Nếu xét 1 cặp NST hoặc 1 cặp gen dị hợp bị rối loạn phân li trong

Một phần của tài liệu CD 3 đột biến (Trang 25 - 26)

GP và trong mối quan hệ với 1 hoặc 1 số cặp NST hay cặp gen khác, thì cần xét riêng loại giao tử của cặp bị rối loạn rồi tổ hợp chung với các cặp còn lại.

Bài tập 5: Câu 2: ( Đề thi HSG lớp 9 Vĩnh Phúc 2011-2012)

Ở một loài động vật, xét 100 tinh bào bậc 1 có 2 cặp nhiễm sắc thể ký hiệu AaBb. Trong quá trình giảm phân của các tinh bào trên có 98 tinh bào giảm phân bình thường cịn 2 tinh bào giảm phân khơng bình thường (rối loạn lần giảm phân 1 ở cặp nhiễm sắc thể Aa, giảm phân 2 bình thường, cặp Bb giảm phân bình thường). Xác định số lượng tinh trùng được tạo ra từ 100 tinh bào bậc 1 nói trên và tỉ lệ tinh trùng ab?

Đáp án

* Tổng số tinh trùng tạo ra:

+ 1 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 4 tinh trùng => 100 tinh bào bậc 1 giảm phân cho 400 tinh trùng

- Xét riêng cặp nhiễm sắc thể Aa:

+ 98 tế bào giảm phân bình thường cho: 196 tinh trùng A , 196 tinh trùng a

+ 2 tế bào xảy ra rối loạn giảm phân I cho 4 tinh trùng chứa cả A và a (Aa) và 4 tinh trùng không chứa cả A và a ký hiệu (O) => Tỉ lệ tinh trùng về cặp NST này là: 0,49A: 0,49a: 0,01Aa : 0,01 O

- Cặp nhiễm sắc thể Bb giảm phân bình thường cho 2 loại tinh trùng với tỉ lệ: 0,5B: 0,5b.

- Tỉ lệ tinh trùng ab: 0,49a x 0,5b = 0,245

Bài tập 6: Câu 6b ( Đề thi vào chuyên Vĩnh Phúc 2010- 2011)

Quá trình phát sinh giao tử của một lồi động vật lưỡng bội (2n): Ở giới cái, một số tế bào sinh trứng có cặp nhiễm sắc thể số 2 khơng phân li trong giảm phân I; ở giới đực giảm phân diễn ra bình thường. Sự kết hợp tự do giữa các loại giao tử có thể tạo ra các loại hợp tử có bộ nhiễm sắc thể như thế nào?

Đáp án

- Giới cái có thể tạo ra các loại giao tử (n, n+1, n - 1), giới đực cho giao tử (n)

- Các loại hợp tử: 2n, 2n + 1, 2n – 1

Bài tập 7: Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất

hiện cơ thể có kiểu gen Od. Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến đó?

Nhận xét: Thể đột biến Od là kết quả giữa giao tử bình thường d và giao

tử khơng bình thường O. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng định do cơ chế đột biến nào đã tạo ra giao tử O.

Đáp án

Đã có thể xảy ra loại đột biến: + Mất đoạn nhiễm sắc thể. + Dị bội.

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen d) tạo nên cơ thể có kiểu gen Od.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od.

Bài tập 8: Câu 6: Đề thi GVG tỉnh 2010-2011

Cơ thể bình thường có KG Aa trong q trình sinh sản ở đời con xuất hiện thể đột biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này.

Đáp án

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất đoạn (khơng mang gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen OA.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen A tạo nên thể dị bội OA.

Bài tập 9: Câu 5: ( Đề thi GVG tỉnh 2012-2013)

Một lồi thực vật có bộ NST 2n= 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA. Giả sử trong loài xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra do loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?

Đáp án

Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn.

- Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

- Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

Một phần của tài liệu CD 3 đột biến (Trang 25 - 26)