CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. PHÂN TÍCH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP
4.2.3. Phân tích tín dụng ngắn hạn theo chủ thể vay từ năm 2010 đến
2012
a) Doanh số cho vay ngắn hạn
Kinh tế nước ta giai đoạn hiện nay đang phát triển đa ngành nghề và đa thành phần. Vì thế tại Navibank Cần Thơ – PGD số 01, ngoài cách phân chia DSCVNH theo ngành kinh tế, cịn có cách phân chia khác đó là theo chủ thể vay. Việc phân chia DSCVNH theo chủ thể vay giúp ngân hàng hiểu được đặc điểm từng nhóm khách hàng cụ thể, xác định khách hàng mục tiêu cũng như khách hàng tiềm năng để phát triển. Qua cách phân chia này, ngân hàng cho vay chủ yếu 2 nhóm: Doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp tư nhân, cơng ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần) và kinh tế cá thể. Mức độ tăng giảm của DSCVNH theo chủ thể vay từ năm 2010 đến năm 2012 của ngân hàng sẽ được thể hiện rõ trong bảng 4.8.
Bảng 4.8: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO CHỦ THỂ VAY GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ST % ST % Doanh nghiệp 19.241 24.598 19.450 5.357 27,84 (5.148) (20,93) Kinh tế cá thể 14.895 15.069 12.550 174 1,17 (2.519) (16,72) Tổng cộng 34.136 39.667 32.000 5.531 16,20 (7.667) (19,33)
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
Qua bảng số liệu trên ta thấy, DSCVNH đối với doanh nghiệp và kinh tế cá thể đều có sự biến động và tương đồng khi đều tăng lên trong năm 2011 và giảm xuống trong năm 2012. Mức độ thay đổi của cơ cấu DSCVNH theo chủ thể vay trong giai đoạn 2010 – 2012 sẽ được thể hiện ở hình 4.5.
Hình 4.5: Cơ cấu DSCVNH theo chủ thể vay giai đoạn 2010 – 2012
Doanh nghiệp: trong điều kiện hội nhập như hiện nay, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tại thị trường trong nước, cũng như đưa được sản phẩm xuất khẩu sang các nước trên thế giới thì bắt buộc các doanh nghiệp phải tự hồn thiện mình. Để nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô, đổi mới cơng nghệ sản xuất địi hỏi chi phí đầu tư rất lớn mà bản thân doanh nghiệp không thể tự trang trải hết từ nguồn vốn tự có, và nhu cầu vay vốn là điều thiết yếu. Nguồn vốn vay này cần nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mơ hoạt động của doanh nghiệp. Đặc điểm của nguồn vốn này là nhu cầu vốn tức thời, ngắn hạn để bổ sung vốn tạm thời. Do vậy, để hoạt động trở nên hiệu quả hơn, kinh tế hơn, tránh gánh nặng về lãi suất thì nhu cầu cần được tài trợ ngắn hạn đúng theo chu trình sản xuất kinh doanh là cần thiết.
Tỷ trọng DSCVNH đối với doanh nghiệp ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với nhóm kinh tế cá thể trong tổng DSCVNH của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 DSCVNH đối với doanh nghiệp là 19.241 triệu đồng, chiếm 55,37 % trong tổng DSCVNH. Năm 2011 đạt 24.598 triệu đồng, chiếm tỷ
Năm 2010 56.37% 43.63% Năm 2011 62.01% 37.99% Năm 2012 60.78% 39.22%
trọng 60,02 %, tăng 5.357 triệu đồng, tương đương tăng 27,84 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do các loại hình doanh nghiệp trong thời gian đầu của năm 2011 có kết quả hoạt động kinh doanh rất tốt, tạo được uy tín cao đối với ngân hàng, các phương án kinh doanh có tính khả thi. Vì thế, ngân hàng đã hỗ trợ vốn cần thiết, điều đó vừa tạo cơ hội cho khách hàng có điều kiện sản xuất kinh doanh cũng vừa mở rộng, phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng cơ cấu DSCVNH theo chủ thể vay của ngân hàng. Đến năm 2012, chỉ tiêu này có sự sụt giảm và đạt mức 19.450 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 60,78 %, giảm 5.148 triệu đồng tương ứng giảm 20,93 % về tốc độ so với năm 2011. Trong năm này, hàng loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến phá sản, vì thế, với sự linh hoạt và nhạy bén trong việc nắm bắt tình hình biến động diễn ra ngày càng xấu của thị trường, ngân hàng đã có nhiều sự điều chỉnh làm cho DSCVNH doanh nghiệp giảm.
