CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
4.2.2. Phân tích tín dụng ngắn hạn theo ngành kinh tế từ năm 2010 đến
năm 2012
a) Doanh số cho vay ngắn hạn
Chủ trương CNH-HĐH đất nước là động lực giúp cho các ngành kinh tế ngày một phát triển và tiến bộ hơn. Việc ngân hàng cho vay theo từng ngành kinh tế thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó giúp ngân hàng phân tán được những rủi ro, đồng thời cũng giúp cho các nhà quản trị ngân hàng biết được đối tượng nào cần được quan tâm hơn, đối tượng nào cần được duy trì mối quan hệ lâu dài để từ đó có chính sách phát triển cho phù hợp. Ngân hàng TMCP Nam Việt chi nhánh Cần Thơ - PGD số 01 nằm trên địa bàn trung tâm thành phố nên ngành kinh tế mà ngâ hàng cho vay chủ yếu là công nghiệp, thương mại dịch vụ và xây dựng. Cịn cho vay nơng, lâm, ngư nghiệp và ngành khác thì rất ít. DSCVNH theo ngành kinh tế được trình bày ở bảng 4.4 và cơ cấu DSCVNH đối với các ngành qua các năm được thể hiền đầy đủ ở hình 4.2.
Hình 4.2: Cơ cấu DSCVNH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Năm 2010 3.81% 21.14% 38.34% 13.36% 23.35% Năm 2011 15.58% 18.91% 30.77% 27.32% 7.42% Năm 2012 7.81% 22.19% 46.97% 18.44% 4.59%
GVHD: TS. Trần Ái Kết Trang 36 SVTH: Bùi Định Nghĩa
Bảng 4.4: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, ngư nghiệp 1.300 6.180 2.500 4.880 375,38 (3.680) (59,55)
Công nghiệp 7.216 7.500 7.100 284 3,94 (400) (5,33)
TM – DV 13.089 12.205 15.030 (884) (6,75) 2.825 23,15
Xây dựng 4.560 10.837 5.900 6.277 137,65 (4.937) (45,56)
Khác 7.971 2.945 1.470 (5.026) (63,05) (1.475) (50,08)
Tổng cộng 34.136 39.667 32.000 5.531 16,20 (7.667) (19,33)
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
Qua bảng số liệu, ta thấy DSCVNH của ngân hàng tăng giảm không điều qua các năm 2010, 2011 và 2012. Từ năm 2010 đến năm 2011 tăng thêm 5.531 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,20 %. Và đến năm 2012 DSCVNH giảm đi 7.667 triệu đồng tương đương với tốc độ giảm là 19,13 % so với năm 2011.
Nông – lâm - ngư nghiệp: Cần Thơ là một tỉnh thuộc ĐBSCL cho nên ngân hàng đã nhận thấy được sự phát triển của các ngành thủy sản, bên cạnh thủy sản thì các ngành nông nghiệp như cải tạo vườn và chăn nuôi cũng được chú trọng cho vay. Tuy nhiên, so với các ngành khác thì Nơng - lâm – ngư nghiệp có DSCV tương đối thấp trong tổng DSCVNH của ngân hàng và có sự biến động phức tạp qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 DSCVNH đối với ngành Nông - lâm – ngư nghiệp chỉ đạt 1.300 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này có sự tăng mạnh và ở mức 6.180 triệu đồng, tăng 4.880 triệu đồng, với tốc độ tăng là 375,38 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do ngân hàng thực hiện theo chủ trương phát triển kinh tế đất nước, khuyến khích cho vay phát triển vùng kinh tế nơng thơn, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tăng cường cho vay để người dân tiếp tục đầu tư vào nuôi trồng thủy sản xuất khẩu. Sang năm 2012, kinh tế thế giới có nhiều biến động ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, đầu ra gặp khó khăn trong khi thị trường trong nước thì tiêu thụ chậm, giá cả các yếu tố đầu vào thì tăng mạnh. Trước tình hình hàng loạt các doanh nghiệp thủy sản tuyên bố phá sản, người dân ni trồng thủy sản thì chậm trễ trong việc trả nợ, cho nên ngân hàng cũng khơng cịn mặn mà cho vay trong lĩnh vực này nữa. Điều đó giải thích được tại sao DSCVNH đối với ngành Nông - lâm – ngư nghiệp chỉ đạt 2.500 triệu đồng trong năm 2012, giảm 3.680 triệu đồng, với mức giảm là 59,55 % so với năm 2011.
