có bộ phận giám sát tuần tra trên biển nhưng lại khơng có thẩm quyền để thực thi luật pháp. Khi xảy ra các trường hợp vi phạm, Ban quản lý phải thông báo cho các cơ quan chức năng khác như chính quyền

địa phương, biên phịng hoặc kiểm lâm đến đến để xử lý vi phạm. Điều này khó

tránh khỏi việc gây ra chậm trễ và xử lý không hiệu quả các vụ vi phạm.

Bên cạnh đó, ngân sách của tất cả các KBTB đều được cấp từ ngân sách của địa phương và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Hầu hết các KBTB đều khó khăn trong việc tạo nguồn kinh phí chủ động và bền vững để triển khai các hoạt động bảo tồn. Tài chính eo hẹp chỉ đủ cho việc trả lương nhân viên nên công tác đầu tư cơ sở vật chất gồm ca nô, tàu, thiết bị lặn, máy móc nghiên cứu, lưu giữ bảo quản mẫu vật… gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thực thi pháp luật và giám sát kém hiệu quả, thậm chí là khơng thực hiện tại đa phần các KBTB.

3.3. Phòng ngừa và kiểm sốt ơ nhiễm, giảm thiểu tổn thất do thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng

Về quan trắc tổng hợp tài nguyên, môi trường biển, hệ thống trạm quan trắc chưa hoàn thiện, trong khi hoạt động quan trắc vẫn chưa được đảm bảo. Đơn cử, việc quan trắc định kỳ chỉ được thực hiện ở một số thời điểm nhất định trong năm, chưa phản ánh được đầy đủ hiện trạng chất lượng môi trường cho cả năm.

Các địa phương được phê duyệt chương trình tổng thể do Trung tâm Quan trắc

môi trường địa phương thực hiện. Tuy vậy, các Trung tâm Quan trắc môi trường thực hiện theo đúng kế hoạch phê duyệt của chương trình tổng thể chỉ chiếm khoảng 50% trên tổng số các Trung tâm Quan trắc môi trường trong cả nước.

Đối với quan trắc tự động: chi phí đầu tư, duy trì và vận hành các trạm quan trắc tự động còn cao nên một số tỉnh khó khăn về kinh phí đầu tư và duy trì trạm, nhiều trạm quan trắc tự động đã bị hỏng hóc nghiêm trọng, khơng thể sử dụng.

Cùng với đó, việc chia sẻ thông tin dữ liệu quan trắc môi trường giữa Trung ương, địa phương còn nhiều hạn chế. Dữ liệu mơi trường chưa được hệ thống hóa, đồng bộ hóa, phần nào chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, quản lý bảo vệ môi trường. Việc truyền nhận dữ liệu từ các Trạm quan trắc tự động liên tục địa phương về Bộ TNMT cịn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, các hướng dẫn kỹ thuật chưa đầy đủ và thông suốt.

Mặt khác, việc kiểm soát và sử dụng số liệu quan trắc môi trường chưa thực sự hiệu quả. Cơ sở dữ liệu mơi trường tồn hệ thống hiện nay chưa đáp ứng

được yêu cầu quản lý mơi trường trong việc kiểm sốt, theo dõi, cảnh báo diễn biến mơi trường và đặc biệt khi có sự cố ô nhiễm môi trường lớn xảy ra trong

khi địi hỏi của xã hội về việc thơng tin cảnh báo chất lượng môi trường đã trở

nên bức thiết.

Nội dung xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi và khuyến khích các tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý môi trường, phục hồi tài nguyên và môi trường đới bờ hầu như chưa được triển khai thực hiện. Rải rác tại một số tỉnh, có đầu tư của khối tư nhân cho các cơng trình đốt/xử lý chất thải rắn tại các địa phương ven biển.

Những hoạt động có liên quan đến thích ứng, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng bước đầu được đưa vào các chương trình, kế hoạch quản lý tổng hợp đới bờ tại một số địa phương. Tuy nhiên, phần lớn các nội dung về thích

ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng được đề ra trong kế hoạch

hành động ứng phó biển đổi khí hậu chung của tỉnh. Việc huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hầu như chưa được thực hiện.

3.4. Đào tạo tăng cường năng lực quản lý tổng hợp đới bờ cấp quốc gia và

tỉnh

Hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực và nâng cao nhận thức về quản lý tổng hợp vùng bờ chưa được quan tâm đúng mức; thiếu đội ngũ cán bộ và chun gia có trình độ kỹ thuật, kiến thức để tạo ra sự thay đổi hiệu quả trong các hoạt động quản lý tổng hợp vùng bờ.

Công tác biên soạn và in ấn các tài liệu chưa đáp ứng được nhu cầu để cấp phát cho các cơ sở giáo dục. Đồng thời, công tác tập huấn cho cán bộ cốt cán không được nhắc duy trì thường xuyên.

Một số nơi chưa được tập huấn về các phương pháp tích hợp/lồng ghép giáo dục tổng hợp vùng bờ vào các giờ học chính khóa và ngoại khóa, dẫn đến việc nhiều giáo viên chưa chủ động đưa các nội dung tổng hợp vùng bờ vào bài giảng cũng như các hoạt động nội khóa và trải nghiệm.

3.5. Xây dựng và triển khai quản lý tổng hợp vùng bờ tại các địa phương ven biển biển

Các địa phương triển khai chưa thống nhất và đồng bộ về QLTHVB mà tùy thuộc vào đầu tư của địa phương để triển khai các nội dung khác nhau của QLTHVB như thiết lập cơ chế điều phối đa ngành, xây dựng hệ thống thông tin tổng hợp, đào tạo và nâng cao nhận thức cho cộng đồng.

Một số địa phương đã xây dựng chiến lược và kế hoạch quản lý tổng hợp vùng bờ tại địa phương với căn cứ pháp lý là Nghị định 25/2009/NĐ-CP và Chiến lược 2295. Tuy nhiên, sau khi Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được ban hành và có hiệu lực, các địa phương chưa xây dựng được Chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ cấp tỉnh do thiếu căn cứ pháp lý là Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ.

Một phần của tài liệu Ba__o_ca__o_da__nh_gia___to____ng_ke____t_Chie____n_lu__o____c_doi_bo_74bcb (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)