Kinh tế cá thể: Trong khi DSCVNH doanh nghiệp có xu hướng ngày càng tăng thì DSCVNH kinh tế cá thể lại giảm trong giai đoạn 2010 – 2012 là do chính sách của PGD số 01 là ưu tiên cho việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh tế cá thể chủ yếu là hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh, các tiểu thương buôn bán kinh doanh nhỏ, khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, xây nhà…Mặc dù mức cho vay ngắn hạn cho từng khách hàng là không lớn lắm nhưng do lượng khác hàng này đông nên xét về tổng thể DSCVNH đối với nhóm này là khá lớn. Năm 2010, DSCVNH thuộc nhóm này là 14.895 triệu đồng và đến năm 2011 chỉ tiêu này đạt 15.069 triệu đồng, tăng 174 triệu đồng tương đương tăng 1,17 % về tốc độ so với năm 2010. Sang năm 2012, với việc hàng loạt các chi nhánh, PGD của các NHTM khác xuất hiện trên địa bàn đã thu hút một phần khách hàng nhỏ lẻ gần đó làm cho mơi trường kinh doanh trở nên khốc liệt hơn. Chính vì thế mà DSCVNH của PGD số 01 phục vụ cho thành phần này giảm xuồn còn 12.550 triệu đồng, giảm 2.519 triệu đồng, với tốc độ giảm là 16,72 % so với cùng kì năm 2011.
b) Doanh số thu nợ ngắn hạn
Cũng giống như ngành nghề kinh tế, DSTNNH theo chủ thể vay cũng chênh lệch và biến động khơng đồng đều. Ngân hàng có DSCV cao chưa hẳn là
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01 Năm 2010 59,86% 40,14% Năm 2011 66,91% 33,09% Năm 2012 53,64% 46,36%
Doanh nghiệp Kinh tế cá thể
đạt hiệu quả mà DSTN phải song song với DSCV, đảm bảo ít bị nợ quá hạn. DSTNNH theo chủ thể vay được trình bày cụ thể qua bảng 4.9.
Bảng 4.9: DOANH SỐ THU NỢ NGẮN HẠN THEO CHỦ THỂ VAY GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 21.660 24.549 18.519 2.889 13,34 (6.030) (24,56) Kinh tế cá thể 14.527 12.141 16.005 (2.386) (16,42) 3.864 31,83 Tổng cộng 36.187 36.690 34.524 503 1,39 (2.166) (5,90)
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Nhìn chung, DSTNNH doanh nghiệp và DSTNNH kinh tế cá thể có diễn biến trái ngược nhau qua các năm. Trong khi DSTNNH doanh nghiệp tăng lên trong năm 2011 và giảm trong năm 2012 thì DSTNNH kinh tế cá thể lại diễn ra ngược lại, giảm xuống năm 2011 và có dấu hiệu tăng lại trong năm 2012. Cơ cấu DSTNNH theo chủ thể vay được trình bày qua hình 4.6.
Doanh nghiệp: Tình hình thu nợ đối với doanh nghiệp trong năm 2011 có
chút khả quan. Cụ thể, trong năm 2011 DSTNNH của chủ thể vay này tăng với tốc độ 13,34 % so với năm 2010 với giá trị tăng 2.889 triệu đồng, đạt mức 24.549 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho DSTNNH trong năm tăng lên là vì chỉ tiêu DSCVNH tăng cùng với việc các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng. Sang năm 2012, mặc dù ngân hàng có đẩy mạnh cơng tác thu hồi nợ nhưng do yếu tố khách quan từ ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, cho nên các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp thủy sản không đảm bảo đúng thời hạn trả nợ nên DSTNNH khách hàng là doanh nghiệp trong năm có dấu hiệu giảm và đạt 18.519 triệu đồng, giảm 6.030 triệu đồng tương đương tốc độ giảm 24,56 % so với cùng kì năm 2011.