Công nghiệp: Công nghiệp là một trong những ngành được chú trọng ở
Navibank Cần Thơ – PGD số 0. Chính vì thế mà DSCVNH đối với ngành này chỉ thấp hơn DSCVNH của ngành TM – DV. Qua 3 năm, DSCVNH của ngành cơng nghiệp có sự tăng giảm nhưng không nhiều. Cụ thể là từ năm 2010 đến năm 2011 DSCVN đối với ngành này tăng thêm 284 triệu đồng, tương đương với mức tăng là 3,94 % từ 7.216 triệu đồng năm 2010 lên 7.500 triệu đồng năm 2011. Sang năm 2012, con số này có giảm đơi chút và đạt 7.100 triệu đồng, giảm 400 triệu đồng, với mức giảm 5,33 % về tốc độ so với năm 2011. Nguyên nhân là do
Thành phố Cần Thơ là một trong những tỉnh đầu tàu trong quá trình CNH – HĐH đất nước,cho nên cơng nghiệp là một trong các ngành kinh tế trọng điểm của thành phố. Vì thế mặc dù kinh tế có nhiều biến động nhưng ngân hàng vẫn duy trì DSCVNH đối với ngành này khơng có sự biến động nhiều.
Thương mại – dịch vụ: Ở một thành phố sôi động được xem như là thủ đơ của vùng ĐBSCL như Cần Thơ, thì TM – DV được xem là ngành kinh tế đặc thù của thành phố. Vì vậy cũng dễ hiểu khi TM – DV là lĩnh vực có DSCV cao nhất trong tổng DSCVNH của ngân hàng. Mặc dù tổng DSCVNH có xu hướng giảm nhưng DSCVNH đối với ngành TM – DV thì lại tăng lên. Cụ thể, năm 2010 DSCVNH đối với ngành TM – DV là 13.089 triệu đồng và đến năm 2011 con số này giảm nhẹ và đạt 12.205 triệu đồng, giảm 884 triệu đồng, với tốc độ giảm là 6,75 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do nền kinh tế trong nước mới bước đầu hồi phục sau đà suy thoái năm trong năm 2010. Sang năm 2012, DSCVNH của ngành này có sự tăng mạnh trở lại và đạt 15.030 triệu đồng, tăng 2.825 triệu đồng với tốc độ tăng là 23,15 % so với cùng kì năm 2011. Nguyên nhân là do chính sách kích cầu sau khủng hoảng của Chính phủ, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ được cho vay ưu đãi với lãi suất thấp nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, nên nhu cầu vay đối với ngành này khá cao. Bên cạnh đó là sự xâm nhập ồ ạt vào thị trường Việt Nam của các mặt hàng nước ngồi, làm kích thích mua sắm đối với một bộ phận lớn dân cư vốn rất thích hàng hóa ngoại, làm cho hoạt động mua bán trở nên sầm uất hơn hẳn. Ngoài ra, khi mức sống vật chất của người dân được nâng cao thì nhu cầu hưởng thụ về tinh thần, vui chơi giải trí cũng từ đó mà tăng lên làm xuất hiện hàng loạt các loại hình kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy mà DSCV kinh doanh dịch vụ tăng.
Xây dựng: đời sống của người dân trên địa bàn thành phố Cần Thơ ngày
càng được cải thiện, nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà cho thuê ngày một nhiều. Nhiều khách hàng tìm đến nguồn vốn của PGD số 01 để xây dựng nhà ở, đầu tư mở rộng phòng ốc, xây khu nhà trọ cho sinh viên thuê…cho nên tỷ trọng cho vay xây dựng cũng chiếm một phần không nhỏ. Qua bảng số liệu cho thấy, xây dựng là ngành kinh tế có DSCV biến động nhiều nhất. Cụ thể, năm 2010 DSCVNH đối với ngành xây dựng là 4.560 triệu đồng. Sang năm 2011, chỉ tiêu này tăng lên 10.837 triệu đồng, tăng 6.277 triệu đồng với tốc độ tăng là 137,65 % so với năm
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
2010. Chỉ tiêu này tăng mạnh trong năm 2011 thế nhưng lại giảm mạnh trong năm 2012, cụ thể là giảm 4.937 triệu đồng so với năm 2011 tương đương với mức giảm là 45,56 %. Nguyên nhân là do Cần Thơ mặc dù đã trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương, nhưng sự phát triển về cơ sở hạ tầng, công trình thủy lợi…có phần cịn hạn chế cho nên DSCVNH đối với ngành xây dựng có sự tăng giảm khơng đều như vậy.
