I Bài tập tổng hợp đột biến số lượng và đột biến cấu trúc NST

Một phần của tài liệu CD 3 đột biến (Trang 38 - 40)

Lưu ý ở dạng này cần quan tâm xem Kg của cơ thể xuất phát và của thể đột biến như thế nào. Từ đó cần xác định được thể đột biến do những giao tử nào kết hợp với nhau.

VD 1

Cho giao phấn giữa hai giống cà chua lưỡng bội có kiểu gen là AA và aa

, thế hệ F1 người ta thu được một cây tam bội có kiểu gen Aaa. Giải thích tại sao quả của cây tam bội thường khơng có hạt? Biết rằng khơng có đột biến gen mới.

Nhận xét : thể đột biến Aaa là kết quả giữa giao tử bình thường A và giao

tử khơng bình thường aa. Hoặc cũng có thể từ giao tử Aa và a. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng định.

* Cơ chế:

- Trong quá trình giảm phân tạo giao tử cây có kiểu gen AA giảm phân bình thường tạo 1 loại giao tử A.

Cây aa giảm phân khơng bình thường do tác nhân đột biến làm thoi phân bào khơng hình thành, nên đã tạo ra 2 loại giao tử, 1 giao tử chứa aa , 1 giao tử không chứa gen nào.

- Trong thụ tinh : Giao tử chứa gen A kết hợp với giao tử chứa cặp gen aa tạo nên hợp tử Aaa

Sơ đồ lai: P : AA x aa G : A aa , o

F : Aaa

* Quả của cây tam bội thường khơng có hạt là do các tế bào sinh dục 3n bị rối loạn phân li trong giảm

phân, tạo các giao tử bất thường nên khơng có khả năng thụ tinh.

VD 2 Cơ thể bình thường có kiểu gen Dd. Đột biến đã làm xuất hiện cơ

thể có kiểu gen Od.Loại đột biến nào đã có thể xảy ra? Cơ chế phát sinh các đột biến đó?

Nhận xét : thể đột biến Od là kết quả giữa giao tử bình thường d và giao

tử khơng bình thường O. Vậy cần dựa vào KG bố mẹ để khẳng định do cơ chế đột biến nào đã tạo ra giao tử O.

HDG

Đã có thể xảy ra loại đột biến: + Mất đoạn nhiễm sắc thể. + Dị bội.

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen D. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen D) kết hợp với giao tử

bình thường (mang gen d) tạo nên cơ thể có kiểu gen Od.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Dd) không phân li trong giảm phân, tạo

nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen d tạo nên thể dị bội Od.

VD 3

Cơ thể bình thường có KG Aa trong q trình sinh sản ở đời con xuất hiện thể đột biến chỉ có 1 gen A kí hiệu OA, trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến này.

HDG

Cơ chế:

+ Mất đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi một đoạn mang gen a. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen a) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen OA.

+ Thể dị bội: Cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Aa) không phân li trong giảm phân, tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen A tạo nên thể dị bội OA.

VD tương tự Lai một cá thể có kiểu gen AA với một cá thể có kiểu

gen aa đã sinh ra một thể đột biến chỉ có một gen a ( ký hiệu 0a ). Hãy trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến nói trên?

Trả lời:

- Khả năng 1: Thể đột biến có một nhiễm sắc thể bị mất đoạn mang A: - Khả năng 2: Thể đột biến là thể dị bội 2n – 1 (thể một):

VD 4

Một lồi thực vật có bộ NST 2n= 20, cặp NST số 6 mang cặp gen AA. Giả sử trong loài xuất hiện thể đột biến AAA. Cho biết thể đột biến sinh ra do loại đột biến nào? Trình bày cơ chế phát sinh thể đột biến đó?

HDG

Thể ĐB có thể được hình thành từ ĐB đa bội hoặc dị bội hoặc đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn.

- Do ĐB dị bội : do rối loạn phân li ở cặp NST số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

- Do ĐB đa bội : do rối loạn phân li ở tất cả các cặp NST trong đó có cặp số 6 trong GP ---> hình thành giao tử AA, giao tử AA kết hợp với giao tử bình thường A cho hợp tử AAA.

- Do ĐB lặp đoạn: Do tác dụng của các tác nhân gây đột biến vật lí, hố học cấu trúc của NST bị phá vỡ làm lặp một đoạn mang gen A. Giao tử chứa NST lặp đoạn( mang 2 gen A) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen A) tạo nên cơ thể có kiểu gen AAA

VD 5 Ở một lồi thực vật giao phấn, tính trạng màu sắc hạt do một

gen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Gen A qui định hạt màu vàng trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt màu trắng. Tiến hành lai 4 cây hạt vàng có kiểu gen giống nhau với 4 cây hạt trắng thu được kết quả như sau:

+ 3 cặp lai đầu đều cho 100% hạt vàng.

+ Cặp lai thứ tư thu được 320 hạt trong đó có 319 hạt vàng và 1 hạt trắng.

Giải thích cơ chế xuất hiện hạt trắng ở cặp lai thứ tư. Biết các giao tử có sức sống và khả năng thụ tinh

như nhau, các hợp tử có sức sống như nhau.

HDG

* Ở 3 phép lai đầu: P: Cây hạt vàng x cây hạt trắng => F1 đều cho 100% hạt vàng => kiểu gen của các cây hạt vàng đều là AA, kiểu gen của các cây hạt trắng là aa.

* Sự xuất hiện đột ngột một hạt trắng ở phép lai thứ tư => có hiện tượng đột biến xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử của cây hạt vàng. Có thể xảy ra một trong ba trường hợp sau:

- Trường hợp 1: Xảy ra đột biến gen: Trong quá trình phát sinh giao

tử ở cây hạt vàng xảy ra đột biến gen A thành gen a, sự kết hợp giao tử mang gen a và giao tử mang gen a hình thành cơ thể aa (hạt trắng

- Trường hợp 2: Xảy ra đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể: Trong quá

trình phát sinh giao tử ở cây hạt vàng xảy ra mất đoạn nhiễm sắc thể, đoạn bị mất mang gen A => hình thành giao tử mang NST khơng chứa gen A (-), giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (a) tạo hợp tử (- a) (hạt trắng).

Một phần của tài liệu CD 3 đột biến (Trang 38 - 40)