Kinh tế cá thể: DSTNNH của chủ thể vay này chiếm tỷ trọng khá cao, luôn trên 30 % trong tổng DSTNNH của ngân hàng và có diễn biến ngược lại với tình hình thu nợ doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2010 DSTNNH của khách hàng là kinh tế cá thể đạt 14.527 triệu đồng và giảm xuống còn 12.141 triệu đồng, giảm 2.386 triệu đồng, với tốc độ giảm là 16,42 %. Nguyên nhân do giá cả các yếu tố đầu vào tăng làm cho chủ thể vay này hoạt động không mấy hiệu quả dẫn đến chậm trễ trong việc trả nợ ngân hàng. Bước sang năm 2012, trong khi các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, khơng đủ điều kiện trả nợ cho ngân hàng thì chủ thể vay là kinh tế cá thể lại có kết quả hoạt động kinh doanh ngược lại, thu nhập hàng tháng ổn định tạo điều kiện rất thuận lợi cho ngân hàng trong công tác thu hồi nợ, làm cho DSTNNH của khác hàng là kinh tế cá thể tăng mạnh và đạt 16.005 triệu đồng, tăng 3.684 triệu đồng tương đương tăng 31,83 % so với năm 2011.
c) Tình hình dư nợ ngắn hạn
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, tình hình DNNH theo chủ thể vay có nhiều biến động, đặc biệt là kinh tế cá thể với sự tăng giảm mạnh. Tuy vậy thì chủ thể vay là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với chủ thể vay là kinh tế cá thể trong cơ cấu tổng DNNH.
Sự biến động cụ thể của DNNH cũng như cơ cấu DNNH của các chủ thể vay được trình bày lần lượt ở bảng 4.10 và hình 4.7.
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
Hình 4.7 : Cơ cấu DNNH theo chủ thể vay giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 4.10: DƯ NỢ NGẮN HẠN THEO CHỦ THỂ VAY GIAI ĐOẠN 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Doanh nghiệp: Qua 3 năm nghiên cứu từ 2010 đến năm 2012 DNNH đối
với doanh nghiệp có tăng nhưng tăng không nhiều. Năm 2010, DNNH doanh nghiệp là 19.510 triệu đồng và tăng lên 19.559 triệu đồng năm 2011, với tốc độ tăng 0,25 % tương ứng mức giá trị tăng 49 triệu đồng. Đến năm 2012, chỉ tiêu này tiếp tục tăng nhẹ và đạt mức 20.490 triệu đồng, tăng 931 triệu đồng tương
Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ST % ST % Doanh nghiệp 19.510 19.559 20.490 49 0,25 931 4,76 Kinh tế cá thể 8.278 11.206 7.751 2.928 35,37 (3.455) (30,83) Tổng cộng 27.788 30.765 28.241 2.977 10,71 (2.524) (8,20) Năm 2010 70.21% 29.79% Năm 2011 63.57% 36.43% Năm 2012 72.55% 27.45%
đương 4,76 % so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng từ DSTNNH của chủ thể vay này giảm trong khi DSCVNH thì tăng. Về tỷ trọng thì DNNH doanh nghiệp cũng biến động nhưng vẫn từ 63 % trong tổng DNNH.
Kinh tế cá thể: Khác với diễn biến tăng liên tục của DNNH doanh
nghiệp, DNNH của chủ thể vay là kinh tế cá thể có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2010, DNNH của chủ thể vay này là 8.278 triệu đồng. Đến năm 2011, DSCVNH thì tăng lên trong khi DSTNNH lại giảm, dẫn đến DNNH tăng lên 11.206 triệu đồng, tăng 2.928 triệu đồng, với tốc độ tăng 35,37 %. Sang năm 2012, ngân hàng đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, thêm vào đó là việc làm ăn có hiệu quả của chủ thể vay là kinh tế cá thể nên ngân hàng đã thu hồi được nhiều nợ, với việc tăng DSTNNH thì đã tác động làm giảm DNNH kinh tế cá thể xuống còn 7.751 triệu đồng, giảm 3.456 triệu đồng tương đương giảm 30,83 % về tốc độ so với cùng kì năm 2011.
d) Tình hình nợ xấu ngắn hạn
Mặc dù chủ thể vay là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với kinh tế cá thể trong cơ cấu tổng DNNH của ngân hàng, tuy vậy nợ xấu ngắn hạn trong thời gian gần đây lại tập trung nhiều vào chủ thể vay là kinh tế cá thể. Nợ xấu ngắn hạn theo chủ thể vay giai đoạn 2010 – 2012 được thể hiện cụ thể qua bảng 4.11.
