CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. KHÁI QUÁT NGUỒN VỐN KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH
ĐỘNG VỐN CỦA PHÒNG GIAO DỊCH TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2012
4.1.1. Khái quát nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 năm 2012
Trong hoạt động kinh doanh của mình, nguồn vốn được xem như là mạch máu, là hơi thở của ngân hàng. Với vai trò làm trung tâm cho việc phân phối nguồn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của xã hội thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu. Tuy nhiên, một cơ cấu vốn như thế nào là tốt và hợp lý luôn là vấn đề mà bất cứ nhà quản trị ngân hàng nào cũng cần xem xét kĩ. Nếu vốn huy động khơng đủ để cho vay thì ngân hàng phải đề xuất lên hội sở xin cung cấp thêm vốn điều chuyển nhằm đáp ứng kịp thời cho khách hàng. Thế nhưng, do lãi suất vốn điều chuyển cao hơn lãi suất huy động nên ngân hàng càng hạn chế vốn điều chuyển từ hội sở chính càng tốt. Đối với Ngân hàng TMCP Nam Việt Chi nhánh Cần Thơ – Phòng giao dịch số 01, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn huy động và vốn điều chuyển từ hội sở chính. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2012 – 2012 được trình bày ở bảng 4.1.
Bảng 4.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ST % ST % Vốn huy động 50.098 54.694 47.225 4.596 9,17 (7.469) (13,66) Vốn điều chuyển 6.646 7.988 6.459 1.342 20,19 (1.529) (19,14) Tổng nguồn vốn 56.744 62.682 53.684 5.938 10,46 (8.998) (14,35)
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
Qua bảng tình hình nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012, ta thấy nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với vốn điều chuyển trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, và cả nguồn vốn huy động cùng vốn điều chuyển trong giai đoạn này đều có sự tăng trưởng khơng ổn định nhưng sự biến động đó khơng nhiều. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng qua các năm được trình bày ở hình 4.1.
Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng không ổn định. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn là 56.744 triệu đồng . Đến năm 2011 con số này tăng lên 62.682 triệu đồng, tăng 5.938 triệu đồng, với tốc độ tăng là 10,46 % so với năm 2010. Sang năm 2012 tổng nguồn vốn ở mức 53.684 triệu đồng, giảm 8.998 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 14,35 % so với cùng kì năm trước.
Mặc dù trong năm 2011, NHNN ban hành Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định lãi suất huy động VNĐ đối với các TCTD bao gồm cả quà tặng và các chương trình khuyến mại khơng được vượt quá 14%/năm, nhưng trong năm PGD
Năm 2010 88.29% 11.71% Năm 2011 87.26% 12.74% Năm 2012 87.97% 12.03%
đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn linh động và lãi suất hấp dẫn. Các hình thức huy động tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỉ niệm…được tổ chức thường xuyên nên đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền làm tăng lượng vốn huy động cho PGD trong năm này. Cụ thể, năm 2010 nguồn vốn huy động là 50.098 triệu đồng. Đến năm 2011 vốn huy động tăng lên 54.694 triệu đồng, tăng 4.596 triệu đồng, với mức tăng là 9,17 % so với năm 2010. Sang năm 2012 vốn huy động có sự sụt giảm và đạt 47.225 triệu đồng, giảm 7.469 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với mức giảm là 13,66 %. Nguyên nhân là do trong khoảng thời gian đầu năm 2012 thị trường tài chính nhiều bất ổn liên quan đến nhiều ngân hàng thương mại lớn, làm mất lòng tin gửi tiền vào ngân hàng của khách hàng, cho nên lượng vốn huy động cũng giảm.
Nếu chỉ sử dụng vốn huy động để cho vay thì sẽ khơng thể đáp ứng hết được nhu cầu vốn của khách hàng. Vì vậy, ngồi nguồn vốn huy động tại chỗ thì PGD cịn phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, tiếp nhận nguồn vốn này PGD phải trả chi phí cao hơn chi phí vốn huy động. Do đó, ngân hàng ln nỗ lực phấn đấu giảm vốn điều chuyển đến mức thấp nhất có thể, để gia tăng lợi nhuận.
