CHƢƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.6 Kiểm định sự khác nhau về Quyết định mua tivi theo các yếu tố cá nhân
Nghiên cứu này sẽ xét đến bốn biến định tính đƣa vào để kiểm định xem có hay khơng sự khác biệt về việc ra quyết định mua tivi. Đó là biến giới tính, thu nhập, tình trạng hơn nhân và mức thu nhập.
4.6.1 Theo giới tính
Dựa vào kết quả phân tích Independent-samples T- test, giá trị Sig trong kiểm định Levene là 0.601 >0.05 cho thấy phƣơng sai giữa hai nhóm giới tính khơng khác nhau. Căn cứ vào kiểm định t, giá trị Sig = 0.213 >0.05 thì ta kết luận khơng có sự khác biệt giữa nam và nữ trong việc quyết định mua tivi. Điều này cho thấy, đối với ngƣời tiêu dùng thì kể cả nam và nữ đều có những quyết định nhƣ nhau trong việc mua tivi cho gia đình hoặc bản thân…
4.6.2 Theo cơ cấu thu nhập
Để kiểm định xem có sự khác biệt về quyết định mua tivi theo cơ cấu thu nhập có khác nhau hay khơng, ta sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai Anova (Analysis Of Variance).
Theo kết quả kiểm định Leneve, phƣơng sai của nhân tố đƣa vào kiểm định so với nhóm thu nhập khơng khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê (Sig =0.240 >0.05). Nhƣ vậy, phân tích Anova có thể phù hợp đƣa vào sử dụng tốt (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Theo đó, kết quả chạy Anova cho ta thấy có sự khác biệt của từng nhóm thu nhập đối với việc ra quyết định mua tivi của ngƣời tiêu dùng. Cụ thể là nhóm thu nhập dƣới 3 triệu hay nhóm từ 3 triệu đến 5 triệu hay nhóm từ 5 triệu đến 10 triệu và nhóm trên 10 triệu đều có sự khác biệt, mức ý nghĩa Sig đều <0.05, do vậy có thể nói có một sự khác biệt ý nghĩa thống kê về việc quyết định mua tivi giữa 4 nhóm ngƣời có mức thu nhập khác nhau. Điều này hồn tồn phù hợp với thực tế, vì dù cho nhu cầu của con ngƣời vô hạn nhƣng khi đối mặt với mức thu nhập thấp, ngƣời tiêu dùng sẽ phải đắn đo suy nghĩ trong việc quyết định mua một sản phẩm đắt tiền bên cạnh việc chi tiêu hàng ngày của gia đình. Khi mức thu nhập cao hơn, họ sẽ dễ dàng ra quyết định mua những sản phẩm để phục vụ cho nhu cầu của đời sống hơn.
4.6.3 Theo độ tuổi
Tƣơng tự đối với mức thu nhập, để kiểm định sự khác nhau hay không của việc quyết định mua tivi của ngƣời tiêu dùng ở TP.HCM đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai Anova.
Trong kiểm định Levene, phƣơng sai của việc quyết định mua tivi giữa 4 nhóm độ tuổi khơng có sự khác nhau, Sig =0.232, nhƣ vậy kết quả phân tích Anova có thể đƣa vào sử dụng.
Tuy nhiên trong kết quả phân tích Anova, với mức ý nghĩa quan sát Sig= 0.109 >0.05. Do vậy, có thể thấy rằng khơng có sự khác biệt trong việc quyết định mua tivi giữa 4 nhóm ngƣời có độ tuổi khác nhau.
4.6.4 Theo tình trạng hơn nhân
Theo kết quả kiểm định Levene đối với biến quyết định mua tivi và nhóm tình trạng hơn nhân. Với mức ý nghĩa Sig = 0.063> 0.05, cho thấy kết quả phân tích Anova sau đây có thể sử dụng tốt.
- Kết quả phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt về quyết định mua tivi đối với 3 nhóm ngƣời có tình trạng hơn nhân khác nhau. Với mức ý nghĩa Sig =0.01 thì có thể nói có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong phân tích này. Để xem xét sự khác biệt này ở nhóm nào, tiếp tục phân tích sâu Anova. Kết quả cho thấy có sự khác nhau giữa nhóm ngƣời đã kết hơn và nhóm có tình trạng khác, cịn nhóm độc thân và nhóm có tình trạng khác thì không khác nhau. Điều này cũng phù hợp với thực tế vì khi một ngƣời đã kết hơn, họ sẽ phải chăm lo cho đời sống gia đình hơn, các quyết định mua sắm các vật dụng gia đình sẽ phải thực hiện nhiều hơn đối với một ngƣời khơng có gia đình, việc mua sắm của họ có thể tùy theo sở thích, có thể mua hoặc khơng mua. Và khi có gia đình, việc mua sắm sẽ phải đƣợc cân nhắc cẩn thận hơn do còn nhiều việc phải chu tồn cho đời sống gia đình hơn.