Bảng 4.11: NỢ XẤU NGẮN HẠN THEO CHỦ THỂ VAY GIAI ĐOẠN 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 ST % ST % Doanh nghiệp 80 40 25 (40) (50,00) (15) (37,50) Kinh tế cá thể 20 100 75 80 400,00 (25) (25,00) Tổng cộng 100 140 100 40 40,00 (40) (28,57)
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Qua bảng số liệu cho thấy tình hình NXNH theo chủ thể vay có sự tăng giảm nhẹ qua 3 năm nhưng so với DNNH thì khơng đáng kể. NXNH năm 2010
Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Nam Việt Cần Thơ-Phòng giao dịch số 01
là 100 triệu đồng tập trung chủ yếu ở chủ thể vay là doanh nghiệp, năm 2011 NXNH là 140 triệu đồng, tăng đến 40 % về tốc độ nhưng về giá trị thì chỉ tăng 40 triệu đồng. Đến năm 2012, NXNH giảm xuống còn 100 triệu đồng, giảm 40 triệu đồng so với năm 2011. Nhìn chung trong năm 2011 và năm 2012 nợ xấu tập trung chủ yếu ở thành phần kinh tế cá thể, nguyên nhân là do trong các năm này các hộ gia đình sản xuất nơng nghiệp gặp nhiều khó khăn bởi thời tiết thất thường, các hộ ni thủy sản thì gặp khó khăn ở khâu tiêu thụ…dẫn đến các hộ này không đủ khả năng trả nợ khi đến hạn nên làm tăng nợ xấu cho ngân hàng.
4.2.4. Đánh giá tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam Việt chi nhánh Cần Thơ – Phịng giao dịch số 01 thơng qua một số chỉ tiêu tài chính.
Ngồi việc phân tích các chỉ tiêu như nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và nợ xấu thì để thấy rõ hơn tình hình tín dụng của ngân hàng ta phân tích các chỉ số tài chính sau được trình bày trong bảng 4.12.
Bảng 4.12 : CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NAVIBANK CẦN THƠ – PGD SỐ 01 GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
(Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng Ngân hàng TMCP Nam Việt CN Cần Thơ – PGD số 01)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng nguồn vốn (TNV) Triệu đồng 56.744 62.682 53.684 2. Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 50.098 54.694 47.225 3. DSCV ngắn hạn Triệu đồng 34.136 39.667 32.000 4. DSTN ngắn hạn Triệu đồng 36.187 36.690 34.524 5. Dư nợ ngắn hạn (DNNH) Triệu đồng 27.788 30.765 28.241
6. Dư nợ ngắn hạn bình quân Triệu đồng 28.813 29.277 29.503
7. Nợ xấu ngắn hạn (NXNH) Triệu đồng 100 140 100 DNNH/TNV (5)/(1) % 48,97 49,08 52,61 DNNH/VHĐ (5)/(2) Lần 0,55 0,56 0,60 DSTNNH/DSCVNH (4)/(3) % 106,01 92,50 107,89 NXNH/DNNH (7)/(5) % 0,36 0,46 0,35 Vịng quay vốn tín dụng (4)/(6) Vịng 1,26 1,25 1,17
* Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. Tùy vào chính sách đầu tư theo thời hạn của từng NHTM mà chỉ tiêu này cao hay thấp. Nhìn chung chỉ tiêu này tại Navibank Cần Thơ – PGD số 01 tăng dần qua 3 năm nghiên cứu. Năm 2010 chỉ tiêu này là 48,97 %, tăng lên 49,08 % năm 2011 và đạt 52,61 % trong năm 2012. Qua sự tăng dần của chỉ tiêu này cho thấy ngân hàng ngày càng tập trung vào việc mở rộng quy mơ tín dụng ngắn hạn.
* Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ở tỷ lệ tham gia của vốn huy động vào dư nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều khơng tốt. Bởi vì, nếu chỉ tiêu này quá lớn thể hiện khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thể hiện ngân hàng sử dụng vốn khơng hiệu quả. Năm 2010 bình qn 0,55 đồng dư nợ có sự tham gia của 1 đồng vốn huy động. Chỉ tiêu này tương đối ổn định trong năm 2 năm kế tiếp khi đạt lần lượt là 0,56 và 0,60 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. Điều này cho thấy PGD số 01 có thể chủ động sử dụng vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà ít phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên.
* Hệ số thu nợ
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng. Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng thu hồi nợ càng tốt. Nhìn chung, trong 3 năm qua hệ số thu nợ của ngân hàng rất cao và có sự tăng giảm khơng đều. Năm 2010 hệ số này là 106,01 %, năm 2011 tuy có giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao, cụ