Ngành khác: Bên cạnh các nhu cầu vay vốn thuộc các ngành nghề nêu trên, cịn có một phần lớn khách hàng vay vốn nhằm mục đích khác, mà chủ yếu là vay tiêu dùng. Qua bảng số liệu nhận thấy DSCVNH đối với ngành khác giảm qua các năm. Năm 2010, DSCVNH đối với ngành khác là 7.971 triệu đồng. Đến năm 2011 chỉ tiêu này giảm còn 2.945 triệu đồng, giảm 5.026 triệu đồng, với tốc độ giảm là 63,05 % so với năm 2010. Sang năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục giảm và chỉ đạt 1.470 triệu đồng, giảm 1.475 triệu đồng tương đương với mức giảm là 50,08 % so với cùng kì năm trước. Nguyên nhân của sự sụt giảm liên tục về chỉ tiêu này là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nên người dân ngày càng hạn chế tiêu dùng, dẫn đến khoản cho vay này giảm dần qua các năm.
b) Doanh số thu nợ ngắn hạn
Phân tích DSTNNH theo ngành kinh tế giúp ta có cái nhìn tổng quát về tình hình thu nợ theo từng ngành nghề cụ thể so sánh với DSCVNH theo ngành nghề tương ứng. Qua đó thấy được hiệu quả của việc phân tán rủi ro của ngân hàng và thấy được sự cần thiết của việc phân chia các ngành kinh tế khác nhau để cho vay.
Nhìn chung, tổng DSTNNH của các ngành kinh tế có sự biến động nhưng khơng nhiều, trong đó DSTNNH đối với ngành TM – DV chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đến là các ngành cơng nghiệp, xây dựng. Cịn các ngành khác chiếm tỷ trọng tương đối thấp. Có sự chênh lệch về tỷ trọng như vậy là do ngân hàng tập trung cho vay những ngành trọng điểm, DSCV lớn nên tỷ trọng thu hồi nợ của các ngành đó cũng cao. Tình hình DSTNNH được thể hiện qua bảng 4.5 và cơ cấu DSTNNH theo ngành kinh tế trong giai đoạn 2010 – 2012 được trình bày cụ thể qua hình 4.3.
GVHD: TS. Trần Ái Kết Trang 40 SVTH: Bùi Định Nghĩa
Bảng 4.5: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Nông, lâm, ngư nghiệp 1.700 4.784 3.396 3.084 181,41 (1.388) (29,01)
Công nghiệp 9.600 7.255 7.381 (2.345) (24,43) 126 1,74
TM – DV 14.035 11.339 17.025 (2.696) (19,21) 5.686 50,15
Xây dựng 6.641 7.785 6.591 1.144 17,23 (1.194) (15,34)
Khác 4.211 5.527 131 1.316 31,25 (5.396) (97,63)
Tổng cộng 36.187 36.690 34.524 503 1,39 (2.166) (5,90)
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01 Năm 2010 4,70% 26,53% 38,78% 18,35% 11,64% Năm 2011 13,04% 19,77% 30,90% 21,22% 15,06% Năm 2012 9,84% 21,38% 49,31% 19,09% 0,38%
Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệ p TM - DV Xây dựng Khác
Hình 4.3: Cơ Cấu DSTNNH theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012
Nông – lâm – ngư nghiệp: DSTNNH đối với ngành này tăng giảm khơng
đều qua các năm và có sự tương đồng với DSCVNH; tăng lên trong năm 2011 và giảm xuống trong năm 2012. Cụ thể, năm 2010 DSTNNH của ngành Nông – lâm - nghiệp đạt 1.700 triệu đồng và đạt 4.784 triệu đồng ở năm 2011, tăng 3.084 triệu đồng, với tốc độ tăng là 181,41 %. Đến năm 2012 con số này là 3.396 triệu đồng, giảm 1.388 triệu đồng với mức giảm là 29,01 % so với năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng giảm này là do người dân đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác, làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, cùng với giá bán được cao nên ngân hàng cũng dễ dàng thu hồi được nợ trong năm 2011. Đến năm 2012 giá bán các sản phẩm Nông – lâm - nghiệp có sự biến động theo chiều hướng giảm, thêm vào đó là sự thay đổi thất thường của thời tiết do biến đổi khí hậu dẫn đến mất mùa, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của người dân, nên khách hàng xin gia hạn nợ, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng trong năm này.