Qua bảng 4.1 cho thấy vốn điều chuyển có sự biến động qua các năm, nhưng sự biến động này là không nhiều. Điều này chứng tỏ, ngân hàng luôn giữ cho vốn điều chuyển chiếm một tỷ trọng nhất định trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của mình. Cụ thể, năm 2010 vốn điều chuyển là 6.646 triệu đồng (chiếm 11,71 % tổng nguồn vốn). Đến năm 2011, con số này tăng lên 7.988 triệu đồng (chiếm 12,74 % tổng nguồn vốn), tăng 1.342 triệu đồng, với tốc độ tăng là 20,19 % so với năm 2010. Sang năm 2012, nguồn vốn điều chuyển giảm còn 6.459 triệu đồng (chiếm 12,03 % tổng nguồn vốn), giảm 1.529 triệu đồng tương đương với mức giảm là 19,14 % so với năm 2011. Nguyên nhân giảm là do doanh số cho vay có chiều hướng giảm nên vốn sử dụng cũng giảm.
Qua phân tích cho thấy, nguồn vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khơng cao trong tổng nguồn vốn và có chiều hướng giảm dần qua các năm, chứng tỏ, ngân hàng ít lệ thuộc vào ngân hàng cấp trên, đồng thời có khả năng chủ động được nguồn vốn để cho vay, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn làm tăng thêm thu nhập.
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
4.1.2. Khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng từ năm 2010 đến năm 2012 năm 2012
Huy động vốn không phải là hoạt động tạo ra lợi nhuận trực tiếp, nhưng công tác này được xem là điều kiện cần để duy trì hoạt động của ngân hàng. Vì thế, ngân hàng ln tìm cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Nguồn vốn này có chi phí thấp hơn nhiều so với vốn điều chuyển từ hội sở cũng như vốn vay từ thị trường liên ngân hàng.
Làm thế nào để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao nhằm đảm bảo được nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời hạn chế chi phí đến mức thấp nhất được các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ-PGD số 01 nói riêng đặc biệt quan tâm. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 2010, 2011 và 2012 được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012
ĐVT: triệu đồng
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Qua bảng số liệu cho thấy, tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỉ trọng cao (trên 95 %) trong tổng vốn huy động. Qua 3 năm 2010. 2011 và 2012 lượng vốn huy động có sự tăng giảm khơng đều, nhưng sự biến động này không lớn. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi của dân cư là 48.588 triệu đồng, đến năm 2011 con số này tăng lên 53.233 triệu đồng, tăng 4.645 triệu đồng, với tốc độ tăng là 9,56 % so
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2111 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ST % ST % TG của TCKT 1.510 1.461 1.703 (49) (3,25) 242 16,56 - Khơng kì hạn 1.510 1.461 1.703 (49) (3,25) 242 16,56 - Có kì hạn - - - - - - - TG dân cư 48.588 53.233 45.522 4.645 9,56 (7.711) (14,49) - Khơng kì hạn 381 539 428 158 41,47 (111) (20,60) - Có kì hạn 48.207 52.694 45.094 4.487 9,31 (7.600) (14,42) Tổng VHĐ 50.098 54.694 47.225 4.596 9,17 (7.469) (13,66)
với năm 2010. Nguyên nhân làm cho lượng vốn từ dân cư tăng lên là do Ngân hàng áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp từng giai đoạn kèm theo nhiều chương trình khuyến mãi nên thu hút được một lượng lớn tiền nhàn rỗi từ đối tượng này. Sang năm 2012, tiền gửi của dân cư giảm xuống còn 45.522 triệu đồng, giảm 7.711 triệu đồng tương đương giảm 14,49 % về tốc độ so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân là do kinh tế bất ổn, thu nhập của người dân giảm nên lượng tiền gửi tiết kiệm cũng giảm theo.
Trong khi đó tiền gửi của các TCKT lại có xu hướng giảm trong năm 2011 và tăng lên trong năm 2012. Cụ thể là từ 1.510 triệu đồng năm 2010 giảm xuống còn 1.461 triệu đồng năm 2011, giảm 49 triệu đồng tương đương giảm 3,25 % về tốc độ. Trong năm này các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực, việc kinh doanh chậm lại nên tình hình sử dụng tài khoản thanh toán cũng giảm dần. Sang năm 2012, tiền gửi của các TCKT tăng lên 1.703 triệu đồng, tăng 242 triệu đồng, với tốc độ tăng là 16,56 % so với năm 2011. Nhóm tiền gửi này biến động nhiều là vì đa số là tiền gửi khơng kì hạn, tiền gửi thanh tốn, mà hình thức TTKDTM thì ngày càng phổ biến và được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi tính an tồn và tiện lợi của nó trong kinh doanh.