Công nghiệp: DSTNNH đối với ngành cơng nghiệp có hướng giảm dần
qua các năm, tuy nhiên vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng DSTNNH của ngân hàng. Năm 2010, DSTNNH của ngành công nghiệp là 9.600 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này là 7.255 triệu đồng, giảm 2.345 triệu đồng tương đương với mức giảm là 24,43 % về tốc độ so với năm 2010. Sang năm 2012, DSTNNH đối với ngành này tăng nhẹ và đạt ở mức 7.381 triệu đồng, tăng 126 triệu đồng, với tốc độ tăng là 17,04 % so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm về DSTNNH đối với ngành công nghiệp là do DSCVNH đối với ngành này qua các năm có sự biến động theo hướng giảm nhẹ, vì thế DSTNNH của ngành cơng nghiệp dù có giảm nhưng không nhiều.
Thương mại - dịch vụ: Nhìn chung DSTNNH đối với ngành này biến động không ổn định qua các năm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSTNNH của ngân hàng. Năm 2010, DSTNNH của ngành TM – DV là 14.035 triệu đồng. Đến năm 2011 giảm còn 11.339 triệu đồng, giảm 2.696 triệu đồng so với năm 2010, tương đương với mức giảm 19,21 % về tốc độ. Điều đó cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như cá nhân gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc chậm trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Sang năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên 17.025 triệu đồng, tăng 5.686 triệu đồng, với tốc độ tăng là 50,15 % so với cùng kì năm 2011. Nguyên nhân là do công tác quy hoạch, phát triển hệ thống các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đang được thành phố đẩy mạnh thực hiện. Bên cạnh đó, kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tăng khá nhanh, cơ sở vật chất được đầu tư phát triển, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hợp tác phát triển du lịch được chú trọng, mở ra triển vọng mới về du lịch. Những điều kiện thuận lợi đó giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào lĩnh vực TM – DV đạt kết quả tốt, có đủ vốn trả nợ khi đến hạn, làm tăng DSTN của ngân hàng.
Xây dựng: cùng với ngành TM – DV, xây dựng là một trong hai ngành có
tỷ trọng cao nhất trong tổng DSTNNH của ngân hàng. DSTNNH của ngành này có xu hướng tăng dần qua các năm . Cụ thể, năm 2010 DSTNNH đối với ngành xây dựng là 6.641 triệu đồng. Đến năm 2011, chỉ tiêu này tăng lên đạt 7.785 triệu đồng, tăng 1.144 triệu đồng tương đương 17,23 % so với năm 2010. Sang năm 2012 DSTNNH đối với ngành xây dựng giảm nhẹ và đạt mức 6.591 triệu đồng,
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
giảm 1.194 triệu đồng so với năm 2011, với tốc độ giảm là 15,34 %. Tình hình thu nợ diễn ra khá tốt như trên một phần là do có nhiều khoản vay chưa đến hạn thu hồi, nhưng khách hàng có đủ khả năng tài chính nên trả nợ trước hạn để không phải trả lãi vay nhiều. Bên vạnh đó là do khách hàng vay xây dựng là những khách hàng có thu nhập khá ổn định, tạo điều kiện tốt cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, mặt khách là do công tác thẩm định và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng tốt.
Ngành khác: DSTNNH của ngành khác mà chủ yếu là vay tiêu dùng có
sự biến động mạnh theo xu hướng giảm dần. Năm 2010, DSTNNH đối với ngành khác là 4.211 triệu đồng và tăng lên 5.527 triệu đồng năm 2011, tăng 1.316 triệu đồng tương đương 31,25 %. Sang năm 2012, chỉ tiêu này sụt giảm mạnh và chỉ đạt ở mức 131 triệu đồng, giảm 5.396 triệu đồng, với tốc độ giảm là 97,63 % so với cùng kì năm 2011. Nhìn chung, DSTNNH giảm dần qua các năm là do ảnh hưởng từ DSCVNH, bởi vì ngân hàng chủ trương hạn chế cho vay tiêu dùng cho nên DSCVNH đối với nhóm ngành khác giảm dần, mặt khác trong năm 2012 nền kinh tế diễn biến xấu gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ dẫn đến DSTNNH đối với nhóm ngành này giảm.
c) Tình hình dư nợ ngắn hạn